Hệ thống nước biển vệ sinh

Một phần của tài liệu Giáo trình thợ ống tàu thủy - P2 (Trang 38 - 41)

III. HỆ THỐNG CỨU HOẢ (FIRE FIGHTING)

2. Hệ thống nước biển vệ sinh

2.1 Nhiệm vụ

Hệ thống này có nhiệm vụ lấy nước từ ngoài tàu đưa vào các nhà vệ sinh để phục vụ việc sinh hoạt của thuyền viên.

2.2 Sơ đồ hệ thống:

1. Rơle áp suất 5. Môtơ điện 9. Bình áp lực (Hydrophor) 2. Bộ khởi động cho bơm 6. Van chặn 10. Ống thuỷ

3. Van một chiều 7. Van thụng biển 11. Đường nước đi sinh hoạt 4. Bơm nước biển 8. Đường khí nén 12. Van xả đáy

Hình 4-13: Sơ đồ hệ thống nước mặn vệ sinh

2.3 Nguyên lý làm việc:

Hệ thống nước mặn sinh hoạt gồm bơm nước mặn hút nước mặn từ van thông biển đưa tới két áp lực (bình Hydrophor) từ đó đến các nơi tiêu thụ (tới các nhà vệ sinh).

Nhờ có két áp lực 9 và rơ le áp suất 1 mà bơm 4 sẽ hoạt động ngắt quãng. Rơ le áp suất trong bình áp lực để đóng mạch cho bơm hoạt động khi mực nước xuống thấp hoặc ngắt mạch cho bơm ngừng khi mực nước lên cao.

Trong quá trình làm việc không khí ở bình áp lực sẽ mất mát, để bổ xung thì ta mở van trên đường cấp khí lấy khí từ van giảm áp sau chai gió.

Ở những tàu nhỏ đôi khi người ta không trang bị bình áp lực trong hệ thống nước mặn vệ sinh. Khi đó bơm nước mặn vệ sinh làm việc liên tục và người ta trích một phần nước từ bơm này qua làm mát cho máy nén gió, qua bầu ngưng của máy lạnh hoặc cho các mục đích khác.

CHƯƠNG V

QUI TRÌNH CHẾ TẠO, ĐI MỚI HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG

§ 5.1 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG THEO QUI PHẠM ĐĂNG KIỂM Phân loại ống theo đăng kiểm Việt nam

Loại chất Áp suất thiết kế (P) và nhiệt độ thiết kế

Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Hơi nước P > 1,6 Mpa hoặc T

> 300oC

P ≤ 1,6 Mpa và T ≤ 300oC

P ≤ 0,7 Mpa và T ≤ 170oC

Dầu nóng P > 1,6 Mpa hoặc T

> 300oC P ≤ 1,6 Mpa và T ≤ 300oC P ≤ 0,7 Mpa và T ≤ 150oC Dầu đốt, dầu bôi trơn và dầu thuỷ lực

dễ cháy P > 1,6 Mpa hoặc T > 150oC P ≤ 1,6 Mpa và T ≤ 150oC P ≤ 0,7 Mpa và T ≤ 60oC Không khí, khí CO2, nước và dầu

thủy lực không cháy P > 4,0 Mpa hoặc T > 300oC P ≤ 4,0 Mpa và T ≤ 300oC P ≤ 0,7 Mpa và T ≤ 200oC Phân loại ống theo đăng kiểm DNV

Hệ thống đường ống dùng cho

Loại I Loại II Loại III

p (bar) T (oC) p (bar) T (oC) p (bar) T (oC)

Hơi, dầu có nhiệt độ cao > 16 > 300 ≤ 16 ≤ 300 ≤ 7 ≤ 170

Dầu đốt, dầu bôi trơn, dầu thủy lực > 16 > 150 ≤ 16 ≤ 150 ≤ 7 ≤ 60

Các loại công chất khác > 40 > 300 ≤ 16 ≤ 300 ≤ 16 ≤ 200

§ 5.2 YÊU CẦU CỦA ĐĂNG KIỂM DNV VỀ TAY NGHỀ THỢ HÀN ỐNG § 5.3 CÁC LOẠI ỐNG, VAN VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

1. Đường ống

Hệ thống tàu thủy là mạng lưới đường ống cùng với các phụ tùng, các cơ cấu phục vụ và các dụng cụ để vận chuyển chất lỏng hay chất khí bên trong tàu.

Trong quá trình khai thác các hệ thống tàu thủy chịu mài mòn tự nhiên, ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học do tác dụng của chất lỏng bên trong và của môi trường bên ngoài.

Các hư hỏng khác do chất lượng các mối ghép, phụ tùng và vật liệu ống không đảm bảo.

Phụ thuộc vào độ mòn và hư hỏng đường ống, tiến hành tháo một phần hay toàn bộ đường ống để sửa chữa. Trước khi bắt đầu công việc phải lập sơ đồ lắp ráp với bảng hạng mục ống, phụ tùng và toàn bộ đặc tính kỹ thuật của chúng.

Có rất nhiều loại ống trên tàu thủy với vật liệu và kích thước khác nhau. Cần phân biệt loại ống nào thì sử dụng cho mục đích nào. Có thể chia ra làm các nhóm đường ống như sau:

Đường ống nước biển: chịu áp lực thấp nhưng phải chống ăn mòn hóa học. Vì vậy thường dùng ống bằng thép các bon mạ kẽm hoặc bọc nhựa có chiều dày quy ước SCH40.

Đường ống nước ngọt và đường ống dầu thông thường sử dụng ống thép các bon có chiều dày quy ước là SCH40. Đường ống hơi và đường ống khí nén: Sử dụng ống thép các bon chịu nhiệt độ cao và có bề dày quy ước là SCH80. Đường ống thủy lực: nếu áp suất công tác dưới 210 kg/cm2 thì sử dụng ống có ký hiệu OST - 2 hay ống thép các bon có bề dày quy ước là SCH160; nếu áp suất công tác dưới 100kg/cm2 thì sử dụng ống có ký hiệu OST - 1 hay ống thép các bon có bề dày quy ước là SCH120.

Đường ống làm việc với nhiệt độ dưới 0oC thì sử dụng ống thép thông thường không phải là thép các bon.

Đường ống đồng thường dùng ống nhỏ dễ uốn trong hệ thống lạnh, hệ thống khí điều khiển, đường ống dẫn đến các đồng hồ đo áp suất...

Trước khi tiến hành sửa chữa ống phải xả hết chất lỏng có trong hệ thống đường ống đoạn cần sửa chữa. Việc sửa chữa đường ống bao gồm làm sạch, sửa chữa rò rỉ, chế tạo đường ống mới, lắp ráp và kiểm tra.

Sửa chữa ống:

Việc sửa chữa ống tiến hành trong điều kiện hư hỏng không đáng kể đối với các ống thép bị rạn nứt, ăn mòn, rỗ châm kim có thể thủ tiêu bằng cách hàn đắp, hàn tán bằng hồ quang, bằng điện hay khí.

Đối với các ống đồng thì hàn bằng khí. Sau khi sửa chữa ống phải được ủ ở nhiệt độ 850 đến 900oC. Khi làm nguội xong thổi bằng khí nén.

Hình : Phương pháp bó ống tạm thời

Hình : Cách hàn vá ống khi tồn tại áp suất bên trong ống

Chế tạo ống

Chế tạo ống gồm các nguyên công chính sau đây: chế tạo dưỡng, đánh dấu và cắt ống, uốn ống, chế tạo các chi tiết nối, lắp và hàn, gia công nhiệt, làm sạch, sơn, thử thủy lực.

Chế tạo dưỡng trong thực tế sửa chữa tàu thường dùng các phương pháp sau đây:

Chế tạo dưỡng theo vị trí trên tàu và chế tạo dưỡng theo ống được sửa chữa, chế tạo ống theo phương pháp vạch dấu (hay phóng dạng) chế tạo dưỡng theo hình chiếu ảnh.

Chế tạo dưỡng từ dây thép mềm, từ các ống có đường kính nhỏ. Chế tạo dưỡng bằng cách uốn dây theo đường trục tâm của ống, thiếu sót của phương pháp này là mất nhiều thời gian để điều chỉnh và không thể qui cách hóa bán kính uốn ống.

Cũng có thể chế tạo dưỡng từ ống tháo ra bằng cách lắp vào hai đầu ống hai mặt bích rồi hàn hai mặt bích đó xuống sàn. Sau đó dùng hai mặt bích đó làm tiêu chuẩn để chế tạo.

Uốn ống: uốn ống tiến hành ở trạng thái nóng và trạng thái nguội. Việc uốn ống ở trạng thái nguội tiến hành trên các máy uốn ống truyền dẫn bằng thủy lực hay cơ giới. Phương pháp này có nhược điểm là tạo elíp, nếp uốn và thay đổi chiều dày thành ống. Uốn nóng bao gồm công tác đổ đầy cát khô vào ống, đánh dấu chỗ uốn, nung nóng ống thép lên 900÷950oC, ống đồng 750÷800oC. Chiều dài phần được nung nóng phụ thuộc vào đường kính ống và góc uốn. Sau khi uốn tháo nút đổ cát ra ngoài và dùng không khí nén thổi ống.

Để kiểm tra nhiệt độ nung ống thép có thể dùng mối quan hệ màu sắc và nhiệt độ sau đây:

Màu hồng nhạt 550oC Màu đỏ sẫm 650oC Màu mận chín 700oC Màu hồng sáng 800oC Màu vàng sẫm 900oC Màu vàng da cam 1000oC Màu vàng rơm 1000oC

Hình : Ba phương pháp nối mặt bích

Một phần của tài liệu Giáo trình thợ ống tàu thủy - P2 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w