Bơm có thể làm việc với vũng quay cao n= 10000 – 20000 v/ph

Một phần của tài liệu Giáo trình thợ ống tàu thủy - P2 (Trang 33 - 35)

- Bơm bánh răng chỉ thích hợp với loại chất lỏng có độ nhớt vừa phải và tính bôi trơn tốt. Thực tế chỉ thích hợp với việc bơm dầu nhất là dầu nhờn.

- Bơm bánh răng có kết cấu đơn giản, kích thước gọn nên bền và chịu tải tốt. - Có khả năng tạo được áp suất khả cao (tới 2 - 30 Kg/cm2).

- Có sản lượng đều hơn nhiều so với bơm piston. - Làm việc tin cậy, tuổi thọ cao.

- Do khe hở giữa phần động và phần tĩnh khá bé và do lai truyền bằng răng nên rất nhạy cảm với các vật bẩn do vậy phải chú ý đến phin lọc và loại chất lỏng được bơm.

- Bơm không điều chỉnh được lưu lượng và áp suất khi vòng quay không đổi.

1. Vỏ bơm 2. Bánh răng trong 2. Bánh răng trong 3. Vành bán nguyệt 4. Bánh răng ngoài 5. Cửa đẩy 6. Cửa hút 1. Bánh răng 2. Ổ lăn 3. Gioăng làm kín 4. Trục lai

§ 4.2 CÁC HỆ THỐNG PHỤ TRÊN TÀU THUỶ

Các hệ thống tàu thuỷ được bố trí để phục vụ cho sự an toàn, cho việc sinh hoạt của thuyền viên trên tàu. Chúng thường được chia làm hai loại: Các hệ thống thông dụng và các hệ thống chuyên dùng.

* Các hệ thống tàu thuỷ thông dụng (bất cứ tàu nào cũng phải có) bao gồm: - Hệ thống nước dằn tàu (Ballast)

- Hệ thống la canh (Bilge) (hút khô) - Hệ thống cứu hoả (Fire fighting) - Hệ thống nước sinh hoạt (Fresh water) - Hệ thống thông gió

- Hệ thống xử lý nước thải (Water treatment) - Hệ thống xử lý nước lacanh, dầu cặn, đốt rác.

* Các hệ thống chuyên dùng (chỉ bố trí trên những tàu chuyên dụng như trên tàu dầu, tàu chở hoá chất ...). I. HỆ THỐNG NƯỚC DẰN TÀU (BALLAST)

1. Nhiệm vụ:

1. Nâng cao tính ổn định cho con tàu đảm bảo cho con tàu luôn cân bằng (không bị lệch, bị nghiêng). 2. Nâng cao hiệu suất đối với hệ lực đẩy.

Hệ thống ballast dùng khi tàu xếp hàng không đều. Khi tàu không chở hàng (tàu chạy ballast hoặc khi có ngoại lực tác dụng lên tàu sóng, gió ...

3. Việc điều hành hoạt động của hệ thống ballast được thực hiện theo lệnh của sĩ quan boong (thông thường là Chief Officer) khi đã nghiên cứu tính ổn định của tàu trong điều kiện khai thác thực tế. Sau khi nhận được lệnh bơm nước ballast vào các két dằn hoặc hút khô một vài két nước dằn tương ứng thì sĩ quan máy sẽ thực hiện các thao tác cần thiết.

2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống ballast

2.1 Sơ đồ hệ thống:

Hệ thống ballast gồm các thiết bị chính như: các két chứa nước dằn, các bơm, hệ thống đường ống và các van.

Hình 4-8: Sơ đồ hệ thống ballast

* Các két ballast (các két chứa nước dằn) là những két chứa nước dùng để cân bằng tàu. Chúng được bố trí đều dưới đáy tàu từ mũi đến đuôi tàu ở mỗi két đều trang bị ống đo và ống thông hơi.

* Bơm ballast dùng để hút nước dằn tàu từ ngoài vào làm đầy các két ballast, rút nước ra khỏi các két hoặc chuyển nước dằn từ két này sang két khác. Thường dùng bơm ly tâm để có lưu lượng lớn.

* Hệ thống đường ống và các van dùng để nối các két với bơm, nối bơm thông ra biển.

Tuy nhiên các tàu không phải bố trí hoàn toàn giống nhau. Một vài tàu có trang bị các két ballast hoặc két dầu là các két đáy đôi (trừ một hoặc hai két ở mạn phải và mạn trái dùng để chứa nước ngọt là không phải đáy đôi), vài tàu thì chỉ có 2 hoặc 3 két đáy đôi những tàu khác có một két hoặc hơn ở dưới thấp nữa làm két đáy (deep tank). Tất cả các tàu đều phải có két ballast ở phía mũi tàu và phía lái tàu (forpeak tank và aftpeak tank).

Thông thường thì bơm ballast và bơm la canh (hút khô) có thể dùng thay thế cho nhau được. Ngoài ra một số tàu khi bơm của hệ thống nước biển làm mát máy chính bị trục trặc có thể dùng bơm ballast để thay đổi.

Các hộp van của hệ thống ballast và bơm ballast thông thường được bố trí ở ngay trong buồng máy. Các van trong hệ thống ballast thường là van chặn bình thường (khi mở thì van được nâng lên).

2.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống:

1. Van thông biển 2. Hộp van hút của bơm 3. Bơm ballast

4. Van thoát mạn 5. Hộp van đẩy của bơm 6. Hộp van vào ra các két ballast

7. Các két ballast phải, trái 8. Két ballast mũi

* Đưa nước vào dằn tàu: chẳng hạn bơm nước vào để dằn két mũi thì ta mở các van sau (van thông biển, van giữa của hộp van hút bơm, van giữa và van mũi của hộp van đẩy bơm, van két mũi của hộp van ballast). Còn các van khác đều đóng sau đó chạy bơm ballast thì nước biển sẽ được hút vào két mũi. Sau khi đã dằn đủ thì ta dừng bơm và đóng các van lại.

* Hút nước ra từ các két ballast: giả sử hút nước từ két số 1 trái thì ta mở các van sau (van giữa của hộp van hút bơm, van giữa của hộp van đẩy bơm, van số 1 trái của hộp van ballast, van thoát mạn). Còn các van khác đều đóng sau đó chạy bơm ballast thì nước sẽ được hút từ két số 1 trái ra ngoài. Sau khi đã bơm xong thì ta dừng bơm và đóng các van lại.

* Với các két khác cũng tương tự.

* Trong hệ thống ta có thể hút nước từ két này sang két kia và ngược lại.

Trong thực tế khai thác các bơm ballast nên chú ý đến khả năng "mồi bơm". Nhiều trường hợp khi bơm hút nước từ các két ballast đẩy ra ngoài mà mực nước trong két không giảm, thậm chí có khi mực nước lại dâng cao. Nguyên nhân có thể do thực hiện thao tác bơm không tốt nên nước biên bên ngoài với mực nước cao hơn sẽ tràn vào hệ thống. Thông thường khi hút ballast, ta bơm hút nước biển qua van thông biển rổi xả ra mạn tàu. Sau khi bơm đã hoạt động ổn định, ta đóng dần van thông biển và mở dần van hút ballast. Việc theo dõi áp suất đẩy và hút của bơm sẽ duy trì chế độ làm việc tốt của bơm.

* Do tính chất quan trọng của hệ thống ballast nên việc điều động các công việc đối với hệ thống được chỉ đạo từ thuyền phó nhất và trực tiếp sĩ quan máy đảm nhận thi hành.

Một phần của tài liệu Giáo trình thợ ống tàu thủy - P2 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w