Cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm bột mỳ nhà máy bột mỳ Việt Ý tại miền trung 2010 – 2012 docx (Trang 26 - 65)

II. Cơ cấu tổ chức

3. Đặc điểm về nguồn lực của nhà máy

3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh

3.2.1. Mặt bằng nhà xưởng.

Nhà máy bột mỳ Việt Ý đóng bên đường Yết Kiêu, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. Nhà máy đựơc xây dựng nằm ở trung lộ đất nứơc, phía Bắc có đèo Hải Vân, biển đông và bán đảo Sơn Trà, phía Đông là dãy núi Ngũ Hành Sơn, phía Tây là vùng đồi núi, phía Nam là đồng bằng. Nhà máy nằm trong phạm vi từ 16 đến 16,1 độ Vĩ bắc, và 108,21 độ Kinh đông, chế độ khí hậu là nhiệt đới gió mùa.

Đây củng là khu vực có nhiều đầu mói giao thông của thành phố Đà Nẵng. Nhà maý cách cảng biển Tiên Sa khoảng 2km và cách quốc lộ 1A 10km. Tổng diện tích mặt bằng Nhà máy 32.450 m2, và được sử dụng xây dựng các công trình như sau

Bảng tổng quan diện tích mặt bằng nhà máy Stt Chỉ tiêu

Số lượng (m2)

Tỷ lệ (%)

1 Diện tích văn phòng làm việc 400 1.23 2 Diện tích kho Lúa mỳ 6.624 20.41 3 Diện tích kho Bột mỳ 2.880 8.88 4 Diện tích kho Cám mỳ 720 2.22 5 Diện tích nhà sản xuất chính 5 tầng 3.140 9.68 6 Diện tích nhà phân xưởng cơ điện 360 1.11 7 Diện tích Nhà ăn, hội trường 250 0.77 8 Diện tích nhà thường trực và cân điện tử 60 0.18 9 Diện tích nhà để xe 100 0.31 10 Đường nội bộ 3.347 10.31 11 Khuôn viên cây xanh bóng mát 14.568 44.90

12 Tổng diện tích 32.450 100

Qua số liệu với kiến trúc tổng thể được xây dựng trên mặt bằng Nhà máy có diện tích kho tàng, sân bải,nhà xưởng khá rộng, có thể đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô Nhà máy trong tương lai.

3.2.2. Tình hình tài chính của nhà máy.

Trong quá trình hình thành và phát triển của một doanh nghiệp yếu tố tài chính là sự sống còn của doanh nghiệp. Tài chính của doanh nghiệp biểu hiện sự

vững mạnh hanh suy yếu, nguồn tài chính được thể hiện qua nguồn vốn cố định và vốn lưu động. Vốn quyết định toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy, nó tạo điều kiện để các doanh nghiệp nói chung, và Nhà máy bột mỳ Việt Ý nói riêng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tìm hiểu Nhà máy rõ hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta có thể tìm hiểu về tình hình tài chính của Nhà máy qua các năm 2006,2007 và 2008 được thể hiện trong bảng sau:

BẢNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NHÀ MÁY QUA CÁC NĂM

ĐVT: 1.000 đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008

A Tài sản số tiền trọngtỷ số tiền trọngtỷ số tiền trọngtỷ

I Tài sản lưu động 21.637.499 57% 21.291.990 58% 23.991.975 51%

1 Tiền mặt 3.451.675 9% 754.502 2% 310.351 1% 2 Các khoản phải thu 9.547.353 25% 9.574.157 26% 9.786.470 21% 3 Hàng tồn kho 8.163.970 21% 10.475.786 28% 13.317.630 29% 4 Tài sản lưu động khác 474.501 1% 487.545 1% 577.522 1% II Tài sản cố định 16.884.312 44% 15.663.414 42% 22.730.988 49% 1 Nhà xưởng và thiết bị 16.538.753 43% 15.365.465 42% 22.730.988 49% 2 Tài sản dài hạn khác 345.559 1% 297.949 1% 0 0% Tổng Tài sản 38.521.118 100% 36.955.404 100% 46.722.963 100% B Nguồn vốn I Nợ phải trả 14.478.678 38% 12.843.105 35% 18.992.423 41% 1 Nợ ngắn hạn 7.948.678 21% 6.963.445 19% 8.222.423 18% 2 Nợ dài hạn đến hạn trả 6.530.000 17% 5.879.660 16% 10.770.000 23% II Nguồn vốn chủ sở hửu 24.042.440 62% 24.112.299 65% 27.730.540 59% 1 Nguồn vốn ngân quỹ 23.623.661 62% 24.109.345 65% 27.730.540 59% 2 Nguồn quỹ kinh phí khác 418.779 0.19% 2.904 0.008% 0 0%

Tổng Tổng nguồn vốn 38.521.118 100% 36.955.404 100% 46.722.963 100%

Nhận xét:

- Tình hình sử dụng tài sản: Qua số liệu trên cho thấy tình hình tài sản của nhà máy có chiều hướng gia tăng qua năm 2006 đến 2008 tài sản và nguồn vốn của nhà máy tăng lên đáng kể. cụ thể như năm 2008 tăng 9.767.558 nghìn đồng so với năm 2007 với tỷ trọng tăng 26%. Điều này cho thấy năm 2008 nhà máy đang mở rộng đầu tư kinh doanh. Xét về cơ cấu tài sản thì sự phân bố tài sản của nhà máy chủ yếu nằm ở tài sản lưu động với tỷ trọng luôn ở mức cao chiếm 57% trong năm 2006, năm 2007 chiếm 58% năm 2008 chiếm 51% cho thấy rõ hoạt động kinh doanh của nhà máy chủ yếu vào hoạt động sản xuất hàng hóa. Khoản phải thu của nhà máy cũng chiếm tỷ trọng khá lớn năm 2006 chiếm 25% và năm 2007 lên tới 26% đến năm 2008 đã giảm xuống còn 21% , việc khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn cũng một phần do các khách hàng chưa chịu thanh toán, điều này cho thấy nhà máy có nguồn tài chính vững chắc để kinh doanh trong điều kiện chưa thu hồi được vốn, trong khi khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn thì hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong năm 2008 chiếm 13.317.630 nghìn đồng với tỷ trọng 29% đối với doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mà mặt hàng tồn kho cao thì sẽ không hợp lý vì tính chất sản phẩm bột mỳ có thời hạn sử dụng ngắn, tính ẩm mốc cao. Phần tài sản cố định vẫn tăng đều qua các năm nhưng chiếm tỷ khá cao trong tài sản điều này chứng tỏ nhà máy không ngừng đầu tư cải tiến trang thiết bị máy móc phục vụ cho kinh doanh.

- Tình hình sử dụng nguồn vốn:qua bảng trên cho thấy tương ứng với sự tăng lên của tài sản thì nguồn vốn cũng tăng lên, từ năm 2006 – 2008 nguồn vốn cũng tăng chủ yếu là phần nợ phải trả là 18.992.423 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 41% tăng 6% so với năm 2007 mặc dù năm 2006 – 2007 phần nợ phải trả có xu hướng giảm, còn nguồn vốn chủ sở hữu về mặt giá trị thì tăng qua các năm nhưng tỷ lệ giảm, cụ thể năm 2006 là 23.697.574 nghìn đồng trong tổng nguồn vốn, năm 2007 là 24.112.299 nghìn đồng, năm 2008 là 27.730.540 nghìn đồng, điều này dễ hiệu vì nhà máy vừa thực hiện cổ phần hóa vì thế tất yếu khoản nợ phải trả sẽ tăng lên mà chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn.

Nhìn chung tình hình tài chính của nhà máy vẫn đảm bảo trong những năm đến với nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh nhà máy cần cải thiện hơn nữa tình hình tài chính của nhà máy để tạo nền tảng vững chắc cho tương lai sau này.

3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy.

ĐVT: 1.000 đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Doanh thu thuần 102.386.250 100.0% 71.478.540 100.0% 103.762.550 100.0% 2 Giá vốn hàng bán 96.227.291 94.0% 65.704.342 91.9% 95.080.141 91.6% 3 Lợi nhuận gộp 6.158.959 6.0% 5.774.198 8.1% 8.682.409 8.4% 4 Chi phí bán hàng 1.406.007 1.4% 1.544.197 2.2% 925.269 0.9% 5 Chi phí quản lý DN 1.526.007 1.5% 1.585.488 2.2% 826.821 0.8% 6 Lợi nhuận từ HĐKD 3.226.945 3.2% 2.644.513 3.7% 6.930.319 6.7% 7 Lợi nhuận từ HĐTChính 648.266 0.6% 329.243 0.5% 1.257.700 1.2% 8 Lợi nhuận khác 351.988 0.3% 43.865 0.1% 327.867 0.3% 9 Lợi nhuận sau thuế 2.226.691 2.2% 2.271.405 3.2% 5.344.752 5.2%

Nguồn: kế toán tài chính nhà máy Nhận xét: qua kết quả phân tích cho thấy doanh thu của nhà máy có xu hướng giảm năm 2007 so với năm 2006 nhưng năm 2008 lại tăng mạnh, cụ thể như năm 2006 doanh thu đạt 102.386.250 nghìn đồng, năm 2008 doanh thu đạt 103.762.550 nghìn đồng tăng so với năm 2006 là 1394300 nghìn đồng. làm cho lợi nhuận tăng lên, đạt được 5.344.752 nghìn đồng so với năm 2007, điều này thể hiện sự cố gắng nổ lực của các thành viên nhà máy trong tìm kiếm thị trường và đối tác làm ăn. Đồng thời nhà máy biết cách tổ chức lập kế hoạch chỉ đạo kinh doanh, luôn quan tâm đến việc khai thác tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh việc cố gắng nâng cao doanh thu, nhà máy cũng cố gắng tối thiểu chi phí cụ thể như năm 2007 chi phí bán hàng đạt 1.544.197 nghìn đồng, năm 2008 đạt 925.269 nghìn đồng.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của nhà máy hiệu quả năm sau cao hơn năm trước là điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động kinh doanh sản xuất của nhà máy

B. Thực trạng phân phối sản phẩm tại nhà máy.

I. Quá trình hoạt động của hệ thống phân phối Nhà máy

Hiện nay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo nhà máy Cổ phần Lương thực và Công nghiệp thực phẩm. Hoạt động phân phối chính của Nhà máy là hình thức phân phối hàng trực tiếp tại kho nhà máy cho khách hàng đại lý tiêu thụ và nhà sản xuất.

Khách hàng của nhà máy gồm các Nhà máy , xí nghiệp, nhà máy và cửa hàng, lò bánh mua bột để sản xuất bánh kẹo, bánh mì, mì ăn liền ..và chế biến thành sản phẩm khác. Những khách hàng này mua hàng với khối lượng lớn, phần lớn các khách hàng này thường mua hàng bằng cách đơn đặt hàng hay mua hàng trực tiếp tại các xí nghiệp sản xuất mạnh với khối lượng lớn thường xuyên.

đẹp với khách hàng bằng cách thưởng hay giảm giá hàng hoặc giải quyết tốt các đơn đặt hàng nhằm khuyến khích khách hàng trong việc tiêu thụ bột cho nhà máy. Sản phẩm bột của nhà máy được định vị là loại hàng hoá dễ mua, bởi vì là hàng hoá sử dụng thường xuyên được mua đều đặn. Vậy đây là loại khách hàng tiềm năng và đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà máy và khách hàng, nhưng nhà máy hiện nay chưa quan tâm đến khách hàng này. Nhà máy cho rằng nếu phục vụ cho khách hàng này là phải thông qua các trung gian thương mại, bởi vì khách hàng mua hàng với khối lượng nhỏ nhưng thường xuyên hơn, khách hàng tiêu dùng náy phân bố rộng khắp.

Để phục vụ cho khách hàng này là phải thông qua các trung gian thương mại như nhà bán buôn, bán lẻ… Nhà máy cho rằng nếu thông qua nhiều trung gian sẽ gây ra nhiều chi phí và có những ràng buộc về thương mại.

II. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy

1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy trên từng thị trường. Bảng đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm trên từng thi trường

ĐVT: 1000 đồng

Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

SL (nghìn tấn) DS SL (nghìntấn) DS SL (nghìn tấn) DS Miền Bắc 4 15.041.200 1,2 7.459.939 4 16.239.990 Miền trung và Đà Nẵng 22 81.995.050 14,8 60.658.801 21 82.960.510 Miền Nam 1,303 5.350.000 0,898 3.359.800 1,269 4.562.050

Nguồn: phòng kinh doanh nhà máy

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy được tình hình hoạt động của nhà máy trên từng thị trường rất khác nhau, cụ thể như thị trường miền Nam là thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy yếu nhất trong năm 2008 sản lượng bán ra của nhà máy là 26,269 nghìn tấn mà ở miền nam chỉ chiếm được 1,2 nghìn tấn con số rất ít, trong khi đó ở thị trường miền Bắc cũng vậy chỉ cao hơn 3 nghìn tấn, nhưng ở thị trường miền trung và Đà Nẵng thì số lượng tiêu thụ chiếm trên 80% sản lượng của nhà máy. Qua bảng trên ta thấy đây là thị trường mục tiêu của nhà máy, hiện nay các chính sách bán hàng nhìn chung trên các thị trường đều được nhà máy áp dụng như nhau, những chiếm 80% doanh thu và sản lượng bán. Tuy nhiên với thị trường Đà Nẵng và các tỉnh lân cận nhà máy phải sử dụng chính sách bán hàng và phân phối sản phẩm có tầm chiến lược nhằm thu hút khách hàng nhằm sử dụng sản phẩm bột của nhà máy nhiều hơn nữa để tăng doanh số và lợi nhuận trong kinh doanh.

Nhà máy đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thị trường Đà Nẵng là nơi rất thuận tiện trong việc mua, bán và vận chuyển bột mỳ đi thị trường này. Cũng như thuận tiện trong việc nghiên cứu thị trường một cách tốt hơn, bên cạnh đó nơi đây có nhiều cơ sở sản xuất bánh và các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất chế biến thực phẩm lấy bột mỳ làm nguyên liệu chính trong sản xuất.

2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên từng kênh.

Bảng đánh giá tình hình hoạt động theo kênh phân phối

ĐVT:Tấn

Kênh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) Trực tiếp 15.328 56.1 9.453 56 13.986 53 Gián tiếp 11.975 43.9 7.445 44 12.283 47 Kênh 1 cấp 3.240 11.9 1.879 11 3.542 13 Kênh 2 cấp 8.735 32.0 3.566 21 6.741 26 Tổng 27.303 100 16.898 100 26.269 100

Nguồn: phòng kinh doanh nhà máy Kết quả tiêu thụ bột mỳ của Nhà máy qua các kênh

Nhận xét:Qua bảng số liệu trên ta thấy;

Kênh bán hàng trực tiếp: Số lượng sản phẩm ở kênh này tương đối cao, nhưng nó không ổn định và giảm dần vào năm 2006 có15.328 tấn chiếm 56.1% sản phẩm nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 9.453 chiếm 56% và năm 2008 lại giảm xuống còn 13.986 chiểm 53%, Qua đó ta thấy doanh thu qua các năm giảm, điều này cho thấy khách hàng mua hàng ở kênh này có xu hướng giảm. Bởi vì ở kênh này khách hàng chủ yếu là các đại lý và các tổ chức mua hàng về để sản xuất, chế biến thành sản phẩm khác, doanh thu ở kênh này có xu hướng giảm là do nhiều nguyên nhân: Do nguồn nguyên liệu lúa mì nhập khẩu khó khăn nên sản phẩm bột mỳ không đủ đáp ứng lượng hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng, chất lượng và chủng loại sản phẩm cũng như cấu trúc trong phân phối chưa chuyên nghiệp và ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác, nhưng chỉ đưa ra các nguyên nhân trọng yếu để doanh nghiệp có biện pháp sửa đổi và duy trì kênh này tốt hơn để mang lại lợi nhuận cho Nhà máy.

Nhà máy hiện nay bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua đơn đặt hàng của các nhà máy sản xuất thực phẩm, các đại lý bán sỉ, bán lẻ và các của hàng sản xuất bánh trên thị trường.

Lý do: Nhà máy bột mỳ Việt Ý chọn hình thức bán hàng trực tiếp là vì: + Hiện nay Nhà máy chọn hình thức bán hàng này nhằm mục đích là đảm bảo cho nhà máy nắm bắt kịp thời những thông tin và yêu cầu của người tiêu dùng trong thị trường.

+ Nắm bắt được tình hình tài chính và sức mạnh cạnh tranh của khách hàng. + Giúp Nhà máy giảm chi phí trong lưu thông hàng trong phân phối hoá cao nhất.

+ Qua đó Nhà máy có thể hạ giá bán để cạnh tranh trên thị trường và nhằm tăng doanh số và tăng lợi nhuận.

Đánh giá: Trong kênh phân phối bán hàng trực tiếp nó có nhiều điểm ưu, tuy nhiên trong thời đại kinh tinh tế thị trường như hiện nay thì kênh bán hàng trực tiếp nó không thực hiện đựơc nhiệm vụ chuyên môn hoá, người sản xuất phải thực hiện

chức năng lưu thông, bán hàng nên lực lượng bị dàn trải, vốn chậm luân chuyển, tăng thêm nhiều đầu mối phức tạp.

Vì vậy kênh trực tiếp chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp như: hàng hoá có tính chất thương phẩm đặc biệt, có tính chất tiêu dùng địa phương, quy mô sản xuất nhỏ bé,đặc thù đối với mỗi loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao, yêu cầu kĩ thuật sử dụng và hỗ trợ dịch vụ phức tạp.

Kênh gián tiếp: kênh này bao gồm Kênh một cấp và kênh hai cấp. Qua bảng kết quả ta nhận thấy ở kênh này có sản lượng tăng dần, năm 2006 sản lượng 11,975 chiếm 43.9%, năm 2007 tăng lên 44% và tiếp tục tăng lên vào năm 2008 là 47%. Điều này cho thấy tiêu thụ hàng hoá ở kênh này tăng, tăng là do yếu tố của trung gian kênh một cấp, hai kênh hai cấp chúng ta phải phân tích sau.

+ Kênh một cấp: Doanh thu ở kênh này tăng giảm không ổn định qua các năm, năm 2006 sản lượng đạt 3.240 đến năm 2007 giảm xuống còn 1.879 và sau đó tăng lên 3.542 vào năm 2008, nhưng sự tăng lên này là không đáng kể. Với kết quả

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm bột mỳ nhà máy bột mỳ Việt Ý tại miền trung 2010 – 2012 docx (Trang 26 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w