Từ nhâ ̣n thức nêu trên tác giả lựa chọn đề tài "Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay" với mong muốn góp phần vào sự hoàn
Trang 1Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật
PHAN DUY AN
PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH, Hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ luật học
Hà nội – 2010
Trang 2Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật
PHAN DUY AN
PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH, Hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Luận văn T hạc sĩ luật học
Người hướng dẫn khoa học: TS Doón Hồng Nhung
Hà nội - 2010
Trang 31.2.3 Năng lượng thủy triều 12 1.2.4 Năng lượng sức nước 13 1.2.5 Năng lượng từ sóng biển 14 1.2.6 Năng lượng từ lòng đất hay năng lươ ̣ng đi ̣a nhiê ̣t 14 1.2.7 Năng lượng từ sinh khối 15 1.2.8 Các dạng năng lượng khác 15 1.2.8.1 Thủy điện tích năng 16 1.2.8.2 Năng lượng từ Khí Hydro 16 1.3 Sự cần thiết phải có các biện pháp về hỗ trợ, khuyến khích
phát triển năng lượng tái tạo
17
1.3.1 Thực trạng và hậu quả của việc khai thác nguồn tài nguyên
năng lượng sơ cấp ở Việt Nam
17
1.3.1.1 Nguồn tài nguyên năng lượng không có khả năng tái sinh
đang khan hiếm và bị khai thác triệt để
17
Trang 41.3.1.2 Hậu quả của việc khai thác 20 1.3.2 Lợi ích của việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng
tái tạo ở Việt Nam hiện nay
20
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ
TRỢ, KHUYẾN KHÍCH, PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
23
2.1 Pháp luật về các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển
năng lượng tái tạo
23
2.2 Đánh giá những thành tựu, kết quả đã đạt được và những tồn
tại đối với việc áp dụng pháp luật thực định
26
2.2.1 Những thành tựu , kết quả đa ̣t được trong quá trình áp dụng
pháp luật về các biện pháp hỗ trợ , khuyến khích phát triển
năng lươ ̣ng tái ta ̣o
26
2.2.2 Những tồn ta ̣i , khó khăn khi áp dụng các quy định pháp luật
hiện hành
28
2.2.2.1 Khó khăn trong việc áp dụng quy đi ̣nh pháp luâ ̣t về bảo vệ
môi trường trong hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phát triển
năng lượng tái tạo tại Việt Nam
28
2.2.2.2 Khoảng trống của p háp luật về thị trường năng lượng 41 2.2.2.3 Hạn chế đối với việc đầu tư tài chính cho các dự án năng
lươ ̣ng tái ta ̣o và giá thành sản phẩm của các dự án năng
lươ ̣ng tái tạo
2.2.3.1 Từ phía cơ quan chức năng thực hiê ̣n hỗ trơ ̣ phát triển nă ng
lươ ̣ng tái ta ̣o
47
2.2.3.2 Còn nhiều bất cập trong quá trình thể chế xây dựng , ban
hành quy định pháp luật về năng lượng tái tạo
48
Trang 52.2.3.3 Công tác tuyên truyền vâ ̣n đô ̣ng còn chưa hiê ̣u quả 50
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ
TRỢ, KHUYẾN KHÍCH, PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
51
3.1 Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo 51 3.1.1 Thuỷ điện nhỏ và vừa 51 3.1.2 Năng lượng gió (phong điện) 52 3.1.3 Năng lượng sinh khối 53 3.1.4 Năng lượng mặt trời 55 3.1.5 Năng lượng địa nhiệt 56 3.1.6 Các dạng năng lượng tái tạo khác 57 3.2 Chính sách phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới 58 3.3 Định hướng phát triển năng lượng tái tạo 68 3.3.1 Một số định hướng phát triển 68 3.3.2 Sự đòi hỏi của thực tiễn khách quan trong viê ̣c hoàn thiê ̣n
pháp luật về các biện pháp khuyến khích , hỗ trơ ̣ phát triển
năng lươ ̣ng tái ta ̣o
72
3.4 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về phát triển năng
lượng tái tạo
73
3.4.1 Giải pháp về thiết lập , thể chế hóa các cơ chế chính sách về
phát triển năng lượng tái tạo bằng quy định pháp luật
73
3.4.2 Giải pháp về tăng cường hỗ trợ đầu tư và phát triển năng
lươ ̣ng tái ta ̣o
Trang 63.4.5 Giải pháp về tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính
và huy động nguồn vốn thực hiện các dự án khai thác, sử
dụng năng lượng tái tạo
76
3.4.6 Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thiết lập cơ quan
quản lý chuyên ngành để quản lý và hỗ trợ các dự án khai
thác và sử dụng năng lượng tái tạo
76
3.4.6.1 Thành lập cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng tái ta ̣o 76 3.4.6.2 Kiện toàn Quỹ bảo vệ môi trường ở Việt Nam 78 3.4.7 Giải pháp nâng cao hiệu lực thi hành của Luật Bảo vệ môi
trường và các văn bản pháp luật về môi trường trong hoạt
động khuyến khích, hỗ trợ pháp triển năng lượng tái tạo
79
3.4.7.2 Giấy phép môi trường 81
3.5 Ý nghĩa của các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về
phát triển năng lượng tái tạo
83
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang tâ ̣p trung nghiên cứu , ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo vào thực tiễn đời sống, nguyên nhân chính là
do các nguồn năng lượng truyền thống (than, dầu, khí ) sắp cạn kiệt, nguồn cung cấp biến động về giá cả, chịu ảnh hưởng lớn của kinh tế, chính trị trên phạm vi toàn cầu Ngoài ra, việc sử dụng chúng còn làm phát thải khí nhà kính, gây hiệu ứng nóng lên của trái đất, ảnh hưởng tới môi trường sống của con người, ảnh hưởng tới sự cân bằng và phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới, không riêng các nước phát triển, đang phát triển, mà còn ảnh hưởng tới các nước kém phát triển
Trong sự nghiê ̣p công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa đất nước của Viê ̣t Nam cần rất nhiều nguồn năng lươ ̣ng để phục vụ cho tiến trình phát triển Nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế - xã hội trong bối cảnh trong chung của thế giới vàkhu vực Viê ̣c đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho sự phát triển kinh tế - xã
hô ̣i của đất nước trong thời gian tới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức khó khăn, đặc biệt là sự ngày càng cạn kiệt nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp nội địa, giá dầu, giá than luôn có xu hướng leo thang và biến đổi thất thường Chính vì vậy , việc khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn năng lượng tái tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính chiến lược xét trên mọi khía cạnh cả về kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và phát triển bền vững của đất nước Phát triển năng lượng tái tạo sẽ góp phần bảo vệ môi trường , bảo vệ mái nhà xanh , đồng thời làm đa da ̣ng hóa các nguồn năng lượng đã có trên t rái đất
Theo Chiến lược Phát triển Năng lượng quốc gia của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày
Trang 827 tháng 12 năm 2007, trong giai đoạn đến năm 2015, cán cân năng lượng của Việt Nam nghiêng về xu thế xuất khẩu tinh Từ sau năm 2015, Việt Nam sẽ
phải nhập khẩu năng lượng Theo kịch bản cơ sở, lượng thiếu hụt năng lượng
năm 2020 là khoảng 15 triệu tấn dầu tương đương (TOE) và lên tới 56 triệu
TOE năm 2030 Theo dự báo, tỷ lệ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu là
12,2% năm 2020 và lên đến 28% năm 2030 Đối với tốc độ phát triển điện năng, Quy hoạch Phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 tầm nhìn 2025 và được điều chỉnh theo đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới dự báo giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
là 7,5%/năm; dự báo nhu cầu điện tăng khoảng 15% giai đoạn 2011-2015, khoảng 10,7% giai đoạn 2016-2020, 8,1% giai đoạn 2021-2025 Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo nhanh hơn tốc độ tăng trưởng điện năng được đáp ứng
từ các nguồn năng lượng trong nước , với dự báo tiềm năng thủy điện lớn sẽ khai thác hết vào thập kỷ tới và các nguồn nguyên liệu hóa thạch như khí tự nhiên và than nguồn tài nguyên có giới ha ̣n
Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay của nền kinh tế, dự báo nhu cầu năng lượng cuối cùng theo các ngành đến năm 2025 đã đưa đến dự báo Việt Nam sẽ thiếu hụt năng lượng nội địa và trở thành nước nhập khẩu tinh về
năng lượng sau năm 2015 [24]
Viê ̣c phát triển năng lượng tái ta ̣o , áp dụng trong thực tiễn là nhu cầu cấp thiết, đây cũng là xương sống cho nền kinh tế - xã hội của đất nước , nên viê ̣c áp dụng nhưng cơ chế , chính sách, những biê ̣n pháp về khuyến khích , hỗ trơ ̣ cần phải được suy tính rõ ràng , có cơ sở luận chứng khá ch quan, phù hợp với thực tiễn , bối cảnh, cơ sở ha ̣ tầng và kiến trúc thượng tầng của Viê ̣t Nam Đứng từ quan điểm quản lý Nhà nước , Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhâ ̣n xét :
Chiến lược phát triển năng lượng được thực hiện bằng các chính sách: hợp tác quốc tế về xuất, nhập khẩu năng lượng; Phát triển khoa học công nghệ năng lượng; phát triển nguồn năng lượng
Trang 9mới và tái tạo; Giá năng lượng; Tạo nguồn vốn đầu tư phát triển năng lượng; Cải cách cơ cấu tổ chức ngành năng lượng, hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh; Bảo vệ môi trường; Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả… Trong đó, Chính sách an ninh năng lượng quốc gia được coi là xương sống Phát triển năng lượng quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong suốt thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Năng lượng phải là mục tiêu, là động lực của quá trình phát triển đất nước, trực tiếp làm tăng mức sống của nhân dân là động lực để các ngành nghề kinh tế - kỹ thuật - xã hội khác phát triển và được thực hiện theo nguyên tắc thị trường hóa, có sự hỗ trợ của nhà nước bằng những cơ chế, chính sách rõ ràng và minh bạch [23, tr 3]
Trong khi Việt Nam làm một nước có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh khối ), song cho tới nay nay nguồn này chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng công suất điện cả nước Vì vậy, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo sẽ đảm bảo đa dạng hóa nguồn năng lượng phục vụ mục đích kinh tế - xã hội cho đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai, mà đặc biệt hơn đây là cơ hội để tự
do hóa thị trường năng lượng đang nguội lạnh ở Việt Nam, khuyến khích sự hợp tác phát triển của Việt Nam với các nước trên thế giới
Tuy nhiên, thực tiễn pháp luật của Việt Nam về vấn đề này còn rất hạn chế, khó khăn như: quy định pháp luật còn thiếu, chưa điều chỉnh hết các quan hệ phát sinh trong thực tiễn; nhiều quy định của pháp luật hiện hành còn mâu thuẫn, chồng chéo; các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các chủ đầu
tư trong thực tiễn áp dụng các quy định này còn gặp rất nhiều vướng mắc , khó khăn cần được tháo gỡ Điển hình còn thiếu các quy đi ̣nh pháp luâ ̣t về thị trường năng lượng còn thiếu các quy đi ̣nh cụ thể về : bảo vệ môi trường, cơ chế tài chính, sản phẩm đầu ra là mă ̣t hàng năng lượng và một số quy định hiện hành khác Vì vậy , cần có sự rà soát lại hệ thống chính sách, pháp luật
Trang 10hiện hành trong thực tiễn, phát hiện những vướng mắc, thiếu hụt, mâu thuẫn hoặc còn những hạn chế, không còn phù hợp các các chính sách, quy định đang cản trở hoặc làm giảm hiệu lực của quản lý nhà nước, cũng như cản trở
sự tiếp cận, thực hiện dự án về năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay
Từ nhâ ̣n thức nêu trên tác giả lựa chọn đề tài "Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay" với mong muốn góp phần vào sự hoàn thiện chung các quy định pháp
luật hiện nay của Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của chủ đầu
tư, cũng như khuyến khích sự khai thác, phát triển nguồn năng lượng tái tạo đang thiếu vắng ở Việt Nam hiện nay , góp phần vào nhiệm vụ mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến luận văn
Viê ̣c nghiên cứu các quy đ ịnh của pháp luật về biện pháp hỗ trợ , khuyến khích phát triển năng lượng tái ta ̣o đã được đề câ ̣p ở rất nhiều ta ̣p chí , sách, báo, các chương trình của các tổ chức quốc tế , các tác giả nước ngoài và
trong nước như : Báo cáo "Những cơn gió thay đổi : Tương lai năng lượng bền
vững của Đông Á " (winds of change : East Asia’s subtainable energy future )
trong chương trình hợp tác giữa Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Úc tháng 5 năm 2010, nô ̣i dung của báo cáo này chủ yếu đánh giá về mức đô ̣ gây ô nhiễm môi trường của các da ̣ng năng lượng sơ cấp của các nước Đông Á trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010, tiềm năng phát triển năng lượng tái ta ̣o với các cách thức hỗ trợ từ Ngân hàng thế giới với các chương trình khác nhau ;
Báo cáo "Viê ̣t Nam : Mở rộng cơ hội cho năng lượng hiê ̣u quả " (Vietnam:
Expanding Opportunities for Energy Efficiency ) của Ngân hàng thế giới (Word Bank) tháng 3 năm 2010, nội dung của báo cáo chủ yếu đánh giá mức
đô ̣ sử dụng năng lượng của Viê ̣t Nam từ năm 1998 đến 2007, sau đó đưa ra khuyến nghi ̣ cho viê ̣c sử dụng năng lượng hiê ̣u quả đối với Viê ̣t Nam trong
thời gian tới ; Tạp chí Năng lượng Việt Nam với bà i viết "Năng lượng tái tạo :
Trang 11Sự lựa chọn cho tương lai " của Tiến sĩ Phan Minh Tuấn , năm 2008; Tạp chí
Công nghiê ̣p với bài viết "Năng lượng tái tạo trên thế giới và Viê ̣t Nam " của Hoàng Văn Dụ , năm 2008; Tạp chí Người xây dựng với bài viết "Triển vọng
phát triển những nguồn năng lượng tái tạo" của Nguyễn Lý Tỉnh , năm 2008
những tác phẩm đã đề cập đến lợi ích của việc phát triển năng lượng tái tạo và khả năng khuyến khích , phát triển năng lươ ̣ng tái ta ̣o ta ̣i Viê ̣t Nam , từ đó các tác giả đã đưa ra một số đề xuất hợp lý đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tuy nhiên các tác phẩm trên đây đều mang tính đi ̣nh hướng , chưa có sự đánh giá rõ ràng , mang tính hê ̣ thống đối với các chế đi ̣nh , quy đi ̣nh pháp luâ ̣t về các biê ̣n pháp khuyến khích , phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Do đó, Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ luâ ̣t ho ̣c của tác giả chính là đề tài mang tính khoa học, chuyên sâu đầu tiên về viê ̣c nghiên cứu , phân tích , đánh giá và hoàn thiê ̣n quy đi ̣nh pháp luâ ̣t về các biê ̣n pháp khuyến khích , hỗ trợ phát triển năng lươ ̣ng tái ta ̣o ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích
Nghiên cứ u , đánh giá quy đi ̣nh pháp luật của Nhà nước hiện nay đối với việc hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo; Khảo sát, đánh giá thực trạng và hậu quả của việc khai thác nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp ở Việt Nam ; Luâ ̣n văn đưa ra các giải pháp về cơ chế , chính sách để khắc phục những hạn chế Qua đó khuyến khích được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này , góp phần từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý của nhà nước
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
Khái quát tình hình phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới , từ đó phân tích , làm rõ thực trạng và hậu quả của việc khai thác nguồn tài nguyên
Trang 12năng lượng sơ cấp ở Việt Nam Đánh giá ti ềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay
Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo Trong đó làm rõ các quy định của pháp luật về thị trường năng lượng; bảo vệ môi trường; cơ chế đầu
tư, tài chính, sản phẩm đầu ra, cũng như một số quy định có liên quan
Phát hiện những mâu thuẫn , bất cập và khoảng trống của quy định pháp luật hiện hành về sự khuyến khích, hỗ trợ các dự án phát triển năng lượng tái tạo trong đời sống thực tiễn Trên cơ sở đó luâ ̣n văn đánh giá được các khó khăn, vướng mắc khi áp dụng pháp luật vào đời sống thực tiễn Luâ ̣n văn bước đầu tìm ra những nguyên nhân tồn ta ̣i trong quá trình áp dụng pháp luâ ̣t để từ đó đưa ra được các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, so sánh, phân tích định tính, định lượng và khái quát hóa, đồng thời kết hợp với các phương pháp suy luận logic Tác giả đã phỏng vấn , lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Kinh tế, Năng lượng, Môi trường tại trường Đại học Quốc gia Hà Nô ̣i, Đại học Luật Hà Nội , Vụ Năng lượng , Vụ Pháp chế Bộ Công thương, Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững thuộc Viện Khoa học và Xã hội , Ban Pháp chế , Ban Đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số chuyên gia khác của các bộ phận trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đồng thời trong quá t rình công tác tác giả đã có nhiều cơ hội tham vấn ý kiến của chuyên gia Tư vấn nước ngoài về thị trường điện ở Việt Nam
Luâ ̣n văn khái quát , tổng hợp về thực tiễn khi làm việc với các Chủ đầu tư có dự án trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo như : Chủ đầu tư nhà máy phong điện Phú lạc (Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình ), tỉnh Bình Thuận; đồng thời trên cơ sở tập hợp , nghiên cứu quy đi ̣nh pháp luật hiện
Trang 13hành ở Việt Nam, đánh giá với chính sách của một số nước trên thế giới như : các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Trung Quốc và một số nước châu Á khác
Từ những tài liệu thu thập được và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này, cũng như thực tiễn hoạt động trong lĩnh vực pháp lý của tác giả (phương pháp mô hình hóa), đề tài sẽ thể hiện được ý kiến riêng biệt của tác giả đối với pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam hiện nay
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luâ ̣n cơ bản về năng lượng tái tạo
Chương 2: Thực tra ̣ng pháp luật hiện hành của Việt Nam về các biện
pháp khuyễn khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo
Chương 3: Hoàn thiện pháp lu ật về phát triển năng lượng tái tạo ở
Viê ̣t Nam
Trang 14Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
1.1 QUAN ĐIỂM VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Năng lượng tái tạo là một khái niệm rộng , mang tính khoa học , hiện đang được quan niê ̣m the o nhiều cách hiểu khác nhau :
Bách khoa toàn thư Việt Nam có định nghĩa:
Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng
từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt trời [37]
Trong cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn Vô hạn có hai nghĩa:
Một là: năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn
kiệt vì sự sử dụng của con người (ví dụ như năng lượng Mặt trời)
Hai là: năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (ví dụ
như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn tiếp diễn trong một thời gian dài trên Trái đất
Theo ý nghĩa về vật lý, năng lượng không được tái tạo mà trước tiên là
do Mặt trời mang lại và được biến đổi thành các dạng năng lượng hay các vật mang năng lượng khác nhau Tùy theo trường hợp mà năng lượng này được
sử dụng ngay tức khắc hay được tạm thời dự trữ
Việc sử dụng khái niệm "tái tạo" theo cách nói thông thường là dùng
để chỉ đến các chu kỳ tái tạo mà đối với con người là ngắn đi rất nhiều (ví dụ
Trang 15như khí sinh học so với năng lượng hóa thạch ) Trong cảm giác về thời gian của con người thì mă ̣t trời sẽ còn là một nguồn cung cấp năng lượng trong một thời gian gần như là vô tận Mặt trời cũng là nguồn cung cấp năng lượng liên tục cho nhiều quy trình diễn tiến trong bầu sinh quyển trái đất Những quy trình này có thể cung cấp năng lượng cho con người và cũng mang lại những cái gọi là nguyên liệu tái tăng trưởng Luồng gió thổi, dòng nước chảy
và nhiệt lượng của Mặt trời đã được con người sử dụng trong quá khứ Quan trọng nhất trong thời đại công nghiệp là sức nước nhìn theo phương diện sử dụng kỹ thuật và theo phương diện phí tổn sinh thái
Ngược lại với việc sử dụng các quy trình này là việc khai thác các nguồn năng lượng như than đá hay dầu mỏ, những nguồn năng lượng mà ngày nay được tiêu dùng nhanh hơn là được tạo ra rất nhiều
Theo ý nghĩa của định nghĩa tồn tại "vô tận" thì phản ứng tổng hợp hạt
nhân (phản ứng nhiệt hạch), khi có thể thực hiện trên bình diện kỹ thuật, và phản ứng phân rã hạt nhân (phản ứng phân hạch) với các lò phản ứng tái sinh (breeder reactor), khi năng lượng hao tốn lúc khai thác uranium hay thorium
có thể được giữ ở mức thấp, đều là những nguồn năng lượng tái tạo mặc dù là thường thì chúng không được tính vào loại năng lượng này
Khoản 1 điều 33 Luật Bảo vê ̣ môi trường năm 2005 (Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường) có
định nghĩa: Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là năng lượng được khai
thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối và các nguồn tái tạo khác
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả năm 2010 (có hiệu lực 1/1/2011) định nghĩa:
i) Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo; ii) Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng
Trang 16urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo; iii) Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo [43]
Khoản 13 điều 2 Quyết đi ̣nh số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/7/2008 của
Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về biểu giá chi phí tránh được cho các
Nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo có định nghĩa: Năng lượng tái
tạo là năng lượng được sản xuất từ các nguồn như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, sinh khối, khí chôn lấp rác thải, khí của nhà máy xử
lý rác thải và khí sinh học
Khoản 2, điều 3 Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 của
Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường có định nghĩa: Sản
xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là việc sản xuất năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt
Theo dự thảo Nghị định Về khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo lần 5 ngày 28/08/2009 do Bộ Công thương chủ trì soạn thảo có định
nghĩa: Năng lượng tái tạo là các dạng năng lượng phi hoá thạch, có khả năng
tái tạo, bao gồm: các nguồn thủy điện nhỏ, năng lượng biển (phát điện bằng sóng biển, thủy triều, năng lượng dòng hải lưu), năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt; năng lượng sinh khối và nhiên liệu sinh học
Theo tác giả các định nghĩa trên theo quy định pháp luật là chưa thật sự phù hợp với nội hàm của thuật ngữ "Năng lượng tái tạo" nếu theo những cách hiểu thông thường hoặc theo cách hiểu về vật lý Những định nghĩa theo quy định pháp luật hiện hành, đều mang mang tính liệt kê, vì thế khi áp dụng thực tiễn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nếu phát sinh một dạng năng lượng tái tạo mà Luật không ghi nhận và không thể lường trước được Do đó, trong trường hợp Nhà đầu tư quyết định thực hiện một số dự án về khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo sẽ gặp không ít khó khăn, thậm chí phải xin cơ chế đặc thù từ phía cơ quan nhà nước
Trang 17Cũng theo cách hiểu về nội hàm của "Năng lượng tái tạo" thì mọi nguồn năng lượng mà có nguồn cung cấp từ "nước" đều được hiểu là một dạng năng lượng tái tạo Tuy nhiên, theo quy định pháp luật lại được giới hạn bởi "nguồn thủy điện nhỏ" Theo quy định tại Quyết định số 2395/QĐ-BCN ngày 01/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc phân loại công suất lắp máy thủy điện nhỏ và siêu nhỏ trong tính toán quy hoạch phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, tại Điều 1 Quyết định có định nghĩa "Thủy điện nhỏ: Công suất lắp máy lớn hơn hoặc bằng 1MW và nhỏ hơn hoặc bằng 30MW"
Nhưng nếu theo cách hiểu theo quy định tại Luật đầu tư năm 2005 và Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/7/ 2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về biểu giá chi phí tránh được cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo thì được hiểu đây là nguồn thủy điện có công suất đạt dưới 30MW hoặc cụm nhà máy thủy điện bậc thang trên cùng một dòng sông, tổng công suất đặt của các nhà máy này phải nhỏ hơn hoặc bằng 60MW
Từ quan điểm tổng hợp nêu trên , nhâ ̣n thấy đi ̣nh nghĩa "năng lượng tái tạo" có nhiều cách hiểu khác nhau về mặt lý tính tự nhiên hay về mặt pháp lý Trong đó , đi ̣nh nghĩa "năng lượng tái ta ̣o " được sử dụng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước hiện nay là chưa thống nhất , còn nhiều mâu thuẫn , cần phải được hê ̣ thống hóa và thống nhất trong viê ̣c áp dụng Theo quan điểm của tác giả thì năng lượng tái ta ̣o là c ác dạng năng lượng phi hoá thạch ,
có khả năng tái tạo mà con người có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong lao đô ̣ng , sản xuất, kinh doanh và sinh hoa ̣t
1.2 PHÂN LOẠI NGUỒN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Hiê ̣n nay theo quy đi ̣nh pháp luâ ̣t , không có đi ̣nh nghĩa rõ ràng về các dạng năng lượng tái tạo khác nhau Tuy nhiên , xét theo tính chất vật lý của mỗi da ̣ng năng lươ ̣ng và quá trình chuyển hóa năng lượng của mỗi da ̣ng , ta có thể phân loa ̣i năng lươ ̣ng tái ta ̣o t hành các dạng cơ bản sau đây
Trang 181.2.1 Năng lƣợng mặt trời
Là dạng năng lượng sử dụng nhiệt năng sẵn có của mặt trời để sử dụng trực tiếp hoặc chuyển hóa thành điện năng phục vụ nhu cầu của cuộc sống Đây là nguồn năng lượng vô tận và gần như hoàn toàn miễn phí cũng như không sản sinh ra chất thải hủy hoa ̣i môi trường Hiện nay năng lượng mặt trời đang đươ ̣c các nước tâ ̣p trung nghiên cứu , ứng dụng trong đời sống thực hiễn, nhưng do vẫn còn đang trong thời kỳ đầu củ a những ứng dụng , vì
vâ ̣y chi phí đầu tư lớn cho thiết bị , dẫn tới số lượng thành phần sử dụng trực tiếp năng lươ ̣ng mă ̣t trời phục vụ sản xuất , kinh doanh cũng như đời sống sinh hoạt thường ngày vẫn còn hạn chế
1.2.2 Năng lƣợng gió
Sự chuyển động của không khí dưới sự chênh lệch áp suất khí quyển tạo ra gió; nên đây cũng là một nguồn năng lượng vô cùng tận so với đời sống con người Hiê ̣n nay , sức gió đang được ứng dụng để chuyển hóa thành điê ̣n năng phục vụ đời sống con người, thông qua những máy quay gió (tuabin gió) Loại hình này cũng không tạo ra chất thải ô nhiễm môi trường , vì vậy viê ̣c tâ ̣n dụng lơ ̣i thế ta ̣i những khu vực có lưu lượng gió ổn đi ̣nh để phát triển các nhà máy phong điện sẽ là lời giải cho bài toán năng lượng và môi trường trong thời gian tới Tuy nhiên, giống như năng lượng mặt trời , loại hình năng lượng này cũng đòi hỏi vốn đầu tư khá cao và lệ thuộc vào tự nhiên , nên nhiều nhà đầu tư vẫn còn rụt rè khi đầu tư và o da ̣ng năng lượng trên
1.2.3 Năng lƣợng thủy triều
Năng lượng thủy triều ứng dụng dòng thủy triều lên xuống để quay cánh quạt chạy máy phát điện Đây cũng là một dạng năng lượng có nguồn nhiên liệu vô tận và miễn phí Loại mô hình này không sản sinh ra chất thải gây hại môi trường và không đòi hỏi sự bảo trì cao Khác với mô hình năng lượng mặt trời và năng lượng gió, năng lượng thủy triều khá ổn định vì thủy triều trong ngày có thể được dự báo chính xác
Trang 19Nhược điểm của da ̣ng năng lượng này là đòi hỏi một lượng đầu tư lớn cho thiết bị và xây dựng và đồng thời làm thay đổi điều kiện tự nhiên của một diện tích rất rộng Ngoài ra mô hình này chỉ hoạt động được trong thời gian ngắn trong ngày khi có thủy triều lên xuống và cũng rất ít nơi trên thế giới có địa hình thuận lợi để xây dựng nguồn năng lượng này một cách hiệu quả
1.2.4 Năng lượng sức nước
Nhiều người vẫn cho rằng đây là một dạng năng lượng cổ điển vì nó xuất hiện cùng với con người hàng ngàn năm qua và được ứng dụng rộng rãi cho việc cung cấp điện tiêu dùng bên cạnh các loại hình năng lượng sơ cấp Nước được lưu trữ lại trong hồ bởi những đập ngăn nước khổng lồ Khi nước được rơi tự do từ độ cao sẽ tạo một khối năng lượng nhất định tượng ứng với khối lượng của nước và tỷ lệ với lực hút trái đất và độ cao Khối năng lượng
đó sẽ quay cánh quạt của máy phát điện (thế năng của nước lúc này chuyển hóa thành động năng) và tạo ra điện năng để sử dụng
Đầu tư cho loại hình năng lượng này cũng khá tốn kém nhưng nhiên liệu của nó sử dụng gần như vô tận và ít đòi hỏi bảo trì Loại hình này cũng không tạo ra chất thải hủy họai môi trường Điện năng được sinh ra từ mô hình này có tính ổn định cao đồng thời có khả năng tăng và giảm lượng điện tức thì nên được ứng dụng rộng rãi trên thế giới cũng như chiếm một phần quan trọng nhất trong hê ̣ thống điê ̣n của Việt Nam hiện nay
Tuy nhiên như đã nói trên , nhược điểm của da ̣ng mô hình năng lượng này là đầu tư ban đầu khá cao Đồng thời việc xây đập ngăn nước thay đổi rất lớn đền môi trường sinh thái của thượng nguồn và hạ nguồn Loại mô hình này thường mang theo một số tác dụng phụ như điều tiết nước và chống lũ nhưng chính bản thân nó cũng tiềm ẩn những ảnh hưởng tiêu cực đến việc điều tiết nước và gây lũ không cần thiết nếu không được thiết kế hợp lý Ngoài ra, sự thiếu hụt điện năng trên toàn cầu đã đẩy mạnh việc xây dựng nhà máy thủy điện trong những năm qua khiến nguồn nước có thể sử dụng bắt đầu
Trang 20trở nên khan hiếm Nếu không có những biện pháp thích hợp để cải thiện thì những ưu điểm của mô hình này sẽ trở thành những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến xã hội
1.2.5 Năng lượng từ sóng biển
Gió thổi trên mặt biển tạo ra những cơn sóng không ngừng Đây là một nguồn năng lượng dồi dào nhưng lại trải rộng nên khó gom lại để chuyển đổi sang năng lượng hữu ích Bằng viê ̣c ứng khoa học công nghệ , hiê ̣n nay nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng thành công viê ̣c sử dụng năng lượng sóng biển để tạo ra khí cơ năng làm quay tuabin máy phát và chuyển hóa
thành điện năng
Đây cũng là môt dạng năng lượng vô cùng tận, không tạo chất thải, không đòi hỏi bảo trì cao và hoàn toàn miễn phí Tuy nhiên sóng biển gần như không thể dự đoán nên sự lệ thuộc của loại mô hình này vào tự nhiên quá lớn Ngoài ra không phải nơi nào cũng thích hợp xây dựng mô hình năng lượng này cũng như nguy cơ gây ô nhiễm tiếng ồn của những tuabin máy phát
1.2.6 Năng lượng từ lòng đất hay năng lươ ̣ng đi ̣a nhiê ̣t
Là dạng năng lượng sãn có trong lòng đất , nhằm sử dụng trực tiếp hoă ̣c chuyển hóa nhiê ̣t năng thành điê ̣n n ăng phục vụ đời sống xã hô ̣i thông qua viê ̣c bơm nước xuống khu vực có nhiệt độ cao trong lòng đất và luồng hơi nước đi lên từ lòng đất
Đây là dạng tài nguyên hồi phục được nhưng chậm, do quá trình tự nhiên tái tạo chúng cần thời gian dài Vì thế, nếu khai thác quá mức có thể dẫn đến không phục hồi được nữa Ngoài ra , loại mô hình này không chiếm diện tích rộng nên ít ảnh hưởng đến sinh thái Tuy nhiên, việc tìm địa điểm thích hợp cho mô hình này không dễ, đòi hỏi kỹ thuật thăm dò và công nghệ cao mớ i đi ̣nh vi ̣ đươ ̣c khu vực đi ̣a lý phù hơ ̣p , ổn định để thực hiện dự án đầu tư
Trang 211.2.7 Năng lƣợng từ sinh khối
Sinh khối là các phế phẩm từ nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp v.v ), phế phẩm lâm nghiệp (lá khô, vụn gỗ v.v ), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp , trạm xử lý nước thải , phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm Nhiên liệu sinh khối có thể ở dạng rắn , lỏng, khí được đốt để phóng thích năng lượng thành nhiê ̣t năng và có thể chuyển hóa thành điê ̣n
năng Trong đó có hai da ̣ng năng lượng sinh khối cơ bản :
Một là: Năng lượng sinh khối khô , thông qua viê ̣c đốt củi , rơm hay
rác dưới hình thức là các da ̣ng chất thải khô có khả năng phân hủy , hóa nhiệt
Hai là: Năng lượng sinh khối ướt , thông quá viê ̣c sử dụng chất hữu cơ
phân hủy lên men và phát ra khí mê tan có thể dùng làm khí đốt (khí sinh học) Chúng ta có thể áp dụng đặc tính này để xử lý rác, chất thải nông nghiệp
và công nghiệp thực phẩm Chúng ta đổ những chất đó vào một hầm gọi là hầm ủ khí sinh khối, vài ngày sau khi khí mê tan sẽ bốc ra Ở quy mô một gia đình có thể dùng khí này để đun nấu, ở quy mô lớn có thể dùng để sản xuất hơi nước hay để trộn với khí tự nhiên trong mạng phân phối khí đốt của thành phố Phương pháp này cũng là một phương pháp xử lý rác của dân cư Qua
đó, những bãi đổ rác của dân cư cũng có thể coi là một hầm ủ khí sinh khối lớn Rác phân hủy và biến thành những bãi rác thành một mỏ khí tự nhiên nhỏ
có thể khai thác được
Năng lươ ̣ng sinh khối là một nguồn năng l ượng khá hấp dẫn với nhiều ích lợi to lớn cho môi trường và kinh tế xã hội, nhất là về mặt phát triển nông thôn Năng lượng sinh khối không những tái sinh được mà nó còn tận dụng chất thải làm nhiên liệu Do đó nó vừa làm giảm lượng rác vừa biến chất thải thành sản phẩm hữu ích
1.2.8 Các dạng năng lƣợng khác
Ngoài hai loại năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu trong quá trình chuyển đổi năng lượng thì còn có những dạng năng lượng khác cũng đang
Trang 22xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày thông qua những quá trình lưu trữ năng lượng dưới các hình thái khác nhau như thủy điện tích năng (Pumped Storage Reservervoirs), khí Hydro (Hydrogen)
1.2.8.1 Thủy điện tích năng
Do đặc tính của qui trình sản xuất và tiêu thụ điện thường không đồng nhất nên lượng điện sản xuất vào giờ cao điểm thường không đủ cho nhu cầu
sử dụng, nhưng lượng điện sản xuất trong giờ thấp điểm lại dư thừa Nếu có thể mang điện năng giờ thấp điểm bù đắp cho giờ cao điểm thì không những tránh được sự lãng phí mà còn giúp nhu cầu sử dụng trong giờ cao điểm được đầy đủ hơn Thủy điê ̣n tích năng là một lọai mô hình kỹ thuật không trực tiếp sản sinh ra điện năng từ nhiên liệu mà tích tụ năng lượng khi dư thừa để sử dụng khi cần thiết Thông thường thì nước được bơm lên một hồ cao vào giờ thấp điểm, khi năng lượng dư thừa Điện năng được tích tụ và trả về dưới dạng trọng lực để quay máy phát điện khi cần thiết
Lợi điểm của mô hình này là không gây ô nhiễm môi trường vì không sinh chất thải hay khí thải Để xây dựng mô hình này không đòi hỏi diện tích quá lớn nhưng lại có khả năng tương tác vào lưới điện rất ổn và mau chóng Tuy nhiên đầu tư cho mô hình này khá tốn kém và theo định luật cơ bản của năng lượng, sự tổn hao trong việc tích tụ và chuyển đổi ở đây là không thể tránh khỏi Tuy nhiên lợi dụng đặc tính cần thiết của lưới điện và sự chênh lệnh giá điện giữa các thời điểm trong ngày, xây dựng lọai mô hình này là một diều cần thíết cũng như hiệu quả kinh tế và kỷ thuật cao Ngoài ra mô hình năng lượng này dễ dàng kết hợp với những mô hình khác cũng như dễ ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh tế và kỹ thuật
1.2.8.2 Năng lượng từ Khí Hydro
Nguyên tố Hydro gần như có mặt khắp mọi nơi xung quanh cuộc sống chúng ta Bản thân con người , các loại động - thực vâ ̣t cũng chứa một lượng lớn nguyên tố này điển hình ở dạng nước Khí hydro (hydrogen) là một nhiên
Trang 23liệu sạch, có khả năng chuyển hóa thành nhiệt năng mà không có khí gây hiệu ứng nhà kính Hydrogen có thể cung cấp năng lượng cho vận chuyển (dưới dạng các ôtô chạy điện dùng Hydrogen) cũng như sưởi ấm nhà ở và phát điện Thực hiễn cho thấy , hiê ̣n nay nhiều nước đã thành công trong viê ̣c khuyến khích, ứng dụng nguồn năng lượng trên vào tiến trình phát triển kinh tế , xã
hô ̣i của mỗi quốc gia Tuy nhiên , do chi phí đầu tư lớn , giá thành sản phẩm cao, nên việc ứng dụng da ̣ng năng lượng hydro còn ha ̣n chế
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC BIỆN PHÁP VỀ HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Đứng trước nguy cơ nguồn năng lượng truyền thống đa ng dần ca ̣n kiê ̣t, hiện nay nhiều nước trên thế giới đang hối hả phát triển , ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo vào đời sống kinh tế - xã hội và Việt Nam không nằm ngoài quy luật phát triển chung đó Đứng trước nhu cầu thực tế , vì sự p hát triển bền vững của đất nước thì Nhà nước ngay lâ ̣p tức phải hành đô ̣ng , có những sách lược quan tro ̣ng để hỗ trợ, phát triển năng lượng tái tạo
Để đánh giá sâu sắc hơn về sự cần thiết phải có các biê ̣n pháp về hỗtrơ ̣, khuyến khích phát triển năng lượng tái ta ̣o ta ̣i Viê ̣t Nam trong thời gian, luâ ̣n văn tâ ̣p trung nghiên cứu đưa ra các số liê ̣u , dẫn chứng cụ thể về thực tra ̣ng và
hâ ̣u quả của viê ̣c khai thác nguồn năng lượng truyền thống ở Viê ̣t Nam trong thời gian qua và đánh giá tổng quan những lợi ích mà nguồn năng lượng tái ta ̣o đem la ̣i cho sự phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời góp phần bảo vê ̣ môi trường,
để nhận thấy hai mặt đối lập trong quá trình khai thác, sử dụng năng lượng
1.3.1 Thực trạng và hậu quả của việc khai thác nguồn tài nguyên năng lƣợng sơ cấp ở Việt Nam
1.3.1.1 Nguồn tài nguyên năng lượng không có khả năng tái sinh đang khan hiếm và bị khai thác triệt để
Đặc tính riêng biệt của những nguồn tài nguyên không có khẳ năng tái sinh là có một tổng trữ lượng cố định do thiên nhiên tạo ra, do vậy hiện tại
Trang 24việc sử dụng càng nhiều thì trong tương lai việc khan hiếm càng cao, khái niệm về sản lượng bền vững sẽ không phù hợp với nguồn tài nguyên này Vì vậy, điều chúng ta quan tâm tới nguồn tài nguyên này là sự kiểm soát khả năng khai thác, tốc độ cạn kiệt để có thể đảm bảo cho phát triển bền vững Điều này có nghĩa là, Chính phủ không được cho phép các doanh nghiệp ra sức khai thác nguồn tài nguyên này, mà thay vào đó phải có biện pháp kiềm chế, vừa đảm bảo nhu cầu đủ cho phát triển kinh tế vừa đảm bảo hài hòa cho việc bảo vệ môi trường và duy trì cho sự phát triển của tương lai
Liên quan tới vấn đề này, tác giả đã nghiên cứu , xem xét tới những nguyên tắc kinh tế trong khái niệm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và cách
đo lường sự khan hiếm đó
Thứ nhất: Khả năng sẵn có và sự khan hiếm tài nguyên
Thực tế cho thấy việc đo lường và dự đoán khả năng sẵn có và sự khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên hiện nay và tương lai là rất phức tạp Điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa của các ngành khoa học như vật lý, khoa học kỹ thuật nguyên vật liệu và dự báo, các phương pháp và kỹ thuật phân tích kinh tế Đem đối chiếu trữ lượng tiềm năng của các nguồn tài nguyên khong tái sinh với tốc độ sử dụng tài nguyên trong tương lai, rõ ràng đây là một việc làm không đơn giản
Quan điểm "giới hạn về sự tăng trưởng" (LTG-Limits to growth) đồng nghĩa với "giới hạn khả năng có sẵn tài nguyên đối với sự tăng trưởng" bao hàm hai giới hạn thích hợp có thể đối với sự tăng trưởng kinh tế là [49, tr 294]: Khả năng hạn chế của môi trường thiên nhiên tiếp nhận chất thải do các hệ thống kinh tế thải ra; Tính chất giới hạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái sinh
Thứ hai: Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên được tiên đoán sẽ
là hậu quả có thể xảy ra nhất trong tương lai gần và trung hạn
Trang 25Luận điểm này thể hiê ̣n rằng nếu tiếp tục khai thác các tài nguyên có chất lượng ngày càng thấp sẽ phải đòi hỏi một khối lượng rất lớn năng lượng ,
do đó sẽ tạo ra một mức độ ô nhiễm nghiêm tro ̣ng và làm tổn hại đến cảnh quan và những tiện nghi đáp ứng cho con người
Điều đó được thể hiê ̣n , vì việc khai thác nguồn tài nguyên sơ cấp (không tái ta ̣o ) đang diễn ra từng ngày từng giờ , do chi phí đầu tư thấp mà mức đô ̣ thu lợi nhanh , điều đó dẫn tới sự khan hiếm , cạn kiệt của nguồn tài nguyên, gây ảnh hưởng nghiêm tro ̣ng tới môi trường , phá vỡ cảnh quan , nguy hại tới đa dạ ng sinh ho ̣c , cũng như mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng Ngoài ra , với biểu hiê ̣n tiêu cực này còn dẫn tới viê ̣c tăng chi phí và giá
nguyên vâ ̣t liê ̣u qua thời gian , khi giữ lượng ngày càng ca ̣n kiê ̣t
Tuy nhiên nhìn nhâ ̣n hai mă ̣t của một vấn đề , thì có thể nhận thấy với sự ảnh hưởng tiêu cực của quá trình khai thác nguồn tài nguyên sơ cấp thì thi ̣ trường sẽ phản ứng la ̣i với các tín hiê ̣u tăng chi phí , giá cả bằng cách thiết lập , tạo dựng nhữ ng cách thức khai thác nguồn năng lượng thay thế , mà mục tiêu hướng tới là các nguồn năng lượng tái ta ̣o Ngoài ra , đi cùng với tiến trình phát triển là quá trình công nghệ hóa , các sản phẩn hiện đại , thân thiê ̣t với môi trường cũng được ưu tiên áp dụng
Việt Nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi, có đủ các nguồn tài nguyên năng lượng nhưng khả năng khai thác, chế biến và sử dụng còn nhiều hạn chế Theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 2010-2020 đã có khả năng xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa Việt Nam chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng Tính đến năm 2020 nước ta sẽ tiếp tục phải nhập khẩu các sản phẩm dầu, trong khi giá dầu luôn dao động và gây áp lực rất lớn đến phát triển kinh tế-xã hội Do những hạn chế về khả năng công nghệ, điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta, việc phát triển các nguồn năng
Trang 26lượng thay thế cho các nguồn truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế khả năng đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng Theo dự báo, với tốc
độ gia tăng mức khai thác năng lượng như hiện nay, đến cuối thế kỷ này, các nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở thành khan hiếm, các mỏ dầu và khí
đốt sẽ dần cạn kiệt trong trong tương lai gần [24, tr 1]
1.3.1.2 Hậu quả của việc khai thác
Từ năm 2000 tới nay , tốc độ tăng trưởng năng lượng nước ta tăng 11%/năm, cao hoăn tăng trưởng kinh tế 1,46% Dự báo những năm tới, lượng khai thác than là 35-40 triệu tấn/năm, dầu thô 20 triệu tấn, khí 18-20 tỉ m3 Như vậy, nếu khai thác tiết kiệm thì dầu khí cũng chỉ đủ dùng trong 30 - 40 năm, than có thể sử dụng trong vòng 60 năm, sau đó sẽ cạn dần
Mặt khác, theo dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhu cầu điện Việt Nam vào năm 2020 sẽ là 200.000GWH, năm 2030 là 327.000GWH, trong khi khả năng sản xuất điện của chúng ta chỉ đạt 165.000GWH (năm 2030) Như vậy, tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới 20 - 30% mỗi năm Điều đó cho thấy vấn đề cấp bách của việc phát triển, sử dụng các dạng năng lượng mới và năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Việc gia tăng mức độ sử dụng năng lượng, luôn luôn kèm theo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại khu vực hoạt động năng lượng và góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường toàn cầu (ví dụ việc thải vào khí quyển khí CO2,
SO2, NOx gây hiệu ứng nhà kính, phá hỏng tầng Ôzôn, làm biến đổi khí hậu) Hơn 80% nguồn năng lượng sử dụng của nước ta là nhiên liệu hoá thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ Quá trình cháy nhiên liệu nói riêng và hoạt động năng nói chung là nhân tố quan trọng gây ô nhiễm môi trường [34, tr 73]
1.3.2 Lợi ích của việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam hiện nay
Nhìn chung năng lượng tái tạo khi triển khai trên thực tiễn, là nguồn năng lượng thân thiệt với môi trường, điều đó được thể hiện ở chỗ:
Trang 27Một là: Việc khai thác, vận hành bình thường, nguồn năng lượng tái
tạo, không có khả năng phát sinh khí thải, hay chất phóng xạ là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu toàn cầu Vì vậy, tăng cường công suất sử dụng năng lượng tái tạo đồng nghĩa với việc tăng khả năng giảm thải chất có khả năng gây hiệu ứng nhà kính, như các nguồn năng lượng không tái tạo (nguồn năng lượng sơ cấp) thải ra môi trường, ví dụ như các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hay dầu như hiện nay Ngoài ra, năng lượng tái tạo còn có khả năng thay thế các nguồn năng lượng hoá thạch làm giảm chi phí do ảnh hưởng môi trường từ việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch này
Hai là: Năng lượng tái tạo giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và bề
mặt trái đất, vì vận hành các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo không thải khói, bụi và các chất gây nên mưa axit
Ba là: Khi đánh giá tác động đối với môi trường sinh thái, sức khỏe
của con người, hậu quả của chất thải thì năng lượng hạt nhân vượt lên trên các giải pháp năng lượng thông thường khác
Bốn là: So với lượng khí thải khổng lồ của năng lượng hóa thạch vào
khí quyển và môi trường trái đất, lượng chất thải do năng lượng tái tạo gần như không có, vì hiện nay với công nghệ hiện đại thì các dạng ô nhiễm đã được khắc phục, ví dụ như ô nhiễm tiếng ồn do các tuabin gió…
Năm là: Về thực tiễn, như phân tích ở trên thì Việt Nam là nước có tiềm
năng lớn và khá đa dạng về các nguồn năng lượng tái tạo như: thuỷ điện nhỏ, sinh khối/năng lượng sinh học (rác thải sinh hoạt), mặt trời, gió, địa nhiệt và năng lượng biển… nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác nhiều và có hiệu quả
Sáu là : Nhu cầu về năng lượng, đặc biệt là điện năng của đất nước
trong giai đoạn tới là rất lớn do vậy, rất cần thiết thăm dò, khai thác các nguồn năng lượng khác, trong đó có năng lượng tái tạo để bổ sung nhằm đa dạng hoá việc cung cấp, và an ninh năng lượng
Bảy là : Nhiều dự án năng lượng tái tạo sẽ bán được các chứng chỉ
giảm phát thải Cácbon cho cộng đồng quốc tế, đây sẽ là các nguồn thu bổ
Trang 28sung để thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo cho sự phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn tới
Tám là: Các dự án năng lượng tái tạo thường có quy mô nhỏ thường nằm
ở vùng sâu vùng xa, đó thực sự là chất xúc tác cho phát triển nông thôn và tạo cơ hội việc làm Các hoạt động xây dựng ở vùng sâu vùng xa đòi hỏi phát triển giao thông và như vậy sẽ cải thiện đường vào cho cộng đồng dân cư khu vực này
Chín là: Các dự án điện sinh khối sẽ sử dụng các phế thải đáng nhẽ phải
bỏ đi để tạo ra nguồn năng lượng tại chỗ, không những đáp ứng đủ nhu cầu mà còn cung cấp lượng điện dư thừa cho lưới điện địa phương Điều này mang lại hiệu quả cao không những cho Quốc gia mà còn trực tiếp cho các cơ sở sản xuất
Mười là: Sự phát triển dân sinh - kinh tế kéo theo tăng nhu cầu sử
dụng nhiệt tại các hộ gia đình, các khách sạn, toà nhà mà hiện nay phần lớn đang được đáp ứng bởi điện lưới, đó là một trong các nguyên nhân dẫn tới nhu cầu điện tăng, đặc biệt vào giờ cao điểm, sử dụng các nguồn năng lượng như mặt trời, khí sinh hóa…sẽ góp phần thay thế điện, một lượng nhiên liệu hoá thạch rất lớn cho quốc gia
Tóm lại, đứng trước nguy cơ khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, cũng như những hậu quả nghiêm trọng của việc khai thác nguồn tài nguyên đó đối với sức khỏe con người, môi trường xung quanh Trong khi Việt Nam lại là một nước có khu vực địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, lý tưởng cho việc khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng thiên nhiên có khả năng tái tạo và những ưu thế , lợi ích mà năng lượng tái tạo đem lại, thì Nhà nước cần phải có những biện pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo như một nhu cầu cấp bách, cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới Vì vậy, việc hoàn thiện, khắc phụ các hạn chế, bất cấp trong các quy định pháp luật về hỗ trợ, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo là mục tiêu quan trọng mà Nhà nước cần phải tiến hành gấp, không nên để chậm chễ
Trang 29Chương 2
THƢ̣C TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH, PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Việc phát triển năng lượng tái tạo là nhu cầu thiết yếu của bất cứ quốc gia nào, vì những lợi ích của năng lượng tái tạo đem lại, không những vì lợi ích kinh tế, xã hội, mà nó còn là công cụ để bảo đảm an ninh năng lượng cho xã hội trong thời gian dài, đồng thời cũng là công cụ để bảo vệ môi trường, không phát thải khí nhà kính, ít có khả năng gây ô nhiễm môi trường Vì vậy, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã rất quan tâm tới vấn đề này, điều đó được thể hiện trong những văn bản quy phạm pháp luật của các cấp các ngành như:
Luật Điện lực năm 2004 quy định: "phát triển điện bền vững trên cơ
sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, và an ninh năng lượng"; "Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để phát điện" (Điều 4); "Dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo được hưởng ưu đãi về đầu tư, giá điện và thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính" (điểm c khoản 1 điều 16); "khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng năng lươ ̣ng tại chỗ, năng lươ ̣ng tái tạo
để cung cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo" (khoản 4 điều 60)
Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại Điều 27- Lĩnh vực ưu đãi đầu
tư, Mục 1, Chương V về Lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đã
Trang 30quy định rõ về ưu đãi đầu tư cho sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; phát triển năng lượng tái tạo được quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 117, trong đó rõ nhất là Điều 33 có quy
định: Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện
với môi trường: Tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất; Nâng dần tỷ trọng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng năng lượng quốc gia; thực hiện mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính,…
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định phê duyệt số 1855/QĐ-TTg, ngày
27 tháng 12 năm 2007), Chính phủ đã định hướng mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo: "Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050.", "Hoàn thành chương trình năng lượng nông thôn, miền núi Đưa số hộ nông thôn sử dụng năng lượng thương mại để đun nấu lên 50% vào năm 2010 và 80% vào năm 2020 Đến năm 2010 đạt 95% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện" Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng cụ thể về việc
thành lập Quỹ phát triển năng lượng tái tạo: "thành lập quỹ phát triển năng
lượng để hỗ trợ đầu tư cho phát triển năng lượng mới và tái tạo, thực hiện các dự án công ích" (điểm b, khoản 5, điều 1)
Ngoài ra, việc nỗ lực cố gắng phát triển năng lượng tái tạo cũng đã được đặt ra mục tiêu rất cụ thể tại Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày
Trang 3118/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện
lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch
điện VI), trong đó Thủ tướng đã đưa ra yêu cầu rất rõ ràng về lộ trình phát
triển năng lượng tái tạo từng thời kỳ (2006 - 2015, và 2016 - 2025), từng năm đối với các miền, từng dự án, từng loại hình đầu tư khác nhau và theo những phương án khác nhau (trong đó có quy định về phương án cơ sở và phương
nông thôn và hộ gia đình…
Như vậy là mục đích và mục tiêu cụ thể về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở khai thác tối
ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, và an ninh năng lượng đã được định hướng rõ ràng Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù Chính phủ đã có một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển, tình hình phát triển và đầu tư các dự án năng lượng tái tạo còn chưa đạt được mục tiêu
đề ra, nhiều dự án khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo nhưng không có khả
Trang 32năng bán ra thị trường, do giá thành sản phẩm cao, trong khi sự hỗ trợ của Nhà nước còn ở mức thấp, thậm chí còn ngăn cản một số nhà đầu tư khi tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của các nước khác, doanh nghiệp khác (ví dụ như cơ chế bán chứng chỉ phát thải CER - theo hình thức CDM như hiện nay)…
2.2 ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH TỰU, KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH
2.2.1 Những tha ̀nh tựu , kết quả đa ̣t đươ ̣c trong quá trình áp du ̣ng pháp luật về các biện pháp hỗ trợ , khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo
Hiện nay chính sách, quy định của Nhà nước đã rõ ràng từ cấp cáo nhất
là Quốc hội, Chính phủ đến Ủy ban nhân dân các cấp Trong đó Nhà nước thống nhất, khuyễn khích và hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, cũng như tạo những điều kiện thuận lợi nhất để có thể khai thác, phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, thông qua các chính sách như thuế, phí và giá thành sản phẩm, thậm chí là các chính sách đặc thù ưu tiên về đầu tư xây dựng để đưa các dự án có sử dụng năng lượng tái tạo sớm đưa vào cuộc sống Ví dụ như: theo quy định Luật Điện lực năm 2004 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2005, Nhà nước đã quy đi ̣nh chính sách hỗ trợ cho đơn vị điện lực hoạt động tại khu vực mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế, hỗ trợ dưới hình thức vốn đầu tư, lãi suất vay vốn đầu tư và ưu đãi và thuế, hay Mục tiêu quốc gia về phát triển năng lượng mới và tái tạo đã được xác lập trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 quy định "Nhà đầu
tư xây dựng và thực hiện dự án CDM tại Việt Nam có quyền được xem xét trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực ưu tiên", theo đó các dự
án CDM trong lĩnh vực khai thác , ứng dụng các nguồn năng lươ ̣ng tái ta ̣o được xem xét trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường;
Trang 33Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ban hành kèm theo Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ - tại Mục 10 cũng ghi nhận việc khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích các mẫu hình tiêu thụ tiết kiệm, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, hạn chế khai thác, sử dụng các tài nguyên năng lượng hoá thạch
Điểm b khoản 5 Mục III Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20 tháng
07 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" có quy định việc sử dụng bền vững tài nguyên, phục hồi môi trường cần phải nghiên cứu chế tạo, chuyển giao và ứng dụng các loại thiết bị sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường;
Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường có quy định đối với việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và Sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải, là các hoạt động được ưu đãi, hỗ trợ từ phía nhà nước
Quyết định 18/2008/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công thương quy định về biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo Trong đó, Bộ Công thương đã có những quy định thể hiện rõ cơ chế bù giá cho các Chủ đầu tư khi thực hiện việc bán điện đối với các dự án khai thác,
Trang 34vận hành nhà máy điện nhỏ mà sử dụng năng lượng tái tạo khi bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Như vâ ̣y , Nhà nước đã có nhiều chính sách tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội đi đôi với việc bảo vệ môi trường, theo đó Nhà nước đã khuyến khích, hỗ trợ, cũng như có nhiều biện pháp để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia việc khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam
2.2.2 Nhƣ ̃ng tồn ta ̣i , khó khăn khi áp dụng các quy định pháp luật hiện hành
2.2.2.1 Khó khăn trong việc áp du ̣ng quy đi ̣nh pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Ô nhiễm môi trường thường gắn liền với việc tiêu hao lãng phí nhiên liệu và năng lượng, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao, cơ chế hay hệt thống "Tiêu dùng xanh - Green Consumer" đang là áp lực rất lớn lên thị trường, cũng như những Tập đoàn, nhà sản xuất năng lượng và của toàn bộ hệ thống chính quyền Việt Nam hiện nay Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm năng lượng thân thiệt với môi trường, vì điều đó gắn liền với sức khỏe, cuộc sống của họ và thậm chí những chuẩn mực mà người tiêu dùng đặt
ra còn cao hơn cả các chuẩn mực môi trường của Việt Nam hiện nay Các nhu cầu đó bao gồm cả việc phải đảm bảo để các sản phẩm năng lượng mới thân thiệt với môi trường thỏa mãn các yêu cầu về thông số tối thiểu của môi trường, đến được với người tiêu dùng Cho dù, đối với những loại năng lượng này có thể giá thành đắt, nhưng đó là xu thế chung
Nhận thức được điều đó, trong nhiều năm vừa qua Chính phủ, cũng như Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều quy định, kế hoạch nhằm triển khai áp dụng khoa học công nghệ vào nghiên cứu, sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo Tuy nhiên, vì hệ thống pháp luật về môi trường của Việt Nam
Trang 35còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ nên việc triển khai các dự án về phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, khi cần sự hỗ trợ của nhà nước
Vấn đề thứ nhất : Chủ đầu tư khó khăn trong việc tiếp cận nguồn hỗ
trợ từ Nhà nước và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính từ Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu toàn cầu
Sự tiếp câ ̣n nguồn tài chính từ Nghị định thư Kyoto :
Năm 1992 Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã được ký kết và có hiệu lực từ năm 1994 Mục tiêu của Công ước là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu
Nghị định thư Kyoto của Công ước được thông qua tại Hội nghị lần thứ 3 các Bên tham gia Công ước, tổ chức tại Kyoto, Nhật Bản vào tháng 12 năm 1997 Nghị định thư Kyoto (KP) đưa ra cam kết đối với các nước phát triển về giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn năm 1990 với tỷ lệ trung bình là 5,2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên (2008-2012) theo các mức cắt giảm cụ thể Việt Nam đã phê chuẩn UNFCCC tháng 11 năm 1994 và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto tháng 9 năm 2002 Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao làm Cơ quan đầu mối của Chính phủ tham gia và thực hiện KP
Ngày ngày 06 tháng 04 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 47/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007-2010, với mục tiêu:
Một là: Huy động mọi nguồn lực nhằm góp phần thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2007 - 2010 của đất nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và đóng góp vào việc tổ chức thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Công ước khí
Trang 36hậu), Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến
đổi khí hậu (Nghị định thư Kyoto) và Cơ chế phát triển sạch (CDM);
Hai là: Tận dụng triệt để các quyền và lợi ích mà Công ước khí hậu và
Nghị định thư Kyoto dành cho các nước đang phát triển;
Ba là: Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án CDM,
khuyến khích cải tiến công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng công nghệ cao, công
nghệ sạch, kỹ thuật hiện đại;
Bốn là: Góp phần quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên, môi trường, khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Để triển khai, Chính phủ và các Bộ có liên quan đã ban hành một số văn bản quy pháp pháp luật có liên quan nhằm đạt được các mục tiêu đó như : Quyết đi ̣nh số 130/2007/QĐ-TTg ngày 20/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về mô ̣t số cơ chế , chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sa ̣ch; Quyết đi ̣nh số 129/2009/QĐ-TTg ngày 29/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực bảo vê ̣ tài nguyên và môi trư ờng"; Thông tư liên ti ̣ch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04/7/2008 của liên bộ Bộ Tài chính , Bô ̣ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của
Quyết đi ̣nh số 130/2007/QĐ-TTg ngày 20/08/2007 của Thủ tướng Ch ính phủ về mô ̣t số cơ chế , chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sa ̣ch
Hiện nay, Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao làm đầu mối thực hiện các quy định quốc tế về cơ chế phát triển sạch như [8, Khoản 8 Điều 2]:
Một là: Cấp thư xác nhận hoặc thư phê duyệt dự án Cơ chế phát triển
sạch cho các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án Cơ chế phát triển sạch thuộc Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của Liên hợp quốc
Trang 37về biến đổi khí hậu theo ủy quyền của Bộ trưởng;
Hai là: Chủ trì tổ chức và phối hợp thực hiện Công ước khung của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, Công ước Vienna
về bảo vệ tầng ô-zôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn;
Ba là: Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto; thực hiện nhiệm vụ của
cơ quan thẩm quyền trong nước về Cơ chế phát triển sạch; giữ mối liên hệ với Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 quy định "Nhà đầu
tư xây dựng và thực hiện dự án CDM tại Việt Nam có quyền được xem xét trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực ưu tiên", theo đó các dự
án CDM trong lĩnh vực khai thác , ứng dụng các nguồn năng lươ ̣ng tái ta ̣o được xem xét trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường Trong đó:
Thứ nhất: về mặt pháp lý , Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg quy định
việc triển khai thực hiện Công ước Kyoto tại Việt Nam, việc thực hiện Công ước này chỉ có thời hạn đến năm 2012;
Thứ hai: về mặt nội dung , một dự án năng lượng tái ta ̣o nếu muốn hỗ
trợ về giá cần phải chứng minh được là dự án CDM, tức là được chấp thuận đăng ký và cấp chứng chỉ giảm phát thải Việc này tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Theo thống kê, về hoạt động chung gần đây về CDM trên thế gới tính đến 06/01/2010 thì đã có 4200 dự án CDM trên thế giới Trong đó 1.999 dự
án đã được EB cho đăng ký là dự án CDM Tổng số tiềm năng giảm phát thải
dự kiến của các dự án khoảng 1 tỷ 720 triệu tấn CO2 tương đương tính đến hết năm 2012 Trong đó, sản xuất năng lượng (nguồn năng lượng tái tạo/nguồn năng lượng không tái tạo) chiếm 1465 dự án, đạt tỷ lệ 59,97% Với
Trang 38tổng số 1999 dự án, thì Việt Nam chỉ chiếm có 0.8% với tổng lượng CERs cấp đạt 1.23% trong tổng số CERs đã cấp là 365.668.102
Tại Việt Nam, tính tới tháng 5/2010 đã có 26 dự án đã được Ban chấp hành Quốc tế CDM (EB) xác nhận, đăng ký là dự án CDM, trong đó đa phần
là các dự án về xây dựng Nhà máy thủy điện (chiếm 1/2) Tuy nhiên, theo thống kê hiện nay của Bộ TN&MT thì hiện nay tại Việt Nam đã có 116 dự án
mà Bộ đã cấp thư phê duyệt là dự án theo cơ chế phát triển sạch [29]
Như vậy, con số 26/116 dự án được EB xác nhận là một tỷ lệ quá thấp, không khả quan như mong đợi Sỡ dĩ có kết quả đạt được như trên, là do một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Nguyên nhân thứ nhất: Khái niệm CDM còn khá mới ở Việt Nam nên
hoạt động của các tổ chức tư vấn CDM còn rất thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của các dự án lớn Vì vậy, hiện nay các Chủ đầu tư thường liên
hệ với Tư vấn nước ngoài để làm các thủ tục cần thiết để đăng ký, nhưng cũng chính vì lý do đó mà giá bán chứng chỉ CERs lại không có giá trị cao, do thông thường bên Tư vấn lập hồ sơ, cũng chính là đơn vị sẽ tiến hành bán chứng chỉ (có thể cho chính tổ chức đó, hoặc cho một tổ chức khác trong nước hoặc một doanh nghiệp thành viên của tổ chức tư vấn );
Nguyên nhân thứ hai : Để được Bộ TN&MT phê duyệt, Chủ đầu tư
phải chứng minh được dự án khả thi về mọi mặt, tức là các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, xã hội phải tốt Đồng thời doanh nghiệp ra ngân hàng vay tiền, hồ sơ vay vốn cũng phải chứng minh được dự án đó khả thi, có thể thực hiện được
và thực hiện rồi sẽ đem lại lợi ích nhất định về mặt kinh tế, xã hội và môi trường… Nhưng về mặt quốc tế, những dự án CDM có chỉ tiêu tài chính tốt sẽ khó chứng minh được doanh nghiệp gặp khó khăn khi đầu tư vào dự án, do
đó sẽ không nhận được tiền từ bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CERs) Một trong những yêu cầu quan trọng đối với một dự án CDM là phải chứng minh được dự án sẽ gặp khó khăn về tài chính nếu thực hiện giảm phát
Trang 39thải khí carbon Đây là một khó khăn để thấy rằng không dễ dàng đăng ký các
dự án CDM với Ban chấp hành Quốc tế CDM (EB)
Ngoài ra, các dự án sử dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) trong đó có các dự án phát triển năng lượng tại tạo còn hạn chế, là do Quỹ Bảo vệ môi trường thuộc Bộ TN&MT đang hoạt động không hiệu quả Hiện nay, Quỹ bảo
vệ môi trường đang hoạt động với 5 nguồn thu chính là: Ngân sách nhà nước cấp, được cấp hằng năm là 500 tỷ (tỷ lệ theo từng năm); Nguồn thu từ phí bảo
vệ môi trường nước thải (nước sinh hoạt & công nghiệp); Nguồn thu từ phạt
vi phạm bảo vệ môi trường; Nguồn thu từ bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CERs); Các nguồn tài trợ (quốc tế)
Tuy nhiên , Quỹ này được thiết kết có một số điểm dẫn đến không có tính khả thi:
Thứ nhất: Không bao giờ có đủ nguồn tiền duy trì để hỗ trợ phát triển
năng lươ ̣ng tái ta ̣o (nếu chỉ tính riêng cho hỗ trợ 1 dự án gió 30MW thì sẽ thất thu 300%)
Thứ hai: Không có biện pháp khuyến khích tăng nguồn thu từ CERs,
do những nguyên nhân như phân tích ở trên về việc Chủ đầu tư khó có khả năng đăng ký với Ban Chấp hành quốc tế về CDM (EB)
Thứ ba: Không có biện pháp để kiểm tra đánh giá giá thành sản xuất
(có thể họ khai khống để tăng giá thành)
Dự thảo cơ chế hỗ trợ mới từ Chính phủ :
Đứng trước, tình hình đó Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương soạn
dự thảo Nghị định về hỗ trợ, khuyến khích phát triển Năng lượng tái tạo Tại
Tờ trình ngày 23/11/2009 của Bộ Công thương về Nghị định này, Bộ Công thương đã đề nghị Chính phủ cho phép thành lập Cơ quan quản lý nhà nước
về năng lượng tái tạo và Quỹ Hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo , trong đó Quỹ Hỗ trợ phát triển năng lươ ̣ng tái ta ̣o được thành lập và thực hiện hỗ trợ
Trang 40cho các hoạt động phát triển và sử dụng năng lươ ̣ng tái ta ̣o với mô ̣t số chức năng, nhiê ̣m vụ như sau :
Thứ nhất : Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển năng lượng tái ta ̣o trực
thuộc Bộ Công thương để hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động phát triển năng lượng tái tạo Do đó, viê ̣c quản lý Quỹ này cũng thuô ̣c trách nhiê ̣m của Bô ̣ Công Thương
Thứ hai: Các phí thu được nộp vào Quỹ phát triển năng lượng tái tạo
và được sử dụng để hỗ trợ cho các chương trình, dự án năng lượng tái tạo Trong đó chủ yếu quy đi ̣nh về viê ̣c hỗ trợ các dự án năng lượng tái ta ̣o nối lưới
Thứ ba: Nguồn thu của Quỹ hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo từ phí
phát triển năng lượng sạch bao gồm : Phí để phát triển năng lượng sạch từ các khách hàng sử dụng điện và được thu qua hóa đơn theo kỳ thu của các công ty điện lực; Phí từ việc tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu, phí khai thác tài nguyên; tài trợ của các các nhân và các tổ chức trong và ngoài nước Mức phí này sẽ
do Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thu phí phát triển năng lượng sạch cho từng thời kỳ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương
Với cách thức đề nghi ̣ như trên của Bô ̣ Công Thương sẽ dẫn tớ i mô ̣t số mâu thuẫn tiềm ẩn trong cơ chế hỗ trơ ̣ đang đươ ̣c áp dụng hiê ̣n hành và dự thảo cơ chế hỗ trợ mới:
Lý do: Dường như , quy định về viê ̣c thành lâ ̣p Quỹ Hỗ trợ phát triển năng lươ ̣ng có vẻ hợp lý , có thể lôi kéo được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các dự án khai thác , sử dụng năng lượng tái ta ̣o trong thị trường Việt Nam Tuy nhiên theo quy đi ̣nh pháp luâ ̣t hiê ̣n hành thì Quỹ bảo vê ̣ môi trường thuô ̣c Bô ̣ Tài nguyên Môi trường cũng có chức năng hỗ trợ đối với các dự án khai thác , sử dụng năng lượng sa ̣ch và có sản phẩn thân thiê ̣t với môi trường Như vâ ̣y , nếu dự thảo được ban hành thì sẽ xảy ra trường hợp đó là : một dự án phát triển năng lượng tái tạo, có sử dụng công nghệ sạch, sản phẩm đầu ra thân thiệt với môi trường, có thể được tiếp cận với 02 Quỹ khác nhau