Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếpTiếng Anh của sinh viên khoa QL – HVQLGD

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục (Trang 38)

khoa QL – HVQLGD

Trong thời kỳ đất nước ta đã gia nhập vào WTO và đang đẩy mạnh hội nhập Kinh tế - Văn hóa với thế giới thì Tiếng Anh là một trong những công cụ thiết yếu không thể thiếu đối với tất cả nguồn nhân lực nói chung và sinh viên nói riêng.

Để có thể tìm kiếm một cơ hội việc làm tốt hay đơn giản là giao tiếp quốc tế, sinh viên Việt Nam cần có nền tảng Tiếng Anh khá vững vàng.

Sinh viên khoa quản lý đã được tiếp cận với các giáo trình Tiếng Anh giao tiếp thông dụng hiện nay với sự giảng dạy nhiệt tình của đội ngũ giảng viên. Các câu lạc bộ Tiếng Anh đã sớm được hình thành, đã và đang hoạt động khá tích cực. Sinh viên tương đối tích cực trong các hoạt động học tập bộ môn Tiếng Anh cả trong và ngoài trường. Tuy nhiên chất lượng việc sử dụng Tiếng Anh của sinh viên Khoa Quản lý – Học viện quản lý giáo dục còn chưa thực sự tốt.

Theo thống kê bảng hỏi mà nhóm nghiên cứu đưa ra với các câu hỏi sau đây:

Với câu hỏi: Bạn cảm thấy kỹ năng nào gây cho bạn nhiều khó khăn nhất khi giao tiếp bằng Tiếng Anh? Nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 5. Mức độ khó khăn của sinh viên trong quá trình rèn luyện các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

Với tỷ lệ này cho thấy sinh viên Khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục còn khá yếu ở các kỹ năng nghe, nói và tương đối khá ở các kỹ năng đọc và viết.Tuy nhiên việc giao tiếp hàng ngày chủ yếu chú trọng tới 02 kỹ năng là nghe và nói. Việc sử dụng không tốt 02 kỹ năng trên sẽ gây cản trở khá nhiều cho việc giao tiếp Tiếng Anh của Sinh viên.

Với câu hỏi:Theo bạn phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh như thế nào là hiệu quả nhất? nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 6. Phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

Nhìn trên bảng thống kê ta thấy hầu hết sinh viên đều chọn đáp án E (62,26%) tức là họ cho rằng phải phối hợp tất cả các cách học Tiếng Anh như : Sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh trong giờ học, học qua phim ảnh, sách báo Tiếng Anh, học qua giao tiếp với người nước ngoài....để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Đây là một phương pháp học đúng đắn và mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên việc học Tiếng Anh khá phức tạp, để có thể đọc sách báo Tiếng anh, nói chuyện với người nước ngoài yêu cầu mỗi SV phải có một nền tảng ngữ pháp rất chắc chắn, các kỹ năng nghe, nói, đọc phải ở mức khá trở lên. Tuy vậy theo thống kê ở bảng 3 thì có tới 55,03% sinh viên cảm thấy khó khăn ở kỹ năng nghe và 27,22% cảm thấy khó khăn trong kỹ năng nói. Vậy việc dùng phương pháp giao tiếp với người nước ngoài, nghe nhạc, xem phim Tiếng Anh để học Tiếng Anh đối với sinh viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục là chưa khả thi trong thời điểm này.

Với câu hỏi: Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học Tiếng Anh mỗi ngày? Qua thống kê phiếu hỏi nhóm nghiên cứu thu lại kết quả như sau: 65% sinh viên trả lời dành 30 phút, 10% SV trả lời 1 giờ,20% SV trả lời dành 2 giờ,5% SV trả lời dành hơn 2 giờ cho việc học tiếng Anh.

Tiếng Anh là một bộ môn đòi hỏi có sự rèn luyện thường xuyên và chăm chỉ. Lượng thời gian dành cho việc học Tiếng Anh mỗi ngày ít nhất là 1 giờ đồng hồ mới mang lại được hiệu quả. Trong đó chúng ta sẽ phân phối thời gian hợp lý cho việc sử dụng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Với 65% sinh viên khoa Quản Lý – Hoc viện Quản lý Giáo Dục chọn đáp án dành 30 phút cho việc học Tiếng Anh. Nhóm nghiên cứu thấy rằng việc tự

việc học Tiếng Anh, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích sinh viên học Tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục (Trang 38)