Để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, VN cần khai thác các nguồn than nội địa cho sản xuất điện, nhưng VN cũng là một thành viên có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường toà
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ NĂNG LƯỢNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ
(Mã số 225.08 RD/HĐ-KHCN)
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CƠ CHẾ HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Ở VIỆT NAM
Chủ trì: TS Phạm Hùng
7339
06/5/2009
Hà nội – tháng 4 năm 2009
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ NĂNG LƯỢNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM
(Mã số 225.08 RD/HĐ-KHCN)
Chủ trì: Ts Phạm Hùng
Vụ Năng lượng
Hà nội – tháng 4 năm 2009
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 4
I.1 Tổng quan chung về Đề tài 4
I.1 Mục tiêu của Đề tài 6
I.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài 7
CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHAI THÁC CÁC NGUỒN NLTT CÓ TIỀM NĂNG Ở VIỆT NAM 8
II.1 Tóm tắt hiện trạng khai thác và sử dụng NLTT ở Việt Nam 8
II.2 Nghiên cứu và đánh giá khả năng khai thác các nguồn NLTT 9
II.2.1 Nguồn TĐN 9
II.2.2 Nguồn NLSK 11
II.2.3 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác nguồn NL KSH 15
II.2.4 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác nguồn NLMT 16
II.2.5 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác nguồn NL gió (NLG) 18
II.2.6 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác nguồn NL Địa nhiệt 20
II.2.7 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác NLSH 23
II.2.8 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác điện thuỷ triều 24
II.2.9 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác nguồn rác thải sinh hoạt (RTSH) cho sản xuất NL 26
II.2.10 Tổng hợp tiềm năng & khả năng khai thác các nguồn NLTT ở Việt Nam 26
II.2.11 Các kết luận về tiềm năng và khả năng khai thác NLTT ở Việt Nam 27
CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA CÁC NƯỚC TRONG VIẸC HỖ TRỢ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NLTT 29
III.1 Một số cơ chế hỗ trợ đã được các nước trên thế giới áp dụng 29
III.1.1 Về khuyến khích đầu tư 29
III.1.2 Về Khuyến khích sản xuất 31
III.1.3 Về hỗ trợ R&D 32
III.2 Chiến lược và chính sách phát triển NLTT ở các nước trong khu vực 32
III.2.1 Trung quốc 32
III.2.2 Thái Lan 34
III.2.3 Ấn Độ 34
III.2.4 Indonesia 35
CHƯƠNG IV NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾT PHÁT TRIỂN NLTT Ở VIỆT NAM 36
CHƯƠNG V NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CÁC RÀO CẢN 47
V.1 Phân tích các rào cản, khó khăn trong phát triển NLTT 47
V.1.1 Về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện 47
V.1.2 Về cơ sở dữ liệu, thông tin 48
V.1.3 Về trình độ áp dụng công nghệ 49
Trang 4V.1.4 Về suất đầu tư, giá thành (tính kinh tế và tài chính) 51
V.2 Tóm tắt các rào cản chính 53
CHƯƠNG VI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO QUỐC GIA 55
VI.1 Nguyên các chung 55
VI.1.1 Phát triển các dự án điện NLTT nối lưới 55
VI.1.2 Phát triển các dự án điện NLTT ngoài lưới 55
VI.1.3 Phát triển và sử dụng nhiệt và nhiên liệu từ nguồn NLTT 56
VI.2 Khuyến kích cho phát triển NLTT 56
VI.2.1 Khuyến khích các dự án đầu tư 56
VI.2.2 Khuyến khích về tài chính 56
VI.2.3 Hỗ trợ giá điện và các hợp đồng mua bán điện 57
VI.2.4 Quản lý chất lượng sản phẩm 57
VI.2.5 Hỗ trợ các sản xuất các thiết bị trong nước 58
VI.3 Các biện pháp thúc đẩy 58
VI.3.1 Xây dựng Quỹ phát triển NLTT 58
VI.3.2 Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển KHCN về NLTT 58
VI.3.3 Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về phát triển NLTT 59
VI.3.4 Nâng cao nhận thức và xây dựng nguồn nhân lực về NLTT 59
VI.4 Quản lý nhà nước về NLTT 59
VI.4.1 Mô hình quản lý 59
VI.4.2 Quản lý và tổ chức thực hiện 60
VI.4.3 Nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phát triển và sử dụng các nguồn NLTT 61
VI.5 Kiểm tra và đánh giá 61
CHƯƠNG VII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
VII.1 Các kết luận 63
VII.2 Các kiến nghị 66
Tài liệu tham khảo 69
Trang 5CHƯƠNG I MỞ ĐẦU I.1 Tổng quan chung về Đề tài
Năng lượng tái tạo (NLTT) từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong tổng tiêu thụ năng lượng (NL) cuối cùng ở Việt Nam (VN) Hiện tại, khoảng gần 70% dân
số khu vực nông thôn vẫn còn phụ thuộc vào nguồn năng lượng sinh khối (NLSK) cho đun nấu Ngoài ra, nguồn NL này cũng được sử dụng nhiều tại các cơ sở ngành nghề thủ công nông thôn như sản xuất gạch ngói, sành sứ, chế biến nông sản, thực phẩm Phế thải nông nghiệp, đặc biệt là bã mía, đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đường với công nghệ đồng phát (nhiệt và điện) Còn ở các khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, thuỷ điện nhỏ (TĐN), đặc biệt là loại cực nhỏ quy mô hộ gia đình cũng như các dự án cấp cộng đồng với lưới điện nhỏ đã cung cấp một lượng điện năng nhất định cho người dân khu vực miền núi Hơn thế nữa, NL khí sinh học (KSH) với công nghệ cơ bản đã chín muồi đang hình thành một thị trường cung cầu ở vùng nông thôn Các dạng NLTT khác như mặt trời, gió… cũng đang dần định hình để phát triển và mở rộng trong tương lai
Sự giảm mạnh cơ cấu sử dụng NLTT mà chủ yếu là NLSK gần đây (từ 65% năm 1995 xuống còn khoảng 38% năm 2005 đã phản ánh sự chuyển đổi mạnh mẽ của của VN sang một nền kinh tế thị trường hiện đại – với giá NL thương mại thế giới rẻ, nguồn than sẵn có ở miền Bắc và những mỏ khí được tìm thấy ở miền Nam
Nhưng kỷ nguyên khai thác và sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch rẻ tiền đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của nhiều nước được dự báo là sẽ bị cạn kiệt trong tương lai rất gần Sự tăng giá dầu khó có thể dự đoán được phản ánh bởi nhu cầu của các cường quốc kinh tế đang nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil Sắp tới, VN sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào giá NL thế giới vì sự tăng trưởng kinh tế được dự báo nhanh hơn sự tăng trưởng được đáp ứng từ các nguồn NL trong nước, tiềm năng thuỷ điện lớn sẽ được khai thác hết vào thập kỷ tới trong khi các nguồn khí và than có giới hạn, điều đó đồng nghĩa là VN sẽ sớm phải nhập khẩu than cho phát điện (dự kiến từ sau năm 2012)
Ngoài các luận cứ đơn thuần về kinh tế đó là sự tăng giá, sự cạn kiệt dần của các nguồn NL hoá thạch thì các dự án NLTT còn có các lý do khác cho phát triển, đó là:
chất xúc tác tốt cho phát triển nông thôn và tạo ra cơ hội việc làm cho khu vực này Các hoạt động xây dựng NLTT ở những vùng sâu - vùng xa sẽ đòi hỏi phát triển giao thông và như vậy sẽ cải thiện đường vào các cộng đồng dân cư khu vực này
hưởng môi trường do việc đốt than, dầu, khí Trong khi mức độ của các ảnh hưởng này chưa xác định thì hậu quả của các phát thải do sử dụng nhiên liệu hoá thạch đối với sức khoẻ con người đã thực sự phát sinh các chi phí đối với nền kinh tế
Trang 6Để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, VN cần khai thác các nguồn than nội địa cho sản xuất điện, nhưng VN cũng là một thành viên có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường toàn cầu do vậy, VN cũng sẽ có trách nhiệm phát triển các nguồn NL sạch có sẵn của mình
Nhiều dự án NLTT sẽ bán được các chứng chỉ giảm phát thải các bon cho cộng đồng quốc tế, đây sẽ là các nguồn thu bổ sung thêm để hỗ trợ và thúc đẩy cho các dự
án NLTT phát triển ở VN
NLTT sẽ có vai trò thực sự trong giai đoạn tới, bởi lẽ : (i) Sự cần thiết đa dạng hoá các nguồn NL là định hướng trong chiến lược phát triển NL của VN; và (ii) Tác động do sự không ổn định của thị trường NL hoá thạch thế giới
gia đình Việc giữ nước để vận hành các nhà máy TĐN trong giờ cao điểm cần mặt bằng và khối lượng tích trữ rất nhỏ vì vậy, ít tạo ra những vấn đề về môi trường
các cơ sở chế biến (như trấu tại các cơ sở xay xát lúa, bã mía tại các nhà máy đường…) tạo ngay ra nguồn NL (cho sản xuất điện và nhiệt) không những đủ đáp ứng nhu cầu tại chỗ mà còn cung cấp lượng điện thừa đáng kể cho lưới điện địa phương hoặc các hộ tiêu thụ lân cận Điều này mang lại hiệu quả cao không những cho Quốc gia mà còn trực tiếp cho các cơ sở sản xuất
các hộ gia đình, các khách sạn, toà nhà mà hiện nay phần lớn chúng đang được đáp ứng bởi nguồn điện lưới, đó là một trong các nguyên nhân dẫn tới nhu cầu điện tăng, đặc biệt vào giờ cao điểm, sử dụng các nguồn NLTT như mặt trời, KSH… sẽ góp phần thay thế được một lượng điện rất lớn được sản xuất từ các nguồn NL hoá thạch này
Với vị trí địa lý-khí hậu và các hoạt động nông nghiệp đã tạo cho VN có những nguồn NLTT dồi dào và đa dạng, có thể khai thác một số lượng lớn cho sản xuất NL, đáp ứng được một phần nhu cầu NL đang gia tăng mạnh cũng như bảo vệ môi trường
và giảm thiểu phát thải các chất ô nhiễm
Mặc dù, VN có tiềm năng khá lớn về các nguồn NLTT như: TĐN, SK, gió, mặt trời, địa nhiệt, NL từ biển (thuỷ triều, sóng) và các dạng nhiên liệu sinh học (NLSH)
nhưng cho đến nay sự đóng góp thực sự có hiệu quả của NLTT vào sản xuất NL nói
chung và sản xuất điện năng nói riêng tại VN là chưa đáng kể
Mục tiêu nâng tỷ trọng NLTT, điện tái tạo trong cân bằng NL quốc gia được coi
là một triển vọng nhiều hứa hẹn và đang được các nhà lập kế hoạch, lập chính sách ngành NL Việt Nam nhắm đến
Tuy nhiên, việc phát triển NLTT đang phải đối mặt với một số trở ngại khó khăn như:
Trang 7Về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện: VN là một nước có tiềm năng lớn về nguồn NLTT nhưng cho đến nay số các dự án thực hiện còn rất ít, tỷ trọng điện tái tạo trong tổng lượng điện sản xuất là không đáng kể, đó là do: Thiếu chính sách đủ mạnh, đồng bộ bao gồm từ điều tra, thăm dò tiềm năng đến khai thác và sử dụng; Thiếu cơ chế tài chính hiệu quả cho việc đầu tư, quản lý và vận hành các dự án điện tái tạo tại khu vực vùng sâu, vùng xa ngoài lưới; Thiếu một cơ quan đầu mối tập trung, với chức năng đủ mạnh để điều hành
Về cơ sở dữ liệu cho quy hoạch và lập kế hoạch phát triển: Do tính đặc thù của NLTT là phân tán, phụ thuộc mùa vụ, thời tiết nên nguồn số liệu là không sẵn có Hiện nay, chưa có cơ quan nào được giao thu thập, cập nhật và thông kê như đã làm với các dạng NL thương mại Hiện tại, việc đánh giá thấu đáo tiềm năng NLTT có sự dao động lớn là do thiếu cơ sở dữ liệu tin cậy Do đó, cần phải xem xét và thực thi cho công tác này
Về trình độ áp dụng công nghệ: Hiện nay ở VN còn thiếu các doanh nghiệp thương mại cung cấp các thiết bị NLTT và dịch vụ điện liên quan đến NLTT Do vậy, các công nghệ NLTT phần lớn chưa chế tạo được trong nước mà phải nhập khẩu Các dịch vụ sau lắp đặt chưa có, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa
Về đối tượng và phạm áp dụng: Mặc dù chủ trương mua điện từ các dự án NLTT để đấu nối vào lưới quốc gia đã thực hiện, nhưng trong thời gian qua còn có nhiều khó khăn trong việc thương thảo giá - chưa có quy chế cụ thể về giá bán điện lên lưới Đối với sự nghiệp điện khí hoá nông thôn cũng cần sớm có cơ chế đầu tư và hướng trợ cấp cho dân cư vùng ngoài lưới
Mặc dù có nhưng trở ngại trên nhưng Chính phủ VN, các Bộ ngành đã nhìn thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng các nguồn NLTT sẵn có của VN sẽ được phát triển và rằng các rào cản về tổ chức, thể chế và tài chính sẽ dần được khắc phục
để NLTT sẽ có đóng góp tốt cho phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội và môi trường của
VN trong giai đoạn tới
I.1 Mục tiêu của Đề tài
1 Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho phát triển NLTT ở Việt Mam
2 Nhằm từng bước thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển NLTT ở VN trong thời gian tới, phấn đấu góp phần đạt các mục tiêu của chiến lược phát triển NL trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/12/2007
Trang 8I.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài này bao gồm các nội dung chính sau đây:
1 Nghiên cứu và đánh giá khả năng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng ở Việt Nam như: thuỷ điện nhỏ, mặt trời, sinh khối, rác thải sinh hoạt, gió, địa nhiệt
2 Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ của các nước trong việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo (R&D, chiến lược, chính sách,…)
3 Nghiên cứu và phân tích các chính sách hiện hành liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
4 Nghiên cứu và phân tích các các rào cản
5 Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho phát triển năng lượng tái tạo quốc gia
Trang 9CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHAI THÁC CÁC NGUỒN NLTT CÓ TIỀM NĂNG Ở VIỆT NAM
II.1 Tóm tắt hiện trạng khai thác và sử dụng NLTT ở Việt Nam
Khai thác các nguồn NLTT cho sản xuất điện
Hiện tại, có 5 loại NLTT đã được khai thác cho sản xuất điện với tổng công suất lắp đặt khoảng 300MW Các nguồn NLTT đang được khai thác là TĐN, SK, rác thải sinh hoạt (RTSH), mặt trời và gió
Tổng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn NLTT trên mới chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, khoảng 1,6% tổng nhu cầu điện (năm 2005) Trong đó, mới chỉ có 3 loại NLTT sản xuất điện bán lên lưới điện là TĐN (trên 100MW), SK (bã mía 30MW), và rác thải sinh hoạt (2,4MW)
Giá mua điện hiện nay từ các dự án điện tái tạo khoảng 4Uscents/kWh là không hấp dẫn các nhà đầu tư
Khai thác các nguồn NLTT tại chỗ cung cấp điện cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
Có hai hệ thống cung cấp điện từ NLTT cho các khu vực này đang được khai thác là: (i) lưới điện độc lập quy mô nhỏ; và (ii) điện cho hộ gia đình riêng rẽ
Đối với lưới điện độc lập quy mô nhỏ, các công nghệ đang được áp dụng, gồm: (i) TĐN (<100KW); (ii) Hệ thống lai ghép gió-mặt trời; Gió-diezel, và mặt trời–TĐN Còn đối với quy mô hộ gia đình sử dụng các tấm pin mặt trời công suất trung bình 70W/hộ và thuỷ điện cực nhỏ công suất từ 200- 500W/hộ
Theo kết quả điều tra, hiện có khoảng 49 nghìn hộ đang sử dụng điện từ các nguồn trên Khu vực miền núi thường khai thác nguồn TĐN và thuỷ điện cực nhỏ vì đây là khu vực có có tiềm năng Các khu vực khác kể cả miền núi nhưng không có sẵn nguồn nước thì áp dụng công nghệ điện mặt trời và gió Một số nơi đã ứng dụng công nghệ KSH cho phát điện nhưng không nhiều
Hiện nay, có khoảng 1,25MW điện mặt trời, 1,2MW điện gió và hơn 50MW TĐN và cực nhỏ đã được lắp đặt và vận hành cung cấp điện cho khu vực ngoài lưới
Về tiêu thụ điện ở khu vực này như sau: Các hộ sử dụng nguồn TĐN có mức tiêu thụ
từ 25-35kWh/tháng Còn đối với điện mặt trời và gió thì ít hơn, chỉ từ 10-15 kWh/tháng Hầu hết các dự án điện NLTT ngoài lưới đều được tài trợ bởi nguồn vốn
từ ngân sách hoặc các tổ chức quốc tế Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập trong việc thiết kế, lắp đặt, quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình này nên hiệu quả khai thác chưa cao Thậm chí ngừng vận hành do thiếu kinh phí cho bảo trì và thay thế thiết bị
Khai thác và sử dụng NLTT đáp ứng nhu cầu nhiệt & nhiện liệu
Trang 10Củi gỗ và các phế thải nông - lâm nghiệp: Đây là một nguồn NL khá quan
trọng ở khu vực nông thôn Hiện có gần 70% người dân nông thôn đang sử dụng các dạng nhiên liệu này để đáp ứng nhu cầu nhiệt Ngoài ra chúng cũng được sử dụng làm nhiên liệu trong một số ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực-thực phẩm Tổng tiêu thụ củi gỗ và các phế thải nông - lâm nghiệp cho các mục đích sử dụng nhiệt khoảng 13,5 triệu TOE (tấn dầu tương đương), chiếm 61,8% của tiêu thụ NL thương mại cuối cùng và khoảng 38% của tổng tiêu thụ NL cuối cùng của Quốc gia (năm 2005)
Khai thác và sử dụng NL KSH: Công nghệ KSH hiện đang được phát triển và
ứng dụng mạnh mẽ ở khu vực nông thôn (hộ gia đình và quy mô trang trại) KSH đang được sử dụng để đun nấu, thắp sáng và chạy máy phát điện Hiện cả nước đã xây dựng được hơn 80.000 công trình KSH các loại NL tạo ra hàng năm từ nguồn này ước đạt khoảng 50 nghìn TOE/năm
Sử dụng NL mặt trời đun nước nóng: Các thiết bị đun nước nóng mặt trời
được chế tạo trong nước hoặc nhập khẩu đang được sử dụng chủ yếu ở khu vực thành thị Năm 2005, cả nước mới lắp đặt 4000m2 (2700 thiết bị), tỷ lệ giữa số thiết bị với số
hộ thành thị chỉ đạt 0,35% Nhưng trong năm 2007, cả nước đã lắp đặt được khoảng trên 48000m2 (20000 thiết bị), đạt tỷ lệ là 0,65% Đun nước nóng bằng NL mặt trời với mục đích là tiết kiệm điện Nếu giá điện tăng, nhu cầu lắp đặt thiết bị này sẽ tăng mạnh trong thời gian tới
Sử dụng nhiên liệu sinh học (NLSH): Ngày 20/11/2007 Thủ tướng Chính phủ
ký Quyết định 177/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Đề án phát triển nhiên liệu sinh học (NLSH)" Hiện nay, trong nước đang hình thành 6 dự án sản xuất cồn nhiên liệu (ethanol), trung bình mỗi dự án có công suất khoảng 100 triệu lít/năm Một số dự án
dự kiến sẽ đi vào sản xuất trong năm 2009–2010 sẽ cung cấp một lượng ethanol khá lớn cho thị trường trong nước Tuy nhiên, để sử dụng chúng một cách an toàn và bền vững vẫn cần có các tiêu chuẩn về chất lượng
II.2 Nghiên cứu và đánh giá khả năng khai thác các nguồn NLTT
II.2.1 Nguồn TĐN
Hệ thống sông ngòi của VN dày đặc được phân bố trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, nếu tính đến các sông suối có chiều dài trên 10km với dòng chảy thì có tới 2.360 con sông Trong đó có đến 90% là các sông suối nhỏ, đây là cơ sở thuận lợi cho phát triển TĐN
Hiện tại, Thuỷ điện ở VN được “phân chia” thành bốn loại chính, đó là:
thôn miền núi, có công suất trong khoảng 200 - <1000W, loại này chỉ đủ cho thắp sáng vào thời vụ có sẵn nguồn nước
Trang 11Các hệ thống thuỷ điện không nối lưới chỉ cung cấp điện cho các hệ thống lưới
mini độc lập, có công suất đặc trưng từ 1kW đến 1MW
Thuỷ điện lớn, có công suất trên 30MW
Việc ước tính tiềm năng các nguồn TĐN hiện có sự bất định cao bởi thiếu các số
liệu về chi phí của dự án nên số liệu ước tính “tiềm năng vật lý” chỉ có tính tham khảo
Hiện tại, có một báo cáo chính thức đánh giá ở quy mô toàn quốc về TĐN là
Bản dự thảo Quy hoạch TĐN, công suất từ 5 -30 MW do Công ty Tư vấn Điện I soạn
thảo (2005) Bảng II.1 dưới đây trình bày sự phân bố các dự án TĐN đã được xác định
ở 31 tỉnh, thành Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Hà Giang ở miền Bắc, và Lâm Đồng ở
miền Trung là những tỉnh có tiềm năng TĐN lớn nhất (trên 200 MW) Tổng công suất
được xác định trong báo cáo này là 2.925 MW, dự kiến phát khoảng 13,3 TWh, với hệ
Trang 12Theo kết quả nghiên cứu phân ngưỡng công suất TĐN, do Bộ Công Thương tiến hành (2006), thì tiềm năng kỹ thuật TĐN ở VN với gam công suất từ 0,1MW đến 30MW/trạm có khoảng 1050 nhà máy, tổng công suất lắp đặt khoảng 4015 MW, điện
quốc Tiềm năng TĐN phân bố tập trung chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc, Nam Trung
bộ và Tây Nguyên Bảng II.2 minh hoạ tiềm năng kỹ thuật nguồn TĐN toàn quốc theo các gam công suất từ 0,1– 30 MW
Bảng II.2: Tiềm năng kỹ thuật TĐN theo gam công suất
Dải công suất (MW) Tổng công suất (MW)
Nguồn: Báo cáo phân ngưỡng TĐN, BCN, 2006
Ngoài công suất trên, còn có một lượng thuỷ điện cực nhỏ đáng kể ở khu vực miền núi với gam công suất dưới 0,1MW rất thích hợp cho phát triển quy mô lưới mini hoặc cụm/hộ gia đình Những khe suối với cột nước tự nhiên hoặc nhân tạo khoảng 0,7÷ 0,8m đều có khả năng phát điện ở dạng này
II.2.2 Nguồn NLSK
VN có nhiều loại SK có thể sử dụng một cách hiệu quả để cung cấp và đáp ứng một phần nhu cầu nhiên liệu và điện của đất nước Các loại SK chính ở VN, gồm: (i) Củi gỗ; (ii) Phế thải từ cây nông nghiệp
Thuật ngữ “củi gỗ” là chất đốt có nguồn gốc từ gỗ Nó chủ yếu bao gồm củi (vỏ cây, cành và lá cây, cây bụi, v.v thu được từ việc cắt tỉa cây) và phế thải gỗ thải ra từ
các nhà máy chế biến gỗ (nhà máy xẻ gỗ và nhà máy gỗ dán) Củi thường được khai
thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng, từ các khu đất trống đồi trọc1, từ việc cắt tỉa cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, điều, v.v ), cây ăn trái (cam, nhãn, v.v ) và cây trồng phân tán Sản lượng củi khai thác bền vững được tính theo công thức sau:
EF = A × CSE Với: EF – Sản lượng củi khai thác (tấn/năm); A – Diện tích đất rừng hoặc đất trồng cây (ha); CSE – Hệ số khai thác củi bền vững (tấn/ha/năm)
1
Đất trống đồi trọc bao gồm đất chưa sử dụng và rừng đã khai thác Các khu đất này thông thường được bao phủ bởi thảm thực vật gồm các dạng thảo mộc, cây bụi và các loại cây nhỏ mọc phân tán
Trang 13Rừng tự nhiên và rừng trồng: Năm 2005, tổng diện tích rừng của VN khoảng
12,61 triệu ha, trong đó 10,28 triệu ha là rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha là rừng trồng2
Với hệ số trung bình khai thác củi bền vững 0,7 tấn/ha/năm đối với rừng tự nhiên và
2,1 tấn/ha/năm đối với rừng trồng, tổng sản lượng củi khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng tương ứng là 7,196 triệu tấn và 4,89 triệu tấn
tăng lên vào năm 2010 Diện tích rừng tự nhiên dự kiện tăng nhẹ từ 10,28 triệu ha vào
năm 2005 lên 10,45 triệu ha vào năm 2010 Ngược lại, diện tích rừng trồng sẽ tăng
nhanh từ 2,33 triệu ha vào năm 2005 lên 3,63 triệu ha vào năm 2010 Áp dụng hệ số
khai thác củi bền vững như trên, sản lượng củi khai thác vào năm 2010 sẽ đạt là 7,31
triệu tấn từ rừng tự nhiên và 7,62 triệu tấn từ rừng trồng
Đất trống đồi trọc: Diện tích đất trống đồi trọc khoảng 6,41 triệu ha vào năm
2005 Các khu đất này sản xuất khoảng 3,21 triệu tấn củi Với việc triển khai thực hiện
chương trình trồng rừng, diện tích đất trống đồi trọc sẽ giảm còn khoảng 4,94 triệu ha
vào năm 2010 Với hệ số trung bình khai thác củi bền vững 0,5 tấn/ha/năm, tổng lượng
củi khai thác là 2,47 triệu tấn vào năm 2010
Cây công nghiệp lâu năm: Năm 2005, tổng diện tích đất trồng cây công nghiệp
30,5%, cao su – 29,6%, tiêu – 3,0%, điều – 21,3%, và dừa – 8,1% Áp dụng hệ số
trung bình khai thác củi bền vững, tổng lượng củi khai thác là 1,95 triệu tấn Với quy
hoạch đến năm 2010, dự tính có khoảng 2,0 triệu tấn củi/năm có thể được khai thác
Cây ăn trái: Năm 2005, diện tích đất trồng cây ăn trái vào khoảng 0,767 triệu
ha, sản xuất khoảng 0,38 triệu tấn củi Áp dụng tốc độ tăng diện tích đất trồng cây ăn
trái 10 ha/năm, sản lượng củi khai thác có thể đạt 0,41 triệu tấn vào năm 2010
Cây trồng phân tán: Năm 2005, có khoảng 3,45 tỷ cây trồng phân tán, tương
đương 3,45 triệu ha với mật độ 1.000 cây/ha Cây trồng phân tán sản xuất 6,04 triệu
tấn củi (2005) Giai đoạn 2006-2020, số lượng cây trồng phân tán sẽ đạt 200 triệu
cây/năm Do đó, sản lượng củi khai thác sẽ vào khoảng 7,79 triệu tấn vào năm 2010
Sản lượng củi gỗ khai thác từ các nguồn được trình bày trong bảng II.3
Bảng II.3: Sản lượng củi khai thác (triệu tấn)
Nguồn cung cấp củi 2005 2010
2 Quyết định số 1970/QĐ-BNN-KL-LN, ngày 6 tháng 7 năm 2006
3 Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 5 tháng 2 năm 2007
4 Niên giám thống kê các năm
Trang 14Cây công nghiệp lâu năm 1,95 2,00
Nguồn: Báo cáo Chiến lược, Quy hoạch NLTT, VNL, 2008
Phế thải gỗ tại các nhà máy xẻ gỗ bao gồm các mảnh gỗ thừa (các đầu gỗ thừa,
các bìa bắp), vỏ và mùn cưa Khối lượng phế thải gỗ có thể được tính toán dựa trên khối lượng gỗ xẻ hàng năm
Năm 2005, khoảng 8,08 triệu m3 gỗ khai thác được chế biến, sản xuất hơn 3,2 triệu m3 gỗ xẻ Tỷ lệ trung bình theo khối lượng giữa phế thải gỗ và gỗ đưa vào chế
biến là 0,6 đối với các nhà máy xẻ gỗ (10% mùn cưa và 50% gỗ phế thải) Tổng lượng
phế thải gỗ sản sinh trong các nhà máy xẻ gỗ vào năm 2005 là 4,85 triệu m3 hoặc 3,4 triệu tấn, trong đó 2,83 triệu tấn là gỗ phế thải và 0,57 triệu tấn là mùn cưa
năm 2010 Tổng lượng phế thải gỗ sẽ đạt khoảng 4,08 triệu tấn
Phế thải từ cây nông nghiệp: Phế thải từ cây nông nghiệp chủ yếu bao gồm
hai loại (i) phế thải nông nghiệp sau khu thu hoạch như rơm rạ, ngọn và lá mía, thân và
lá ngô (bắp), thân cây sắn, v.v , và (ii) phế thải sau chế biến công-nông nghiệp, ví dụ,
trấu, bã mía, vỏ lạc (đậu phụng), vỏ hạt cà phê, v.v Phế thải từ cây nông nghiệp đựoc
tính toán theo công thức sau:
CR = CP × RCR Với CR – phế thải từ cây nông nghiệp (tấn/năm), CP – sản lượng thu hoạch cây
nông nghiệp (tấn/năm), RCR – tỷ lệ giữa phế thải và sản lượng thu hoạch (tấn phế thải
trên tấn sản lượng thu hoạch)
Các loại cây nông nghiệp sản sinh khối lượng lớn phế thải sau thu hoạch là cây
lúa, ngô, sắn, mía, lạc và cà phê Tỷ lệ giữa phế thải và sản lượng thu hoạch được xác
định thông qua khảo sát thực tế
Rơm rạ: Phế thải sau thu hoạch lúa là rơm và gốc rạ Thông thường, gốc rạ sẽ
được bỏ lại đồng ruộng Chỉ có rơm sẽ được thu gom để sử dụng Tổng lượng rơm sản
sinh trong năm 2005 vào khoảng 35,83 triệu tấn Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển
cùng tỷ lệ trung bình giữa rơm và sản lượng lúa là 1:1 thì sản lượng rơm tạo ra vào năm 2010 sẽ là 37,57 triệu tấn
Phế thải sau thu hoạch mía: Phế thải sau thu hoạch mía bao gồm gốc, rễ, lá và
ngọn mía Các loại phế thải này thường được thu gom để sử dụng như một nguồn chất
đốt đun nấu và cho các mục đích sử dụng phi nhiên liệu khác Với tỷ lệ trung bình giữa
5 Website: http://www.vnep.org
Trang 15phế thải và sản lượng mía là 1:10 thì tổng lượng phế thải vào năm 2005 là 1,5 triệu tấn
sản lượng mía sẽ tăng lên đến 24,0 triệu tấn vào năm 2010 Tổng lượng phế thải sẽ đạt 2,4 triệu tấn
Phế thải sau thu hoạch ngô: Ngô được thu hoạch bằng cách hái, bóc lá bao
bắp ngô và tỉa hạt Phế thải sau thu hoạch là thân cây, lá và lõi ngô (gọi chung là phế thải sau thu hoạch ngô), thường được thu gom để sử dụng như một nguồn nhiên liệu đun nấu hoặc để làm thức ăn chăn nuôi (trâu và bò) Với tỷ lệ trung bình giữa phế thải sau thu hoạch ngô và sản lượng ngô là 10:4 thì tổng phế thải sau thu hoạch ngô vào năm 2005 là 9,47 triệu tấn Theo MARD7, sản lượng ngô sẽ tăng lên đến 6,0 triệu tấn vào năm 2010, có thể sản sinh 15,0 triệu tấn phế thải sau thu hoạch ngô
Thân cây sắn: Phế thải sau khi thu hoạch là thân cây sắn Tại các vùng nông
thôn, thân cây sắn được thu gom để sử dụng làm nhiên liệu đun nấu hoặc làm hàng rào Tổng lượng thân cây sắn sản sinh vào năm 2005 là 2,02 triệu tấn Theo kế hoạch của MARD, sản lượng sắn sẽ đạt 7,6 triệu tấn vào năm 2010 Do đó, thân cây sắn phế thải sẽ là 2,28 triệu tấn
Trấu là chất thải sản sinh trong quá trình xay xát lúa Thông thường, quá trình
xay xát lúa sản sinh 0,2 tấn trấu từ mỗi tấn lúa được xay xát Với sản lượng lúa vào khoảng 35,83 triệu tấn, tổng lượng trấu phát năm 2005 là 7,17 triệu tấn Dựa trên sản lượng lúa 37,57 triệu tấn vào năm 2010, lượng trấu phát sinh sẽ là 7,52 triệu tấn
Bã mía được sản sinh trong quá trình ép mía Với tỷ lệ trung bình giữa bã mía
và mía được chế biến là 0,3, tổng lượng bã mía sản sinh trong năm 2005 là 4,48 triệu tấn Vào năm 2010 là 24,0 triệu tấn, lượng bã mía sản sinh sẽ là 7,2 triệu tấn
Vỏ lạc: Năm 2005, sản lượng lạc vào khoảng 0,49 triệu tấn Phế thải sau chế
biến lạc là vỏ lạc Với tỷ lệ trung bình giữa vỏ lạc và lạc được chế biến là 0,3, lượng
vỏ lạc sản sinh vào năm 2005 là 0,15 triệu tấn Theo MARD, sản lượng lạc sẽ đạt 0,60 triệu tấn vào năm 2010, sản sinh 0,18 triệu tấn vỏ lạc
Vỏ cà phê: Sản lượng cà phê hột năm 2005 vào khoảng 0,50 triệu tấn Với tỷ lệ trung
bình giữa vỏ cà phê và cà phê hột là 0,4, lượng vỏ cà phê sản sinh trong năm 2005 vào khoảng 0,2 triệu tấn
6 Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 2 năm 2007
7 Số liệu từ International Maize and Wheat Improvement Center Website: http://www.cimmyt.org
Trang 16Bảng II.4: Phế thải từ cây nông nghiệp (triệu tấn)
Nguồn: Báo cáo Chiến lược, Quy hoạch NLTT, VNL, 2008
II.2.3 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác nguồn NL KSH
Nguyên liệu để sản xuất khí sinh học
Nguồn nguyên liệu để sản xuất KSH ở VN rất đa dạng đặc biệt các phụ phẩm từ
chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp Chăn nuôi VN đang trên đà phát triển để hội nhập,
đóng góp của chăn nuôi tăng từ 17,9% năm 1990 lên 22% năm 2004
Chất thải chăn nuôi (phân gia súc) có thể được sử dụng để sản xuất KSH Gia
súc chiếm số lượng lớn ở VN là gà/vịt, lợn, bò và trâu Các loại gia súc khác (ngựa, dê,
cừu, v.v ) chiếm số lượng nhỏ so với các loại gia súc nêu trên
Năm 2005, số lượng các loại gia súc chính vào khoảng 27,44 triệu con lợn, 5,54
triệu con bò và 2,92 triệu con trâu Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2005
là 5,9% đối với lợn, 9,2% đối với bò và 1,0% đối với trâu Theo MARD, số lượng gia
súc sẽ tăng lên đến 28 triệu con lợn, 7,2 triệu con bò và 3,2 triệu con trâu vào năm
2010
Lượng chất thải chăn nuôi sản sinh từ lợn, bò và trâu có thể được tính theo công
thức sau: LW = LP × AWP
Với LW – lượng chất thải chăn nuôi sản sinh (tấn/năm), LP – số lượng gia súc
(con), AWP – lượng chất thải sản sinh hàng năm tính trên mỗi đầu gia súc
(tấn/con/năm)
Trang 17Lượng chất thải sản sinh hàng năm tính trên mỗi đầu gia súc là 1,0 tấn/con/năm
đối với lợn, 2,5 tấn/con/năm đối với bò và 4,6 tấn/con/năm đối với trâu8 Lượng chất
thải chăn nuôi được trình bày trong bảng II.5
Bảng II.5: Lượng chất thải chăn nuôi (triệu tấn)
Nguồn: Báo cáo Chiến lược, Quy hoạch NLTT, VNL, 2008
II.2.4 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác nguồn NLMT
Mức 2: Khu vực có bức xạ trung bình năm từ 3,8 ÷ 4,8 kWh/m2/ngày Mức 3: Khu vực
có bức xạ trung bình năm từ 3,2 ÷ 3,7 kWh/m2/ngày Mức 4: Khu vực có bức xạ trung
bình năm từ 3,2 kWh/m2/ngày trở xuống Với các khu vực ở mức 1 thì khai thác và sử
dụng NLMT đạt hiệu quả cao, mức 2 đạt hiệu quả, mức 3 bình thường, mức 4 thì
không có hiệu quả
Việc đo đạc và đánh giá dữ liệu cường độ bức xạ mặt trời thường xuyên ở các
vị trí có thể mới chỉ là điều kiện cần thiết ban đầu để triển khai ứng dụng NLMT Vì
thế, cần thiết phải biết rõ các giá trị bức xạ mặt trời trong cả năm tại vị trí cụ thể, nơi
mà hệ thống thiết bị sử dụng NLMT sẽ được thiết kế và xác định công suất Ngoài ra,
thông số về số giờ nắng cũng là một chỉ tiêu để đánh giá tiềm năng khả thực
bình quân 20 năm) ở nước ta, thì có thể chia thành 3 khu vực như sau:
* Khu vực 1: Các tỉnh vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai châu): Số giờ nắng tương đối
cao từ 1897 ÷ 2102 giờ /năm
* Khu vực 2: Các tỉnh còn lại của miền Bắc và một số tỉnh từ Thanh Hóa đến
Quảng Bình Số giờ nắng trung bình năm từ 1400 ÷ 1700 giờ /năm
* Khu vực 3: Các tỉnh từ Huế trở vào: Số giờ nắng cao nhất cả nước từ 1900 ÷
2900 giờ /năm
Theo đánh giá, những vùng có số giờ nắng từ 1800giờ/năm trở lên thì được coi
là có tiềm năng khả thực để khai thác sử dụng Đối với VN, thì tiêu chí này phù hợp
với nhiều vùng, nhất là các tỉnh phía Nam Ở VN, NLMT được coi là nguồn NL phong
phú bởi nơi nào cũng có, và có những đặc điểm nổi bật sau đây :
8 Số liệu từ Viện Năng lượng
Trang 18- NLMT không phân bố đồng đều trên toàn lãnh thổ do đặc điểm địa hình và chịu ảnh hưởng của các dòng khí quyển đại dương và lục địa Có hai vùng khí hậu đặc trưng khá rõ nét là :
+ Từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc, khí hậu có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông
+ Từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, khí hậu phân ra 2 mùa: mùa mưa và mùa khô
Vùng Tây bắc
* Nơi có độ cao lớn hơn 1500m
Từ tháng 11 đến tháng 3, trời ít nắng, tần số xuất hiện nắng có cao hơn so với vùng có độ cao thấp hơn 1500m Vào tháng 9 và tháng 10 trời nhiều mây Các tháng 4,
5, 6 có số giờ nắng trung bình hàng ngày lên cao nhất và có thể đạt khoảng 6 - 7 giờ/ ngày, giá trị tổng xạ trung bình cũng cao nhất, vượt quá 3,5 kWh/m2.ngày, có nơi lên tới trên 5,8 kWh/m2.ngày Các tháng khác trong năm giá trị tổng xạ trung bình đều nhỏ hơn 3,5 kWh/m2.ngày
* Nơi có độ cao nhỏ hơn 1500m
Nắng thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 8 Số giờ nắng cao nhất vào khoảng 8 - 9 giờ /ngày trong các tháng 4, 5, 9, 10 Từ tháng 12 đến tháng 2, thời gian nắng ngắn hơn vào khoảng 5 - 6 giờ/ngày Từ tháng 5 đến tháng 7, trời nhiều mây và hay mưa Giá trị tổng xạ trung bình ngày cao nhất vào các tháng 2,3,4,5 và tháng 9 khoảng 5,2
kWh/m2.ngày
Vùng Đông bắc: Nắng thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 11 Tổng xạ mạnh nhất
từ tháng 5 đến tháng 10, trong các tháng 1, 2, 3 thì sụt xuống thấp Số giờ nắng trung bình thấp nhất trong các tháng 2, 3 (dưới 2 giờ/ngày), cao nhất vào các tháng 5 (6 ÷ 7 giờ/ngày), giảm vào tháng 6, sau đó lại duy trì ở mức cao vào tháng 7 ÷ 10 Tổng xạ trung bình cũng diễn biến tương tự và lớn hơn 3,5 kWh/m2.ngày vào các tháng 5 ÷ 10 Một số nơi có dãy núi cao, chế độ bức xạ mặt trời có khác biệt với vùng đồng bằng Mây và sương mù thường che khuất mặt trời nên tổng xạ trung bình hàng ngày không vượt quá 3,5 kWh/m2.ngày
Bắc trung bộ: Càng đi về phía nam thời gian nắng càng dịch lên sớm hơn, từ
tháng 4 ÷ 9 Tổng xạ mạnh nhất từ tháng 4 ÷10, trong các tháng 1, 2, 3 thì sụt xuống thấp Số giờ nắng trung bình thấp nhất trong các tháng 2, 3 (dưới 3 giờ/ngày), cao nhất vào các tháng 5 (7÷ 8 giờ/ngày), giảm vào tháng 6, sau đó lại duy trì ở mức cao vào
tháng 5 ÷ 7 tổng xạ trung bình có thể vượt quá 5,8 kWh/m2.ngày
Vùng Nam trung bộ: Càng về phía nam, thời kỳ thịnh hành nắng càng sớm và
kéo dài về cuối năm Các tháng giữa năm có thời gian nắng nhiều nhất, thường bắt đầu vào lúc 6 - 7 giờ sáng kéo dài đến 4 - 5 giờ chiều Tổng xạ từ tháng 3 ÷ 10 đều vượt quá 3,5 kWh/m2.ngày, có tháng lên xấp xỉ tới 5,8 kWh/m2.ngày
Trang 19Vùng Tây nguyên: Cũng rất nhiều nắng Tổng xạ và trực xạ đều cao Tổng xạ
trung bình cao, thường vượt quá 4,1 kWh/m2.ngày Số giờ nắng trung bình trong các
tháng 7 ÷ 9 tuy ít nhất trong năm cũng có tới 4 ÷ 5 giờ/ngày
Vùng đông Nam bộ và ĐBSCL: Vùng này quanh năm nắng Tổng xạ trung
bình cao, thường vượt quá 4,1 kWh/m2.ngày Ở nhiều nơi, có nhiều tháng lượng tổng
xạ cao hơn 5,8 kWh/m2.ngày
Một số kết luận: Giá trị bức xạ mặt trời trung bình hàng năm ở cao nguyên,
duyên hải miền Trung, và các tỉnh phía nam cao hơn và ổn định hơn trong suốt cả năm
so với các tỉnh phía Bắc Như vậy, các hệ thống được thiết kế dùng NLMT lắp đặt ở miền Bắc sẽ đắt hơn các hệ thống lắp đặt ở miền Nam đồng thời chúng phải có công suất lớn để bù vào các tháng mùa đông có nhiều mây
II.2.5 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác nguồn NL gió (NLG)
Với hơn 3000 km bờ biển và thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, VN được đánh giá là quốc gia có tiềm năng NL gió khá tốt Tuy nhiên, như nhiều quốc gia đang phát triển khác, tiềm năng NL gió của VN vẫn chưa được lượng hoá ở mức độ phù hợp Cho đến nay nguồn dữ liệu về gió chủ yếu vẫn là từ các trạm khí tượng thuỷ văn Tốc độ gió trung bình năm thu thập được từ các trạm này tương đối thấp, khoảng 2-3 m/s ở khu vực đất liền Khu vực ven biển, tốc độ gió khá hơn từ 3 đến 5 m/s Ở khu vực các đảo, tốc độ gió trung bình có thể đạt 5 đến 8 m/s
Tuy nhiên, số liệu từ các trạm khí tượng thuỷ văn nhìn chung không có độ chính xác cao và ít tính đại diện cho khu vực do vị trí đo thường ở trong thành phố và thị trấn và độ cao đo thấp, khoảng 10m với tần suất đo 4 lần/ngày
Trước vấn đề này, năm 2001, WB đã khởi xướng đề án xây dựng bản đồ NL gió
vào số liệu từ các trạm khí tượng thuỷ văn cùng với mô hình mô phỏng để đánh giá tiềm năng NL gió tại độ cao 65 m và 30 m, tương ứng với độ cao của tua bin gió nối lưới và tua bin gió lưới độc lập Nguồn dữ liệu thuỷ văn do Viện Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia (VNIHM) và Cơ quan Thông tin Khí quyển và Đại dương của Mỹ (NOOA) cung cấp Từ năm 2004, NOOA đã có kết nối với 24 trạm khí tượng thuỷ văn ở VN để thu thập dữ liệu
Theo nghiên cứu này, VN là nước có tiềm năng NL gió tốt nhất trong 4 nước Hơn 39% lãnh thổ của VN có tốc độ gió lớn hơn 6m/s tại độ cao 65m, tương đương với 513 GW Đặc biệt, hơn 8% lãnh thổ, tương đương 112 GW được đánh giá là có tiềm năng NL gió tốt (Bảng II.6)
Trang 20Bảng II.6: Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam tại độ cao 65 m
Tương đối cao 7-8 m/s
Cao 8-9 m/s
Chương trình phát triển hạ tầng NL Châu Âu-ASEAN ước lượng tiềm năng kỹ
thuật NL gió thấp hơn do chỉ xem xét đến khu vực có tốc độ gió được phân loại là
“tương đối cao”, “cao”, và “rất cao” Nghiên cứu này giả thiết 20% công suất của các
nhóm này là tiềm năng kỹ thuật, tương ứng với 22.400 MW
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng kết quả đánh giá tiềm năng NL gió của
WB đối với VN là lạc quan Điều này được thể hiện ở Bảng II.7, trong đó tốc độ gió từ
bản đồ gió của WB và tốc độ đo gió thực tế tại một số điểm được so sánh Nguồn dữ
liệu này cũng có thể có nhiều sai số do là sản phẩm của chương trình mô phỏng Mặc
dù kết quả đã được đối chiếu với số liệu đo đạc thực tế tại các trạm khí tượng thuỷ văn
nhưng như đã trình bày thì bản thân dữ liệu của các trạm này cũng không chính xác do
thiết bị cũ, không được kiểm định và việc đo đạc được tiến hành ở độ cao khoảng 10 m
với tần suất đo đạc thấp, 4 lần một ngày Đây có lẽ chính là lý do cho đề nghị của WB
tiến hành đo đạc khoảng 25 điểm để khẳng định tiềm năng gió
Bảng II.7: Tốc độ gió theo nghiên cứu của WB và tốc độ đo thực tế
Tốc độ gió trung bình năm tại độ cao 65
m so với mặt đất (m/s)
TT Vị trí
EVN WB
Nguồn: VNL, và các báo cáo khác
Trang 21Đề án “Qui hoạch tiềm năng NL gió để phát điện” của Tập Đoàn Điện Lực Việt
Nam (EVN) là đề án đầu tiên của VN đánh giá về tiềm năng NL gió cho khu vực
duyên hải Đề án này sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên Theo đó, số liệu gió được đo
đạc cho một số điểm lựa chọn, sau đó được ngoại suy thành dữ liệu gió mang tính đại
diện khu vực bằng cách lược bỏ tác động của độ nhám bề mặt, sự che khuất do các vật
thể như toà nhà và sự ảnh hưởng của địa hình Số liệu gió mang tính khu vực này sau
đó được được sử dụng để tính toán dữ liệu gió tại điểm khác bằng cách áp dụng qui
trình tương tự nhưng theo chiều ngược lại Trên cơ sở dữ liệu đó, cùng với việc xem
xét đến các yếu tố ảnh hưởng (khoảng cách đấu nối với hệ thống điện, địa hình, khả
năng vận chuyển thiết bị, sự chấp nhận của cộng đồng, chi phí thuê đất và các vấn đề
về môi trường) các điểm phù hợp cho phát triển điện gió được xác định
Bằng cách này, đề án đã ước lượng được tổng diện tích vùng cho phép khai thác
NL gió Tổng diện tích các vùng này tương đương 1785 MW Khu vực miền Trung
chiếm tỷ lệ lớn nhất, 880 MW tập trung chủ yếu tại hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định,
tiếp sau là khu vực miền Nam với tiềm năng gió tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Ninh
Thuận và Bình Thuận (Bảng II.8) Tuy nhiên, số liệu này còn chưa hoàn chỉnh bởi đề
án chỉ tập trung nghiên cứu tiềm năng gió của các vùng ven biển Ngay cả như vậy,
cũng hoàn toàn có khả năng là nhiều vị trí có tiềm năng gió tốt chưa được phát hiện và
do vậy cần phải có các nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn để có được bức tranh đầy đủ
hơn về tiềm năng NL gió của VN
Bảng II.8: Tiềm năng kỹ thuật NL gió của VN a
II.2.6 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác nguồn NL Địa nhiệt
Theo khảo sát sơ bộ ban đầu thì tổng công suất những nhà máy địa nhiệt nếu
được xây dựng ở VN có thể lên tới khoảng trên 400 MW
Những vùng có tiềm năng địa nhiệt lớn là Tây Bắc, Đông Bắc, và đặc biệt là
khu vực miền Trung như Lệ Thủy (Quảng Bình), Mộ Đức, Nghĩa Thắng (Quảng
Ngãi), Hội Vân (Bình Định), Tu-bông, Đảnh Thạnh (Khánh Hòa) Đây là những địa
điểm có tính khả thi cao khi xem xét xây dựng các dự án điện địa nhiệt
Theo kết quả nghiên cứu của Đề án "Đánh giá tài nguyên địa nhiệt làm cơ sở
thiết kế và khai thác sử dụng thử nghiệm vào mục đích NL ở một số vùng triển vọng”
Trang 22do Tổng cục Địa chất thực hiện năm 1983, đã tổng hợp được tài liệu của các nguồn nước nóng trong toàn quốc, đã đánh giá tiềm năng địa nhiệt và phân vùng triển vọng ứng dụng nguồn NL này Theo số liệu tổng kê đến năm 2000, ở VN đã phát hiện 269 nguồn nước nóng trong đó có 140 nguồn nước ấm, 84 nguồn nước nóng vừa, 41 nguồn nước rất nóng và 4 nguồn nước quá nóng Các nguồn địa nhiệt được phân bố có mật
độ khác nhau theo vùng địa lý
Bảng II.9: Tổng kê các nguồn nước nóng theo nhiệt độ và vùng
Các vùng Cấp nhiệt
Theo cấp Nhiệt độ
% so với toàn quốc
Nguồn: Danh bạ các nguồn nước khoáng nước nóng Việt Nam, Võ Công Nghiệp, 1998
Vùng Tây Bắc (TB): có nhiều nguồn nước nóng nhất (79 nguồn), bằng 29,4%
số nguồn trong toàn quốc Thứ đến là Nam Trung Bộ với 67 nguồn, bằng 24,9% Nếu xét về mặt nhiệt độ thì ở Nam Trung Bộ số nguồn "rất nóng" có tới 20 nguồn, tức là chiếm 48,8% tổng số nguồn "rất nóng" trong toàn quốc (41 nguồn) Các nguồn địa nhiệt ở vùng Tây Bắc Bộ phân bố dầy ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Lao Cai và Phú Thọ chúng xuất lộ dọc theo các hệ thống đứt gãy có phương Tây Bắc - Đông Nam
Vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) & Đông Băng Sông Cửu Long (ĐBSCL): là những bồn actezi lớn, bị phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ rất dày nên nước
nóng không có điều kiện xuất lộ nhưng vẫn tồn tại dưới sâu và chỉ được phát hiện trong các lỗ khoan, đặc biệt một số lỗ khoan sâu thăm dò dầu khí ở vùng Thái Bình, Nam Định đã phát hiện được nước "quá nóng" (từ 100oC đến 150oC) tại độ sâu 3-4 nghìn mét Theo sự phát triển của công tác điều tra địa chất và tìm kiếm dầu khí, chắc chắn số lỗ khoan gặp nước nóng sẽ ngày càng gia tăng ở phần thềm lục địa theo tài liệu của ngành dầu khí, tại bể sông Hồng có 57 giếng khoan tìm kiếm sâu từ 300 đến 4300m, nhiệt độ cao nhất đo được ở đáy giếng là 179,8oC Ở bể Cửu Long có 40 giếng khoan sâu từ 400 đến 4500m, nhiệt độ cao nhất đạt 145oC
Trang 23Vùng Đông Bắc (ĐB): Có tổng cộng 11 nguồn trong đó có 5 mạch lộ và 6 lỗ
khoan Ở Vùng này có nguồn địa nhiệt Bó Đớt thuộc xã Thượng Sơn, huyện Bắc
M= 0,28g/l Dọc ven biển Quảng Ninh qua công tác tìm kiếm nước dưới đất và nước khoáng đã phát hiện được nước khoáng Quang Hanh và Tam Hợp Ngoài ra còn gặp ở một vài lỗ khoan riêng lẻ ở Nà Rụa, Cao Bằng và La Hiên, Thái Nguyên
Vùng Bắc Trung Bộ (BTB): Các nguồn địa nhiệt phân bố tập trung ở Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Trong đó có 11/42 nguồn có nhiệt
độ cao thuộc nhóm nước rất nóng, đặc biệt là có nguồn địa nhiệt Bang (Lò Vôi) dạng
lượng khoảng 20l/s Một số điểm khác cũng có nhiệt độ cao như Sơn Kim - Hà Tĩnh
78oC, Thanh Tân - Huế: 68oC, Quảng Trị: 70oC
Vùng Nam Trung Bộ (NTB): Các nguồn địa nhiệt có nhiệt độ xuất lộ cao ở
đây phân bố chủ yếu ở phần chuyển tiếp giữa địa hình đồi núi và đồng bằng ven biển của các tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Phú Yên Tám nguồn địa nhiệt có nhiệt độ trên mặt cao hơn 70°C, các nguồn có nhiệt độ cao đặc biệt là Bình Châu 83°C, Hội Vân 83°C
Kết quả đánh giá tiềm năng địa nhiệt của các vùng địa nhiệt cho thấy, những khu vực có tiềm năng địa nhiệt lớn được phân bố ở NTB, TB, và BTB
Tại các khu vực trên, không có tài liệu nào nói tới việc đo nhiệt ở các lỗ khoan thăm dò và khai thác để từ đó làm cơ sở xác định được gradien địa nhiệt cho mỗi vùng
Do đó việc xác định chiều sâu phân bố của các nguồn địa nhiệt chưa thể đánh giá được Theo Công ty ORMAT Hoa Kỳ đã đi khảo sát ở vùng NTB để đầu tư xây dựng nhà máy điện địa nhiệt thì lỗ khoan khai thác NL địa nhiệt có chiều sâu khoảng 1000m
Từ những tiếp cận trên, có một số kết luận bước đầu như sau:
- Nhiệt độ dưới sâu của các nguồn địa nhiệt ở VN tính theo các địa nhiệt kế dao động trong khoảng 100 đến 200oC
thấy đều là nguồn gốc khí tượng
Do không có nghiên cứu sâu và tài liệu đo nhiệt trong các lỗ khoan nên chưa xác định được chính xác chiều sâu phân bố các nguồn địa nhiệt Để giải quyết vấn đề này cần phải có công trình khoan thăm dò và kiểm tra đối sánh với kết quả đánh giá
Trang 24Bảng II.10: Tổng hợp tiềm năng địa nhiệt theo các vùng
Số nguồn địa nhiệt có triển vọng khai thác theo quy mô khác nhau Vùng địa nhiệt Tổng số nguồn Nhiệt độ dưới sâu (0 C)
Công nghiệp Vừa Nhỏ
Nguồn: Viện nghiên cứu địa chất & khoáng sản (2005)
Trong các nguồn kể trên có 6 nguồn triển vọng nhất là ở NTB (Bang, Tu Bông,
Hội Vân, Đảnh Thạch, Mộ Đức, Nghĩa Thắng) đã được Công ty ORMAT lựa chọn
đánh giá và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi với công suất 112,7 MW Tổng tiềm
năng điện địa nhiệt được đánh giá ở nước ta từ 200-340MW
II.2.7 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác NLSH
NLSH có thể được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như các loại
lương thực có hạt (gạo, ngô, khoai lang và sắn), mía và các loại chất thải hữu cơ khác
(mật đường, dầu ăn đã sử dụng, mỡ cá da trơn, kể cả SK thô)
Sử dụng các loại lương thực có hạt để sản xuất ethanol sinh học là vấn đề nhạy
cảm bởi vì nó liên quan đến an ninh lương thực Hiện nay, nhu cầu NLSH đang là một
trong những tác nhân làm thiếu hụt lương thực và làm tăng đột ngột giá lương thực
trên thế giới, mà VN cũng bị tác động Giải pháp hợp lý nhất là tập trung vào việc sử
dụng các nguồn chất thải hữu cơ (mật đường, dầu ăn đã sử dụng và mỡ cá da trơn) như
là nguyên liệu chính để sản xuất nhiên liệu sinh học ở VN
Mật rỉ đường có thể được sử dụng để sản xuất ethanol sinh học Mật rỉ đường
được sản sinh trong các nhà máy đường Chế biến 1 tấn mía có thể sản sinh 0,04 tấn
mật rỉ đường Với 9,4 triệu tấn mía chế biến tại các nhà máy đường trong năm 2005,
lượng mật rỉ đường sản sinh là 0,376 triệu tấn Theo quy hoạch phát triển ngành mía
đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tổng lượng mía chế biến sẽ tăng
lên đến 14,7 triệu tấn (105.000 tấn mía/ngày) vào năm 2010 Do đó, lượng mật rỉ
đường phát sinh từ các nhà máy đường sẽ là 0,588 triệu tấn
Dầu ăn đã sử dụng có thể được sử dụng như nguyên liệu để sản xuất dầu diesel
sinh học Dầu ăn đã sử dụng được thu gom chủ yếu từ các nhà máy chế biến thực
phẩm, các nhà hàng quy mô vừa và lớn, v.v , những nơi mà dầu thực vật được sử
dụng với khối lượng lớn để nấu ăn hoặc chế biến thực phẩm (mì ăn liền, thực phẩm
chiên rán) Năm 2005, sản lượng dầu thực vật là 0,397 triệu tấn9 Theo kế hoạch của
nhà nước, VN dự kiến sẽ sản xuất 0,660 triệu tấn dầu thực vật vào năm 201010
9 Niên giám Thống kê Việt Nam 2006
10 Global Agriculture Information Network, 2005 Vietnam oilseeds and products
Trang 25Mỡ cá da trơn có thể được sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học Lượng mỡ
này được thu gom từ các nhà máy chế biến cá da trơn (“cá tra” và “cá basa”), chủ yếu
tập trung ở các tỉnh ĐBSCL Năm 2005, VN sản xuất khoảng 0,5 triệu tấn cá da trơn
Lượng cá da trơn được chế biến dự kiến đạt 1,0 triệu tấn vào năm 2010 Với tỷ lệ giữa
mỡ cá và lượng cá được chế biến là 0.12 tấn/tấn11, lượng mỡ cá da trơn phát sinh ở
Việt Nam sẽ là 0,06 triệu tấn vào năm 2005 và 0,12 triệu tấn vào năm 2010
Bảng II.11: Một số chất thải hữu cơ khác phát sinh (triệu tấn)
Nguồn: Báo cáo Chiến lược, Quy hoạch NLTT, VNL, 2008
II.2.8 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác điện thuỷ triều
Mặc dù VN có bờ biển rất dài, NL sóng và thủy triều là công nghệ NLTT
nhưng cho đến nay không có đóng góp vào hệ thống NL VN và kể cả một số năm tới
bởi đầu tư đánh giá để khai thác nguồn NL này ở VN còn rất kiêm tốn do vậy, đến
năm 2015 vấn chưa thể khai thác, Nếu được đầu tư ngay từ bây giờ thì phải sau 2015
và đến năm 2025 cũng sẽ mới chỉ ở giai đọan trình diễn và như vậy trong mọi trường
hợp sẽ không có đóng góp đáng kể vào mục tiêu NLTT năm 2025 của VN
tăng các ảnh hưởng liên quan đến các công trình lớn đối với các dự án điện thủy triều,
hoặc ảnh hưởng tầm nhìn và ảnh hưởng động vật hoang dã như các cánh đồng điện gió
ở ngoài khơi
Tuy nhiên, ưu điểm của các dự án điện thủy triều (so với điện gió và thủy điện)
là có thể dự báo thủy triều do đó dự báo được đúng điện năng Nhưng cho đến nay,
việc sử dụng thủy triều một cách truyền thống ở VN chỉ hạn chế ở mức làm muối và
điều tiết mức nước cho hoạt động thủy sản
Nguồn thủy triều
được bổ sung 57 trạm di động) Các trạm khí tượng thủy văn cũng đo tốc độ, hướng
các dòng hải lưu, biên độ và pha của sóng thủy triều xung quanh các đảo Bạch Long
11 Số liệu từ Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agrifish)
12 For example, the SMD Hydrovision company in UK created one simple tidal power system, easy for installation
and little impact on environment This system has name of TidE1, using floating tidal turbines, anchored to sea
bottom by chains These “mills” are drifting together with tide Therefore, they can turn to the best direction for
getting energy from rotating blades This power system is simple SMD Hydrovision tested model of TidE1 with
dimensions of 1/10 of actual system and put it in the huge water tank in Northumberland Center of Renewable
Energy The result is that the big turbines can produce about 1 MW The inventors intend to make one large system
with 15 m-long blades in European Center for Ocean Energy in Orkney in the next year
Trang 26Vỹ, Cô Tô, Cát Bà, Hòn Dấu, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa …Những số liệu đo
này cho thấy dòng thủy triều lớn nhất là từ 0,74m/s đến 0,84 m/s13, và cố liệu có được
cho chuỗi thời gian khoảng 30 năm trong một số trường hợp
Thủy triều có những đặc tính khác nhau: một số chỗ có thủy triều lớn nhất và
nhỏ nhất trong một ngày (gọi là nhật triều) Nhiều chỗ có hai lần cao nhất và hai lần
thấp nhất trong một ngày Nhiều chỗ có cả hai chế độ trên với chiều cao khác nhau
Bảng II.12 trình bày đặc tính thủy triều của Việt Nam
Bảng II.12: Chế độ trung bình, chiều cao và chiều rộng của thủy triều (±5%)
Tọa độ Tên trạm
Vĩ độ Kinh độ
Chế độ thủy triều
Độ rộng thủy triều ATB (cm)
Chiều cao thủy triều Hmax/HTB/Hmin
Các nghiên cứu về các nguồn thủy triều của VN cho thấy:
• Tiềm năng NL thủy triều của VN không lớn so với các nước khác trên thể giới
• Có nhiều vị trí địa hình thuận lợi (như vịnh, vũng) để xây dựng nhà máy điện
thủy triều nhưng tiềm năng NL thủy triều nhỏ do biên độ nhỏ (chỉ khoảng 1m)
và chế độ thủy triều chủ yếu là nhật triều
• Chế độ thủy triều của ĐBSCL có thuận lợi hơn vì có chế độ bán nhật triều là
phổ biến đối với các nhà máy điện thủy triều ở Châu Âu Không thể phát triển
nhà máy điện thủy triều ở sông Mê Kông vì các mục đích sử dụng nước và môi
trường sinh học
• Trữ lượng điện thủy triều của VN ước tính là 1,6 tỷ kWh/năm và tập trung ở bờ
biển Quảng Ninh (khoảng 1,3 tỷ kWh/năm) Thêm khoảng 0,2 tỷ kWh/năm có
thể khai thác với công suất nhỏ ở vùng hạ lưu sông Mêkông
13 Số liệu đo đạc và tính toán thuỷ triều vùng ven bờ biển Việt Nam
Trang 27• Ước tính giá thành sẽ lớn hơn 2000 VND/kWh, nhưng ước tính này là thấp bởi
vì chưa có nghiên cứu khả thi và dự toán tin cậy
II.2.9 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác nguồn rác thải sinh hoạt
(RTSH) cho sản xuất NL
RTSH có thể sử dụng cho sản xuất NL bằng các phương pháp: Thu hồi nhiệt
năng trong các lò đốt, phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thu hồi KSH và phương pháp
chế biến phân hữu cơ thu hồi KSH Các phương pháp này còn tuỳ thuộc vào thành
phần rác thải và điều kiện kinh tế của từng nước Hiện nay, phương pháp chôn lấp hợp
vệ sinh và ủ phân hữu cơ sản xuất ra KSH được sử dụng chủ yếu
Rác thải sản sinh tại các đô thị của VN được chia thành bốn loại: rác thải (sinh
hoạt) đô thị, rác thải xây dựng, rác thải công nghiệp và rác thải y tế Thông thường, rác
thải đô thị bao gồm các loại chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các cơ sở thương
mại, các cơ quan và chất thải từ các chợ
Lượng rác thải đô thị phát sinh ở mỗi thành phố có thể được tính theo công thức
sau:
MSW = P × WGR × 365 × 1000 Trong đó: MSW – lượng rác thải phát sinh ở mỗi thành phố (tấn/năm), P – dân số
của thành phố (người), WGR – hệ số phát sinh rác thải tính trên đầu người
(kg/người/ngày), 365 – số ngày của một năm, 1000 – chuyển đổi từ kilôgam sang tấn
Theo báo cáo Diễn biến Môi trường VN 2004, lượng rác thải phát sinh trong năm
2003 là 12,8 triệu tấn, trong đó 50% (6,4 triệu tấn) được sản sinh tại các đô thị Hệ số
phát sinh rác thải tính trên đầu người dân đô thị là 0,84 kg/người/ngày Hệ số này sẽ là
0,9 kg/người/ngày vào năm 2005, và sẽ đạt 0,95 kg/người/ngày vào năm 2010 Dự tính
lượng rác thải phát sinh tại các đô thị được trình bày trong Bảng II.13
Bảng II.13: Lượng rác thải phát sinh tại các đô thị (triệu tấn)
Nguồn: Báo cáo Chiến lược, Quy hoạch NLTT, VNL, 2008
II.2.10 Tổng hợp tiềm năng & khả năng khai thác các nguồn NLTT ở Việt
Nam
Tiềm năng và khả năng khai thác các dạng NLTT được tổng hợp và trình bày ở
bảng sau
Trang 28Bảng II.14: Tổng hợp tiềm năng, khả năng khai thác các nguồn NLTT
NLTT
Tiềm năng
(Đơn vị tự nhiên)
Tiềm năng
(Quy KTOE)
Khả năng khai thác cho điện
Khu vực miền núi: Đông Bắc; Tây Bắc, Bắc Trung bộ; Nam Trung Bộ; Tây Nguyên Cho nối lưới và lưới điện mini Gió + WB: >>8700
+ Miền trung, tây nguyên, các đảo
+ Các khu vực ven biển và nơi
có gió địa hình khác Địa nhiệt 200-340 MW 175 + Kinh tế: không
kinh tế ở giá bán hiện nay Cần hỗ trợ
Khu vực miền Trung, Tây Bắc
+ Điện mặt trời: Khu vực dân
cư ngoài lưới
+ Trang trại, khu vực chế biến
+ Sản xuất điện
Ghi chú: NA: Chưa xác định
II.2.11 Các kết luận về tiềm năng và khả năng khai thác NLTT ở Việt Nam
TĐN: Hơn 1000 địa điểm có tiềm năng phát triển thuỷ điện nhỏ công suất từ 0,1-≤30MW đang được xem xét khai thác trong nhưng giai đoạn tới Trước mắt, giai đoạn đến 2015 tập trung khai thác tại những địa điểm có tính khả thi về kinh tế Sau
2015 việc khai thác sẽ phần lớn tập trung ở các vùng sâu, xa lưới Khi dó tính khả thi
về kinh tế-tài chính sẽ không cao do chi phí đấu nối lớn Vì vậy cần có sự hỗ trợ cho một số dự án trong giai đoạn này
Trang 29NLSK: Tập trung chủ yếu vào khai thác trấu, bã mía, vỏ cà phê và một số phế thải có khối lượng lớn như vỏ hạt điều, phế thải gỗ cho mục đích đồng phát NL, công suất các dự án có thể từ vài trăm kW đến vài chục MW nối lưới Một số cơ sở sản xuất chế biến gỗ có thể xây dựng hệ thống phát điện - nhiệt từ phụ phẩm gỗ Việc sử dụng
SK cho đun nấu ở các hộ gia đình nông thôn như hiện nay là rất lãng phí do hiệu suất nhiệt thấp (trung bình dưới 15%) Vì vậy, cần thiết giới thiệu các công nghệ sử dụng
SK quy mô nhỏ có hiệu suất cao, đun nấu sạch cho khu vực hộ gia đình nông thôn Tiềm năng tiết kiện NL trong khu vực hộ gia đình là rất lớn
NLKSH: Sẽ phát triển theo 2 hướng: Hầm KSH cho gia đình và Hệ thống KSH cho trang trại lớn, các nhà máy chế biến lương thực-thực phẩm Xem xét KSH phát điện cho khu vực ngoài lưới, nối lưới và tự dụng tại các hộ gia đình để thay thế một phần điện lưới
NLMT : Trung bình năm khoảng 1400 - 3000 giờ nắng theo hướng tăng dần về phía Nam, có thể ứng dụng NLMT ở các lĩnh vực: Đun nước nóng, phát điện: Phục vụ cho điện khí hoá khu vực ngoài lưới Cấp điện thay thế điện lưới: trường hợp này không thể xét về khía cạnh kinh tế vì giá cao, chỉ ứng dụng cho mục đích chuyên ngành hoặc các dự án trình diễn Ngoài ra còn các dạng ứng dụng khác như: chưng cất nước, bếp mặt trời
NL gió: Ứng dụng NL gió cho mục đích phát điện tại VN không thể thực hiện được, ngay cả những vùng có chế độ gió tốt nhất vì không có vị trí nào có hiệu quả kinh tế khi giá mua điện như hiện nay kể cả khi áp dụng biểu giá chi phí tránh được
Do vậy cần có cơ chế hỗ trợ giá (nhà nước hỗ trợ giá và tiền hỗ trợ này có thể được lấy
từ một quỹ NLTT được đề xuất thành lập) Tại các điểm hải đảo có tiềm năng gió, do không có lưới điện quốc gia nên hệ thống lai ghép giữa Gió-Diesel hoặc Gió – MT – Diezel được khuyến khích ứng dụng, nguồn Diesel hoặc là dự phòng hoặc bổ sung do điều kiện thời tiết
NL địa nhiệt: Nguồn địa nhiệt chỉ mới được điều tra, thăm dò do đó để ứng dụng cần phải có khảo sát đánh giá chính xác trước khi xây dựng các dự án Tuy nhiên, với số liệu hiện có nên tập trung phát triển địa điệt ở khu vực miền trung với công nghệ nhị nguyên (nhiệt độ thấp)
NLSH: Nhiều loại cây có thể làm nguyên liệu để sản xuất ethanol hoặc sản xuất bio-diesel, nhưng cần lựa chọn loại cây nào ở vùng đất nào thích hợp cho việc sản xuất NLSH không ảnh hưởng đến an ninh lương thực và bảo bảo sự cân bằng trong phát triển kinh tế - năng lượng – môi trường
rất khó để phát triển trong giai đoạn đến 2015, kể cả sau 2015 Trong giai đoạn từ nay đến 2015 cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định tiềm năng kinh tế của dạng NLTT này
Trang 30CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA CÁC NƯỚC TRONG VIẸC HỖ TRỢ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
NLTT III.1 Một số cơ chế hỗ trợ đã được các nước trên thế giới áp dụng
Thúc đẩy, hỗ trợ phát triển NLTT, đặc biệt cho phát điện, ngày càng trở nên quan trọng trong các chính sách năng lượng ở hầu hết các nước khu vực và trên thế giới Các chính sách đưa ra nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội và kinh tế như: bảo
vệ môi trường, cung cấp điện nhằm tạo ra các hoạt động kinh tế, nâng cao thu nhập cho cư dân nghèo ở các vùng xa lưới điện, đa dạng hoá các dạng cung cấp NL vì sự phát triển bền vững
Trong hai thập kỷ qua, đã có những bước thay đổi vượt bậc trong việc nâng cao chất lượng, quy mô, và hiệu suất về công nghệ, độ tin cậy, hiệu quả và nhận thức chung về NLTT Mặc dù có được những thành tựu như vậy nhưng việc phát triển NLTT vẫn chưa tương xứng với tiềm năng do còn nhiều rào cản cần phải vượt qua Có thể nêu ra một số rào cản chính như sau:
• Chi phí: Chi phí cho công nghệ NLTT đã được giảm đáng kể, đặc biệt đối với
các hệ thống phát điện gió và pin mặt trời Tuy nhiên, chi phí của các hệ thống này vẫn cao hơn so với các hệ thống phát điện qui ước Trong một vài trường hợp, năng lượng gió có thể cạnh tranh được với các nguồn qui ước, tuy nhiên đối với pin mặt trời chi phí vẫn còn cao
• Khả năng đáp ứng: Năng lượng điện không thể tích trữ, nên việc phát điện
phải liên tục tăng hoặc giảm để đáp ứng nhu cầu sử dụng luôn thay đổi Khả năng kiểm soát điện phát ra là đòi hỏi cao đối với công nghệ phát điện Ngoại trừ NL sinh khối, địa nhiệt, các nguồn NLTT khác như gió, mặt trời, thuỷ điện nhỏ luôn phụ thuộc vào thời tiết và luôn thay đổi, vì thế không có khả năng đáp ứng nhu cầu thay đổi của lưới điện
• Qui mô nhỏ: Các công nghệ phát điện qui ước thường đạt tới công suất trên
100MW hoặc thậm trí trên 1000MW Ngược lại, các công nghệ NLTT thường ở qui mô nhỏ dưới 1 kW và có thể tăng lên đến dưới 100MW Vì thế, chi phí giao dịch cho lập qui hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành thường cao hơn so với các nguồn qui ước
Do các rào cản như vậy, NLTT không thể phát triển được nếu không có sự can thiệp của Chính phủ thông qua các cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm phát triển NLTT
Dưới đây sẽ mô tả một số cơ chế, chính sách đã được các nước trên thế giới sử dụng ở các mức độ khác nhau để thực hiện thành công các chiến lược phát triển NLTT:
III.1.1 Về khuyến khích đầu tư
Khuyến khích đầu tư thường được sử dụng để giảm các chi phí đầu tư cho dự
án, và như vậy sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án NLTT Việc
Trang 31khuyến khích sẽ thực hiện dưới dạng hỗ trợ tài chính, miễn hoặc giảm thuế thông qua Chính phủ hoặc thông qua người sử dụng dưới dạng tính thêm một khoản tiền vào hoá đơn tiền điện Có thể có nhiều hình thức khuyến khích đầu tư, nhưng thông thường, một số chính sách mô tả dưới đây thường được các nước sử dụng:
• Miễn giảm thuế đầu tư
Tương tự như hỗ trợ đầu tư, miễn giảm thuế đầu tư là nhằm giảm chi phí đầu tư thông qua việc miễn giảm nghĩa vụ thuế doanh nghiệp đối với khoản tiền mà các nhà đầu tư dành cho các dự án NLTT Nó có thể hấp dẫn đối với các doanh nghiệp kinh doanh có lãi hoặc có thu nhập cá nhân cao khi tham gia vào thị trường NLTT để giảm nghĩa vụ đóng thuế doanh thu của họ đối với khoản tiền đầu tư vào dự án NLTT, nhưng có thể không hiệu quả nếu các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến khoản tiền thuế họ không phải nộp hơn là sản lượng điện tạo ra Miễn giảm thuế đầu tư có thể kém minh bạch và kém hiệu quả hơn hỗ trợ đầu tư trực tiếp Miễn giảm thuế đầu tư đã được Mỹ
sử dụng để khuyến khích phát triển NL gió vào những năm 1980, nhưng nó đã bị lạm dụng một cách rộng rãi và tạo ra phản ứng chính trị cho đến tận ngày nay
• Các khuyến khích thuế đầu tư khác
Các dạng khuyến khích thuế đầu tư khác đã được sử dụng rộng rãi như: Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu đang được ấn Độ và Trung Quốc sử dụng để giảm chi phí cho các thiết bị nhập khẩu Các loại khuyến khích về thuế khác bao gồm khấu hao thiết bị luỹ tiến, giảm thuế tài sản, trả lại một phần thuế giá trị gia tăng Các cơ chế này thường được sử dụng để giảm chi phí đầu tư cho dự án, tuy nhiên cũng như các khuyến khích đầu tư khác, nó có thể bị người bán hàng lợi dụng thông qua tăng giá bán thiết bị Các khuyến khích về thuế có thể dễ dàng hơn cho chính phủ để tránh phải thu một khoản tiền thuế từ dự án song đó lại trả lại khoản tiền đó khi hỗ trợ đầu tư dự án
• Ưu đãi tài chính
Chi phí đầu tư bị đội lên là một vấn đề quan trọng trong hầu hết các dự án đầu
tư, đặc biệt là các công trình hạ tầng cơ sở như phát điện có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng và và tuổi thọ kéo dài Vì thế tỉ lệ lãi suất thấp hoặc thời gian vay vốn kéo dài hơn có thể giảm đáng kể chi phí đầu tư cho dự án Các Chính phủ như Ấn Độ, Đức
Trang 32đã tạo ra một quĩ đặc biệt để cho các dự án NLTT vay ở mức lãi suất thấp hơn thị trường
III.1.2 Về Khuyến khích sản xuất
Cũng như khuyến khích đầu tư, khuyến khích sản xuất là các hỗ trợ để giảm chi phí sản xuất điện từ các nguồn NLTT Khuyến khích sản xuất được thực hiện và trả thông qua thuế hoặc tiền điện được trả thêm qua hoá đơn của khách hàng Tuy nhiên, khác với khuyến khích đầu tư được trả dựa trên vốn đầu tư, khuyến khích sản xuất được trả trên cơ sở mỗi kWh điện năng phát ra Khuyến khích sản xuất sẽ ưu việt hơn khuyến khích đầu tư vì khuyến khích được các nhà đầu tư tăng tới mức cao nhất điện năng sản xuất ra và loại trừ việc lạm dụng để tăng vốn đầu tư ban đầu
Tuy nhiên, khuyến khích sản xuất cũng có điểm bất lợi so với khuyến khích đầu
tư do việc khuyến khích sẽ được trả theo mỗi kWh bán ra, vì thế các nhà đầu tư phải tin tưởng rằng chính sách này sẽ được duy trì trong tương lai Việc giảm khuyến khích
do thay đổi chính sách, cắt giảm ngân sách chính phủ hoặc không ổn định về chế độ chính trị có thể gây ra tác động xấu về tài chính đối với các công trình NLTT Ngược lại, hỗ trợ đầu tư sẽ an toàn hơn cho các nhà đầu tư do việc hỗ trợ dự án đã được trả khi xây dựng dự án Dưới đây là các hình thức hỗ trợ sản xuất:
Tuy nhiên, chỉ giao cho các công ty điện mua điện với chi phí có thể tránh được vẫn chưa đủ, điều quan trọng hơn là xác định hợp lý giá có thể tránh được Nếu giá có thể tránh được không đủ cao thì các dự án NLTT vẫn chưa thể cạnh tranh được với các nguồn điện qui ước Hơn nữa việc qui định các công ty phải mua điện NLTT vẫn là điều miễn cưỡng
• Hỗ trợ cho mỗi kWh điện sản xuất
Hỗ trợ sản xuất có thể thực hiện ở các hình thức khác nhau, đơn giản nhất là hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt trên mỗi kWh điện sản xuất ra Các nước Anh, Đan Mạch
Trang 33và Đức đã thực hiện hỗ trợ theo cách này Tuy nhiên, mức độ hỗ trợ có thể được xác định theo các cách khác nhau ở Anh, mức độ hỗ trợ được xác định thông qua đấu giá, trong khi ở Đan Mạch và Đức được xác định một cách hành chính theo tỉ lệ giá điện nhất định ở khu vực gia dụng Còn ở Mỹ đối với các nhà máy điện cũ vẫn thực hiện theo cách định giá hành chính, còn các dự án mới phải thông qua đấu thầu để xác định mức hỗ trợ trên 1 kWh điện
• Miễn giảm thuế sản xuất trên 1 kWh điện
Cũng như khuyến khích đầu tư, các khuyến khích sản xuất cũng có thể được thực hiện khác với hỗ trợ trực tiếp sản xuất, nó giống như là miễn thuế sản xuất trên 1 kWh điện NLTT Đây là chiến lược được Mỹ thực hiện từ 1992 để khuyến khích phát triển năng lượng gió và sinh khối Các khuyến khích thuế sản xuất cũng có cùng thuận lợi và khó khăn như đối với đầu tư đã được mô tả ở trên
III.1.3 Về hỗ trợ R&D
Ngoài các cơ chế khuyến khích trên, các khuyến khích khác cũng có thể được
sử dụng để nâng cao kiến thức, phát triển công nghệ vì mục tiêu dài hạn cho phát triển NLTT Chính vì vậy chính phủ các nước đã và đang cung cấp tài chính cho nghiên cứu, phát triển và trình diễn các công nghệ NLTT, đánh giá tiềm năng, đánh giá tác động môi trường và các khía cạnh liên quan khác Chỉ riêng trong năm 1995 chi phí hỗ trợ cho R&D đạt tới 880 triệu US$, trong đó Mỹ chiếm tỉ lệ lớn nhất, sau đó là Nhật Bản, Đức và Tây Ban Nha
Ngoài hỗ trợ R&D, chính phủ các nước còn khuyến khích gián tiếp phát triển NLTT thông qua các dạng hỗ trợ phát triển dịch vụ Các dạng hỗ trợ có thể thực hiện được như cùng chia sẻ rủi ro, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu công nghệ, hỗ trợ xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, cung cấp chứng chỉ chất lượng
III.2 Chiến lược và chính sách phát triển NLTT ở các nước trong khu vực
III.2.1 Trung quốc
Trung quốc đã có một lịch sử phát triển rất ấn tượng về sử dụng NLTT cho phát
triển nông thôn với một số chương trình lớn nhất thế giới như TĐN, bếp cải tiến và khí sinh học Để tiếp tục phát triển NLTT, chiến lược và kế hoạch phát triển năng lượng trung hạn và dài hạn đến 2020 đã đặt mục tiêu riêng cho phát điện từ các nguồn NLTT Mục tiêu đến 2010, điện TT sẽ đạt tỉ lệ 10% tổng công suất điện lắp đặt và đến
2020 đạt 12% Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ chú trọng đáng kể đến phát triển các nguồn nhiệt từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh học dạng lỏng
Chiến lược phát triển:
Để đạt được mục tiêu trên, Trung Quốc đã đặt ra chiến lược phát triển NLTT với 4 nguyên tắc cơ bản sau:
* Hỗ trợ phát triển hài hoà xã hội, kinh tế và môi trường thông qua ưu tiên phát triển các công nghệ NLTT có thể giúp người dân đạt được mức tiện nghi cơ bản
Trang 34* Trong giai đoạn ngắn hạn, phát triển thuỷ điện nhỏ, đun nước nóng bằng NLMT, cấp nhiệt từ địa nhiệt và các công nghệ NLTT cạnh tranh khác
* Hỗ trợ tích cực các công nghệ NLTT mới và phát triển các công nghệ như phát điện bằng sức gió và điện sinh khối thông qua các biện pháp khuyến khích phát triển thị trường, thành tựu kỹ thuật và năng lực chế tạo
* Lồng ghép các thành tựu kỹ thuật dài hạn với việc sử dụng và phát triển ngắn hạn, cụ thể đẩy mạnh phát triển các công nghệ NLTT với thị trường hiện tại và xem xét đến tiềm năng thị trường trong tương lai Tới năm 2020, phát triển hầu hết các nguồn sẵn có của thuỷ điện nhỏ, đun nước nóng bằng NLMT, cấp nhiệt từ địa nhiệt và các công nghệ NLTT cạnh tranh khác Ngoài ra cần đẩy mạnh thương mại hoá và phát triển năng lực chế tạo đối với các công nghệ điện phát điện bằng sức gió, sinh khối, và năng lượng mặt trời
Chính sách hỗ trợ phát triển NLTT:
Để khuyến khích phát triển NLTT ở Trung Quốc, Luật NLTT đã được Uỷ Ban thường trực Đại hội nhân dân toàn quốc (Standing Committe of National People’s Congress) phê chuẩn vào 28 tháng 2 năm 2005 và đã có hiệu lực thi hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2006
Luật NLTT ở Trung Quốc được xây dựng đã góp phần làm giảm thiếu hụt năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu
Bộ luật mới đặt Trung Quốc vào một giai đoạn phát triển rộng rãi NLTT đặc biệt là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất điện thương mại từ các nguồn NLTT
Luật cũng phân định rõ trách nhiệm quản lý, hỗ trợ phát triển và sử dụng NLTT trong phạm vi và quyền hạn của Hội đồng Quốc gia, và chính quyền các địa phương Hội đồng Quốc gia có trách nhiệm tổ chức, điều phối các nghiên cứu điều tra ở mức quốc gia, quản lý và khai thác sử dụng các nguồn NLTT, xác định các mục tiêu trung hạn và dài hạn cùng các kế hoạch phát triển và sử dụng NLTT, xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật ở mức quốc gia cho các công nghệ điện NLTT Chính quyền các tỉnh trên cơ sở các kế hoạch quốc gia, lập kế hoạch phát triển cho địa phương trên cơ sở tiềm năng tại chỗ và nhu cầu sử dụng của địa phương
Thông qua bộ luật này, Chính phủ khuyến khích xây dưng các cơ sở phát điện NLTT nối lưới và không nối lưới Các điện lực có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện tái tạo nằm trong khu vực lưới điện địa phương, tạo điều kiện và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho nối lưới Gía điện NLTT cấp lên lưới
sẽ do Ban điều chỉnh giá của Hội đồng Quốc gia xác định thông qua đấu thầu và khi cần thiết có thể sẽ điều chỉnh giá mua cho từng thời điểm trên cơ sở lợi ích của nhà đầu tư và người sử dụng Trong trường hợp giá điện NLTT vượt quá giá điện từ các
Trang 35nguồn phát điện qui ước thì sẽ được chia sẻ trong giá điện bán ra, do Ban điều chỉnh giá của Hội đồng Quốc gia xác định phương pháp tính
Chính phủ cũng khuyến khích và hỗ trợ phát triển các hệ thống điện độc lập ở các vùng lưới điện không thể vươn tới được nhằm cung cấp điện cho sản xuất và đời sống của cư dân thông qua quỹ của Chính phủ với gía điện được xác định theo giá của khu vực Trường hợp giá điện cao hơn do chi phí quản lý, vận hành thì mức cụ thể sẽ
do Hội đồng quốc gia xác định
Hội đồng Quốc gia cũng sẽ xây dựng một kế hoạch NLTT quốc gia, bao gồm các nhóm mục tiêu NLTT riêng như một văn bản qui định dưới luật Trên cơ sở đó các
sở kế hoạch tỉnh sẽ phát triển các kế hoạch cụ thể hơn Bộ luật cũng qui định cả các chi tiết liên quan đến mua và sử dụng pin mặt trời, các bộ đun nước nóng cũng như nhiên liệu NLTT
Để khuyến khích phát triển NLTT, Chính phủ sẽ thành lập Quỹ phát triển NLTT để hỗ trợ cho các hoạt động: Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn, triển khai các dự án thí điểm ứng dụng NLTT; Xây dựng các dự án NLTT ở các vùng nông thôn, các hệ thống điện NLTT ở các vùng nông thôn xa xôi và hải đảo; Điều tra đánh giá các nguồn NLTT và xây dựng các hệ thống thông tin liên quan; Chế tạo tại chỗ các thiết bị
sử dụng NLTT Ngoài ra các dự án NLTT nằm trong hạng mục quốc gia sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi và được miễn giảm các loại thuế liên quan khác do Hội đồng Quốc gia quy định
III.2.2 Thái Lan
NLTT ở Thái Lan đã hỗ trợ phát triển mạnh mẽ từ khi Quỹ Tiết kiệm Năng lượng được thành lập theo qui định của Bộ luật Xúc tiến Tiết kiệm Năng lượng (thông qua vào năm 1992)
Năm 2003, Chính phủ Thái Lan đã thông qua chiến lược phát triển NLTT, với mục tiêu tăng từ tỉ lệ 1% điện NLTT năm 2002 lên 8% vào 2011
Để đạt được mục tiêu này, Thái Lan đã thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển như sau:
- Xây dựng Quỹ hỗ trợ mua điện từ các nguồn NLTT, kinh phí được huy động từ việc thu thêm 0,05 Bath/kWh từ tiền điện bán ra (tương đương 0,125 $cent-với tỉ giá 40 Bath/$, chiếm khoảng 3% giá điện- 1,74 Bath/kWh hoặc 4,35 $cent/kWh)
- Cơ chế hỗ trợ giá cho điện NLTT nối lưới được xác định dựa trên chi phí tránh được (hoặc chi phí biên dài hạn), cộng thêm mức hỗ trợ cố định khác nhau tuỳ theo từng loại công nghệ Ví dụ, đối với phát điện từ sinh khối, mức hỗ trợ là 0,3
Bath/kWh, thuỷ điện nhỏ (<50kW) là 0,8 Bath/kWh
III.2.3 Ấn Độ
Ấn Độ đã hỗ trợ phát triển NLTT từ những năm cuối 1980 thông qua Bộ các nguồn năng lượng phi qui ước (MNES) và sự quan tâm của chính phủ Về điện NLTT