Thực trạng về mức độ thực hiện các hoạt động giao tiếpTiếng Anh của sinh viên khoa Quản lý.

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục (Trang 34)

sinh viên khoa Quản lý.

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập như hiện nay, Tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên toàn thế giới. Việc sử dụng Tiếng Anh một cách thuần thục đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi người, muốn nâng cao trình độ, muốn đi du học, hay đơn giản là tiếp cận và khai thác một cách tối ưu nhất những thành tựu khoa học kĩ thuật công nghệ, SV cần phải biết Tiếng Anh. Trình độ Tiếng Anh càng cao, SV càng có nhiều cơ hội để phát huy năng lực của mình.

Một vấn đề đặt ra là: khi học tiếng Anh, hầu hết sinh viên Việt Nam thường chú trọng vào ngữ pháp hơn là giao tiếp. Kết quả là nhiều sinh viên có thể nắm chắc ngữ pháp Tiếng Anh còn hơn cả người bản ngữ nhưng khi giao tiếp thì họ lại tỏ ra rất lúng túng. Ở các nước khác thì có phần ngược lại, người ta thường quan tâm nhiều tới việc học nghe, học nói trước, sau đó mới đến học ngữ pháp.

Cùng với trình độ tin học thì Tiếng Anh là một yêu cầu cần thiết đối với nhà QLGD thế kỉ XXI. Để có được kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh thi đòi hỏi mỗi sinh viên phải có vốn từ vựng phong phú. Tuy nhiên, không phải có từ vựng là có thể giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh được mà yêu cầu mọi sinh viên phải thường xuyên thực hiện các hoạt động giao tiếp Tiếng Anh dưới nhiều hình thức khác nhau.

Các hoạt động giao tiếp Tiếng Anh vô cùng phong phú, đa dạng như giao tiếp với người nước ngoài, với thầy cô, bạn bè, nghe nhạc quốc tế, xem phim không phụ đề, tham gia các Câu lạc bộ Tiếng Anh... Tuy nhiên đối với sinh viên khoa Quản lý-HVQLGD thì việc thực hiện các hoạt động trên còn mờ nhạt và chưa đạt hiệu quả. Qua cuộc điều tra bằng phiếu hỏi đối với sinh viên khóa 3, 4 và 5 khoa Quản lý về mức độ thực hiện các hoạt động giao tiếp Tiếng Anh thì thu được kết quả sau:

- Đối với hoạt động giao tiếp Tiếng Anh ở bên ngoài nhà trường bao gồm các hoạt động như: giao tiếp với người nước ngoài, tham gia các Câu lạc bộ Tiếng Anh...thì có 10% sinh viên thường xuyên giao tiếp bằng Tiếng Anh ở bên ngoài, 61% sinh viên thỉnh thoảng mới giao tiếp Tiếng Anh ở bên ngoài, 29% sinh viên không bao giờ giao tiếp bằng Tiếng Anh ở bên ngoài.

Biểu đồ 3. Mức độ sinh viên giao tiếp bằng tiếng Anh ở bên ngoài.

- Đối với hoạt động giao tiếp với giảng viên và bạn bè trên lớp gồm sự tương tác giữa dạy và học Tiếng Anh trên lớp, hoạt động học nhóm,...thì có 6% sinh viên thường xuyên giao tiếp bằng Tiếng Anh, 60% sinh viên thỉnh thoảng mới giao tiếp và 34% sinh viên còn lại không bao giờ giao tiếp với giảng viên và bạn bè bằng Tiếng Anh.

Biểu đồ 4: Mức độ sinh viên giao tiếp bằng tiếng Anh với giảng viên và bạn bè.

Khi tiến hành phỏng vấn 12 sinh viên khóa 3- khoa Quản lý về mức độ thực hiện các kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh thì 9 sinh viên cho biết rằng thường chỉ giao tiếp bằng Tiếng Anh khi học năm đầu và năm cuối học Tiếng Anh chuyên ngành. Mặt khác ở trên lớp đa số các bạn rất ít sử dụng kỹ năng nói- một trong những kỹ năng quan trọng của giao tiếp.

Hoạt động giao tiếp Tiếng Anh có vai trò quan trọng đối với công việc tuy nhiên có thể thấy sinh viên khoa Quản lý vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng

chưa được các bạn quan tâm. Vẫn còn tồn tại một số lượng lớn sinh viên (34%) không bao giờ giao tiếp bằng Tiếng Anh.

Nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên là do:

Thứ nhất: sinh viên vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc học Tiếng Anh, phương pháp học chưa đúng đắn.

Thứ hai: hiện nay ở nhà trường thường bố trí số lượng SV quá đông trong một lớp học tiếng Anh (50 đến 60 SV) thì việc tiến hành hoạt động nói gặp không ít khó khăn khi giáo viên phải cân nhắc tới nhiều yếu tố như thời gian, thời lượng dành cho hoạt động nói trên lớp, trình độ của sinh viên.v.v..

Qua nghiên cứu quá trình giảng dạy tiếng Anh cho các khóa chúng tôi đã ghi nhận và xin nêu ra một số vấn đề nảy sinh trong giờ học làm giảm hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh, đó là:

Sinh viên không nói gì trong suốt giờ học. Đây là vấn đề thường xảy ra đối với một bộ phận không nhỏ SV trong giờ học tiếng Anh. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là giáo viên phải tìm ra gốc rễ của vấn đề và bắt đầu từ đó. Nếu vấn đề đó là do văn hóa, chẳng hạn như từ trước tới nay học sinh, SV Việt Nam nói chung thường không có thói quen tự do trao đổi trong lớp học hay còn dè dặt khi nói trước lớp học.

Một nguyên nhân khác giải thích cho sự im lặng của SV trong giờ học tiếng Anh là từ phía giáo viên. Chẳng hạn như hoạt động nói trên lớp học còn chưa phong phú hay nhàm chán. Chính vì vậy giáo viên cần xem xét cặn kẽ hơn các hoạt động mà mình đang tiến hành xem những hoạt động này đã thực sự thu hút và tạo ra nhu cầu giao tiếp thực sự chưa. Bản thân giáo viên cũng cần phải có thói quen nói tiếng Anh trên lớp càng nhiều càng tốt. Nếu giáo viên vẫn còn dè dặt nói tiếng Anh hoặc nói tiếng Việt quá nhiều thì không thể giúp SV cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh. Quan điểm của Swain (1985) “chúng ta nói để học nói” quả là đúng với cả giáo viên và người học trong dạy và học ngoại ngữ. Khi làm việc theo cặp hay theo nhóm, sinh viên chỉ thảo luận hoặc tán gẫu bằng tiếng Việt.

Một câu hỏi đặt ra ở đây là hoạt động nói mà giáo viên đưa ra có phù hợp với trình độ của SV hay không. Giáo viên cần phải đảm bảo rằng mình đã tạo cho SV tất cả những công cụ và ngôn ngữ cần thiết để SV có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Nếu yêu cầu của hoạt động đó quá cao thì có thể SV sẽ chuyển sang nói tiếng Việt, hay nếu yêu cầu quá đơn giản thì SV sẽ cảm thấy nhàm chán và lại chuyển sang nói tiếng Việt.

Thứ ba, lớp học quá ồn ào và giáo viên mất khả năng kiểm soát lớp học. Trước tiên chúng ta cần phải phân biệt giữa một lớp học ồn ào với một lớp học mà vượt khỏi tầm kiểm soát của giáo viên. Một lớp học mà tất cả các SV đều tham gia nói và thảo luận bằng tiếng Anh thì dù có ồn ào thì vẫn là điều mà giáo viên mong muốn. Thực tế đã chứng minh là đối với việc dạy học ngoại ngữ, lớp học với người học là trung tâm - nơi mà SV thảo luận theo nhóm và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng những công cụ để giao tiếp luôn mang lại hiệu quả cao hơn lớp học mà thầy là trung tâm (theo Long & Richards 1987). Vì vậy, một câu hỏi mà giáo viên tiếng Anh luôn phải đặt ra đó là lớp học của mình đã đạt tới yêu cầu người học làm trung tâm ở mức độ nào.

Để khắc phục được tình trạng trên không phải là vấn đề đơn giản có thể thực hiện được trong ngày một ngày hai mà cần có sự nỗ lực lâu dài của cả giáo viên và SV

Qua nghiên cứu những thực trạng và nguyên nhân trên chúng tôi thu được kết quả sau:

STT Kỹ năng Rất tốt TốtMức độ thực hiệnBình thường Hạn chế

1 Nghe 1% 10% 31% 58%

2 Nói 1% 9% 58% 32%

3 Đọc 2% 9% 58% 31%

4 Viết 2% 9% 46% 43%

Bảng 3.1. Mức độ thực hiện các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

Qua bảng số liệu trên có thể thấy kỹ năng giao tiếpTiếng Anh của sinh viên hiện nay còn rất kém, đa số sinh viên có kỹ năng nghe hạn chế, kỹ năng nói

trung bình. Vì vậy cần đưa ra biện pháp khắc phục để giúp sinh viên cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w