Bơm piston là bơm mà chúng hoạt động theo nguyên lý của máy thủy lực thể tích trong đó cơ năng của động cơ kéo bơm được biến thành năng lượng của dòng chất lỏng được bơm và thực hiện nhờ piston chuyển động tịnh tiến qua lại nén trực tiếp lên chất lỏng trong xylanh.
1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của bơm piston một hiệu lực
Khi piston (4) sang phải, thể tích buồng làm việc tăng lên áp suất ở đây giảm nên chất lỏng từ ống hút (7) qua van một chiều (8) vào xi lanh (3).
Khi piston (4) sang trái, dưới áp lực của piston, chất lỏng trong xylanh bị nén qua van một chiều (9) vào ống đầy (1).Ứng với mỗi vòng quay của trục động cơ lại thì loại bơm piston đơn (một cấp) này hút một lần và đẩy một lần.
Hình 4-3. Bơm piston một hiệu lực
Nếu ban đầu chưa có chất lỏng, mà chỉ có không khí trong khoang công tác của bơm thì chất khí cũng được hút và đẩy ra, cho đến khi lượng khí trong hệ thống hút giảm đi đến một áp suất thích hợp, lúc đó chất lỏng được hút và điền đầy, chiếm chỗ phần chân không, sau đó là quá trình bơm chất lỏng diễn ra.
2. Bơm piston hai hiệu lực
Hình 4-4. Bơm piston hai hiệu lực
Bơm piston 1 cấp có lưu lượng không đều. Để đạt được độ đồng đều lớn hơn về lưu lượng, người ta sử dụng bơm piston có hai, ba hoặc nhiều hiệu lực tuy nhiên kết cấu phức tạp và cồng kềnh hơn.
Nguyên lý hoạt động: Giả sử khi piston chuyển động sang phải, thể tích buồng bơm bên phải giảm làm áp suất tăng van đảy 6 bên phải mở ,chất lỏng được đẩy ra cửa đẩy. Đồng thời thể tích bên trái buồng bơm tăng làm áp suất giảm và van hút 7 bên trái mở chất lỏng được hút vào bên trái buồng bơm. Khi piston chuyển động về bên trái thì quá trình diễn ra ngược lại.
Bơm piston 2 hiệu lực gồm một xylanh cùng 2 khoang công tác được phân chia bởi piston. Piston làm việc cả hai phía, có 2 van hút và 2 van đẩy. Trong một chu kỳ làm việc của bơm có 2 quá trình hút và 2 quá trình đẩy.
3. Những điều chú ý trong khi khai thác bơm piston
Bơm piston có khả năng tự hút (không cần mồi), có khả năng làm việc với cột áp cao trong khi lưu lượng không đổi. Cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng bơm của nhà chế tạo khi khai thác.
a) Chuẩn bị khởi động và cho chạy bơm:
- Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn ở các vị trí cần thiết - Via thử vài vòng xem bơm có bị kẹt không
- Kiểm tra và đóng mở các van công tác một cách chính xác - Kiểm tra thiết bị làm mát nhóm truyền động của bơm (nếu có) - Định kỳ kiểm tra van an toàn, tránh kẹt
1. Cửa đẩy2. Bình tích năng 2. Bình tích năng 3. Xylanh 4. Piston 5. Bàn trượt 6. Trục khuỷu 7. Cửa hút 8. Van hút 9. Van đẩy 1. Vỏ bơm 2. Tay biên 3. Bàn trượt 4. Cán piston 5. Cửa đẩy 6. Van đẩy 7. Van hút 8. Cửa hút 9. Piston
Sau khi tiến hành các công việc trên thì cho bơm hoạt động. Nếu điều chỉnh được tốc độ của bơm, thì nên tăng từ vòng quay từ nhỏ nhất đến định mức.
b) Trong thời gian làm việc của bơm cần theo dõi:
- Các chỉ số làm việc của bơm (áp suất hút, đẩy...) - Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn
- Kiểm tra nhiệt độ thân bơm, ổ đỡ
- Nếu bơm làm việc với bình điều hòa thì định kỳ xả bớt không khí nén đến mức độ thích hợp
4. Một số trục trặc ở bơm piston và nguyên nhân
a) Nếu bơm không cấp được chất lỏng có thể vì:
- Van hút chưa mở - Lưới lọc hút quá bẩn - Có vật cản trong ống hút - Van hút bị kênh hoặc treo
b) Bơm làm việc với sản lượng kém:
- Các van mở chưa hết - Tình trạng các van kém - Tắc lưới lọc hoặc ống hút - Rò lọt nhiều không khí vào bơm - Xéc măng kém, rò lọt chất lỏng nhiều - Hư hỏng các lò xo của các van hút,đảy - Hồi chất lỏng về bơm qua van an toàn - Piston quá mòn
- Không đảm bảo đủ vòng quay
- Các chi tiết của bơm lắp đặt không đúng kỹ thuật
c) Bơm làm việc với công suất cao hơn bình thường:
- Thiếu bôi trơn trong hệ truyền động - Vòng quay của bơm quá cao
- Lắp ráp hộp giảm tốc không đúng qui cách - Kẹt các chi tiết động
- Các bulông ép thiết bị làm kín quá căng - Ổ đỡ lắp ráp không đúng kỹ thuật - Tắc nghẽn ống đẩy
* Nếu không có tài liệu hướng dẫn cụ thể, thì định kỳ 500 ÷ 1000 giờ làm việc của bơm cần thiết tiến hành kiểm tra, nếu cần phải sửa chữa, thay mới các van, thiết bị làm kín vòng xéc măng của piston. Sau 3000 ÷ 4000 giờ làm việc phải tháo, đo đạc, xác định khối lượng sửa chữa bơm.