0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Cách tiến hành

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ – HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC (Trang 46 -46 )

* Lập kế hoạch

Yêu cầu: Kế hoạch phải được xây dựng từ đầu khóa học, năm học, có sự phân công công việc, trách nhiệm rõ ràng, các công việc được sắp xếp khoa học, hợp lý dựa trên điều kiện của học viện.

Các công việc cần làm:

- Nghiên cứu, tìm hiểu năng lực sử dụng các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên. Từ đó phát hiện nhu cầu học tập, rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên.

- Phân tích khả năng hiện có của học viện, của khoa, của các Câu lạc bộ, các nhóm học tập, …

- Huy động các nguồn lực có thể đầu tư cho các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho sinh viên.

- Lập kế hoạch và phân công công việc.

* Triển khai các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho sinh viên.

* Hoạt động 1: Thành lập các câu lạc bộ tiếng Anh ở các lớp, khóa, khoa, học viện.

Mục đích của hoạt động: Nhằm giúp sinh viên có cơ hội thực hành kỹ năng nói, có thêm cơ hội mở rộng các mối quan hệ, gặp gỡ, trao đổi và học hỏi

kinh nghiệm từ những thành viên khác tham gia CLB thông qua việc trao đổi ý kiến về một đề tài được thiết kế với nội dung linh hoạt và gần gũi với thực tế. Các CLB còn mang lại cho sinh viên những kinh nghiệm quý báu và chia sẻ về cách sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày.

Điều kiện thực hiện của hoạt động:

+ Phải được sự cho phép của khoa, sự ủng hộ của sinh viên.

+ Đội ngũ giảng viên, sinh viên chủ nhiệm các CLB, các nhóm học tập phải năng động, nhiệt tình, đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, có năng lực giao tiếp tiếng Anh.

+ Có đủ kinh phí chi cho các hoạt động của CLB, của nhóm học tập.

Các công việc cụ thể:

+ Phát động cho sinh viên tự giác, tích cực, chủ động trong việc thành lập các CLB.

+ Xin ý kiến chỉ đạo của khoa.

+ Triển khai và thu hút sự tham gia của sinh viên thông qua các phương tiện: bảng tin, trang web của học viện,…

+ Xây dựng nội quy, quy định cho từng CLB, nhóm học tập và yêu cầu sinh viên nghiêm túc thực hiện.

+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động của các CLB, các nhóm học tập, …

+ Tạo điều kiện để các CLB, các nhóm học tập giao lưu, trao đổi với nhau. + Rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động.

Nội dung hoạt động chủ yếu của các CLB:

+ Tổ chức chơi các trò chơi nhằm phát triên kĩ năng Tiếng Anh cho sinh viên: theo nhóm hoặc theo cá nhân.

+ Sưu tầm, trình chiếu các đoạn phim Tiếng Anh, từ đó, các thành viên có thể giao lưu, chia sẻ cảm nhận của mình về bộ phim đó.

+ Tập hát các bài hát Tiếng Anh và thi hát Tiếng Anh

+ Tranh luận về một chủ đề cụ thể nào đó hay đơn giản là thảo luận về những vướng mắc chưa được giải đáp trong quá trình học.

+ Thi thuyết trình Tiếng Anh

+ Tổ chức đối thoại và kể chuyện Tiếng Anh.

Yêu cầu của hoạt động:

+ Tần suất hoạt động của các CLB, các nhóm học tập tối thiểu là 2 lần/ 1 tháng.

+ Các CLB, các nhóm học tập phải hoạt động thực sự có hiệu quả: các thành viên đều được tham gia vào các hoạt động tập thể, chương trình hoạt động được công bố công khai.

+ Các CLB có nhiều đóng góp cho hoạt động của khoa, của học viện. + Đảm bảo cho các thành viên của CLB, của nhóm học tập có được những kỹ năng nhất định sau khi tham gia sinh hoạt trong các CLB, các nhóm học tập nhưng vẫn đảm bảo việc học chính khóa.

* Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên

Mục đích của hoạt động: tạo cơ hội cho sinh viên được gặp gỡ, giao lưu với người nước ngoài. Thông qua đó, sinh viên không chỉ có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân, luyện kỹ năng nghe, nói mà còn có thêm hiểu biết về văn hóa của các quốc gia khác, học được cách ứng xử, cách trao đổi thông tin nhanh chóng, có hiệu quả. Đồng thời hoạt động này còn giúp sinh viên rèn cho mình khả năng nói trước đám đông, trước người lạ, rèn cho họ sự tự tin, năng động.

Điều kiện thực hiện của hoạt động:

+ Phải có kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm.

+ Sinh viên phải năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, có ý thức kỷ luật cao. + Trước các buổi ngoại khóa sinh viên phải có sự chuẩn bị trước các nội dung cho các chủ đề, tình huống giao tiếp tiếng Anh.

Các công việc cụ thể:

+ Lập kế hoạch cụ thể về thời gian (không bị trùng với các giờ học chính khóa của sinh viên), địa điểm, nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức, nội dung, hình thức của buổi ngoại khóa.

+ Chuẩn bị các phương tiện đi lại cho hoạt động.

+ Triển khai hoạt động ngoại khóa dưới sự quản lý của chủ nhiệm các CLB, nhóm trưởng các nhóm học tập.

+ Kết thúc hoạt động có rút kinh nghiệm tổ chức.

Yêu cầu của hoạt động:

+ Đảm bảo an toàn cho sinh viên.

+ Giữ văn hóa nơi công cộng, tạo được ấn tượng tốt đẹp của sinh viên đối với cộng đồng.

+ Sau hoạt động, sinh viên phải thực sự thu hoạch được những kỹ năng cần thiết như nghe và phát âm chuẩn các từ tiếng Anh, xử lý nhanh các tình huống giao tiếp tiếng Anh, vận dụng tốt vốn kiến thức tiếng Anh mà mình đã có.

* Hoạt động 3:Tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc thi về tiếng Anh Mục đích của hoạt động: Nhằm tạo cho sinh viên động lực để học tiếng Anh và rèn các kỹ năng sử dụng tiếng Anh. Hoạt động này khuyến khích sinh viên thể hiện năng khiếu, đam mê, sở thích của mình với môn tiếng Anh. Họ sẽ có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với tiếng Anh, dễ dàng có được động lực khi phấn đấu để đạt đến thành tích của các cuộc thi.

Điều kiện thực hiện hoạt động:

+ Được sự cho phép của Ban lãnh đạo khoa, Ban giám đốc Học viện. + Có đủ kinh phí chi cho các cuộc thi.

+ Có kế hoạch cụ thể, có sự phân công công việc rõ ràng. + Nội dung các cuộc thi được xác định rõ ràng.

Các công việc cụ thể:

+ Lập kế hoạch tổ chức các cuộc thi về thời gian, địa điểm, nội dung các cuộc thi, …

+ Thành lập hội đồng giám khảo, ban tổ chức.

+ Phát động và thu hút sự tham gia của sinh viên thông qua trang web của học viện, bảng tin, qua tổ chức Đoàn Thanh niên, qua thông báo tới Ban cán sự lớp.

+ Tổ chức duyệt các tiết mục tham gia thi để chọn lọc các tiết mục xuất sắc nhất tham gia thi chính thức.

+ Tổ chức thi chính thức vào thời gian và địa điểm đã xác định. + Rút kinh nghiệm tổ chức.

Yêu cầu của hoạt động:

+ Nội dung các cuộc thi phải thật phù hợp với đặc điểm của sinh viên trong học viện, phù hợp với từng thời điểm, đối tượng sinh viên.

+ Các cuộc thi phải thật khách quan, công bằng.

+ Sau mỗi cuộc thi phải có phần thưởng xứng đáng cho người thắng cuộc để khuyến khích tinh thần cho sinh viên.

+ Qua các câu chuyện, các bài hát sinh viên được rèn luyện kỹ năng nghe, nói, biểu cảm.

+ Bên cạnh đó chúng ta nên tổ chức các phong trào học tập tiếng Anh như: cùng học tiếng Anh, cùng nói tiếng Anh,…

* Hoạt động 4: Tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên.

Mục đích của hoạt động: Cung cấp cho sinh viên những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay đối với sinh viên khoa Quản lý. Đồng thời, sinh viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, từ bạn bè. Họ sẽ được bày tỏ ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, kích thích tinh thần học hỏi, có được mục tiêu phù hợp cho việc học tập, rèn luyện của mình.

Điều kiện thực hiện hoạt động:

+ Có đủ kinh phí chi cho các buổi tọa đàm.

+ Có kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm, khách mời, phân công trách nhiệm rõ ràng.

+ Nội dung các buổi tọa đàm phải được xác định từ trước. + Sinh viên nhiệt tình, có ý thức kỷ luật.

Các công việc cụ thể:

+ Lập kế hoạch về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức, khách mời… + Phổ biến để sinh viên biết đến và tham gia.

+ Mời đại biểu, khách mời.

+ Tổ chức các buổi tọa đàm theo kế hoạch đã lập ra.

+ Cho sinh viên lắng nghe những ý kiến từ phía khách mời, đồng thời cho sinh viên bày tỏ ý kiến cá nhân về các vấn đề đang được đặt ra.

+ Rút kinh nghiệm tổ chức cho buổi tọa đàm.

Yêu cầu của hoạt động:

+ Sau buổi tọa đàm sinh viên phải thực sự thu được những kết quả nhất định. + Sinh viên nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó có được phương pháp học tập thích hợp.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ – HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC (Trang 46 -46 )

×