Khoảng trống của pháp luật về thị trường năng lượng

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)

Các dạng năng lượng sơ cấp, được nằm tập trung tại các Tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước như: Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đây là các Tập đoàn đang độc quyền nhà nước về năng lượng. Cho tới nay Việt Nam chưa có một thị trường năng lượng hoàn chỉnh, kể cả thị trường năng lượng sơ cấp và năng lượng tái tạo

Độc quyền nhà nước về năng lượng, do đó cho tới nay vẫn tồn tại hiện tượng "Cung nhỏ hơn Cầu" vì các Tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay chủ yếu sản xuất năng lượng sơ cấp , đối với năng lươ ̣ng tái ta ̣o được hình thành chủ yếu là việc đầu tư vào các dự án thủy điện nhỏ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Về tiềm năng tài chính, các Tập đoàn không thể khai thác, đầu tư hết được nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu trong dân chúng luôn tăng. Vì vậy, trong nhiều năm gần đây luôn xảy ra tình trạng thiếu điện nghiêm trọng vào các tháng mùa khô, khi nước hồ thủy điện không đủ để vận hành.

Đứng trước thực trạng nhu cầu năng lượng trong nhân dân, Nhà nước đã có chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp thực hiện ở khâu khai thác. Theo đó, Nhà nước đã tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia khai thác nguồn năng lượng dưới nhiều hình thức như các dự án khác nhau: BOT, BTO, BOO, PPP (Public - Private Project )…Nhưng trên thực tế , mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia vào việc khai thác tiền năng lượng tại Viê ̣t Nam, nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Có quan điểm cho rằng phải xóa bỏ độc quyền nhà nước cần phải được thực hiện ngay. Xét về khía cạnh kinh tế, cũng như pháp lý việc xóa bỏ độc quyền, sẽ tạo cơ chế cho cạnh tranh phát triển, đó là xu thế chung của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cũng theo lý luận về kinh tế thị trường thì không thể phát triển theo chiều hướng "ngẫu hứng" mà đi ngược lại quy luật của thị trường, trong khi thị trường năng lượng Việt Nam "cung vẫn nhỏ hơn cầu".

Nếu hình thành thị trường tại thời điểm hiện tại, thì các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh, khai thác thị trường. Nhưng bản chất, các doanh nghiệp này không bị mâu thuẫn về mặt lợi ích, vì nhu cầu năng lượng trong dân chúng không giảm, mà luôn có chiều hướng tăng lên. Vì vậy, để thu lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp sẽ bán năng lượng với giá cao, gây bất ổn cho nền kinh tế, mà không thể bảo vệ được quyền và lợi ích cho người tiêu dùng.

Hiện nay, các Tập đoàn kinh tế nhà nước ngoài chức năng kinh doanh, còn chức năng điều tiết giá giúp Chính phủ. Theo đó, các Tập đoàn sẽ có khả năng phải bù lỗ cho một số doanh nghiệp để bảo đảm kinh tế - xã hội không bị biến động mạnh, gây ảnh hưởng tới người dân. Ví dụ, hiện nay đã có nhiều nhà máy điện độc lập được hình thành. Với vai trò đảm bảo giá điện không làm ảnh hưởng tới nền kinh tế, thì EVN có trách nhiệm bù giá cho nhiều nhà máy khi có giá điện cao hơn so với mức giá bình quân mà Nhà nước cho phép EVN được bán cho người dân.

Nhìn chung, đây là một cơ chế phát triển kinh tế không bền vững, có khả năng các Tập đoàn sẽ lỗ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn vốn mà Nhà nước đã đầu tư vào các Tập đoàn.

2.2.2.3. Hạn chế đối với việc đầu tư tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo và giá thành sản phẩm của các dự án năng lượng tái tạo lượng tái tạo và giá thành sản phẩm của các dự án năng lượng tái tạo

Theo quy định của Điều 27 (lĩnh vực ưu đãi đầu tư), Luật Đầu tư 2005 và Mục 1, Chương V về Lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đã quy định rõ về việc ưu đãi đầu tư cho sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo. Tuy nhiên, để triển khai quy định trên của Luật đầu tư năm 2005 vào đời sống thực tiễn đối với các dự án về Năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn:

Thứ nhất: Các rào cản về mặt kinh tế

Nếu tất cả các chi phí và lợi ích của năng lươ ̣ng tái ta ̣o được tính đúng, tính đủ khi đưa vào phân tích kinh tế thì chi phí kinh tế bình quân trong cả đời sống dự án điện tái tạo có thể vẫn cao hơn so với phương án sử dụng nhiên liệu hoá thạch nhưng đó thực sự không phải là rào cản kinh tế chính . Trong trường hợp năng lươ ̣ng tái tạo nối lưới , Việt Nam sẽ hình thành thị trường (thị trường phát điện cạnh tranh ). Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại giá thị trường phát điện cạnh tranh hiện chưa phản ảnh đủ các chi phí làm tổn hại đến môi trường từ các nguồn điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch , ngoài ra giá điện từ các nguồn hóa thạch chưa phản ánh hết các chi phí thực khi giá nhiên liệu trong nước thấp hơn giá quốc tế.

Khó khăn của năng lươ ̣ng tái ta ̣o khi tham gia thị trường này là do sự can thiệp về giá từ phía Nhà nướ c, nếu áp đúng , áp đủ chi phí tổn hại tới môi trường vào trong giá thành sản phẩm của quá trình khai thác , sử dung nguồn năng lươ ̣ng sơ cấp và miễn trừ chi phí gây tổn ha ̣i tới môi trường của quá

trình khia thác , sử dụng nguồn năng lượng tái ta ̣o , thì đó chính là lợi ích của nguồn năng lươ ̣ng tái ta ̣o có thể thu la ̣i .

Cơ chế phát triển sạch (CDM) tạo nên một sự can thiệp có tính toàn cầu để khắc phục một phần rào cản của thị trường mà trong đó giá phát điện không phản ánh các chi phí của phát thải Cácbon. Ngoài ra, thị trường đối với người sử dụng điện không nối lưới bị hạn chế bởi người dân có thu nhập thấp, đặc biệt là vùng sâu - vùng xa và thiếu nguồn tài trợ hoặc cung cấp tài chính đủ cho các dự án này. Việc tạo ra nhu cầu thị trường sẽ tạo ra cơ hội cho phát triển và đầu tư vào điện tái tạo không nối lưới.

Thứ hai: Rào cản đầu tư tài chính

Thông thường đối với dự án sử dụng năng lươ ̣ng tái ta ̣o có kinh phí xây dựng rất lớn, buộc các Chủ đầu tư phải có tiềm lực kinh tế mạnh, hoặc phải có phương án kinh doanh khả thi để có thể tiếp cận được với nguồn vay của các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp cận nguồn vay của các tổ chức này gặp phải một số hạn chế sau:

Một là: Nhìn chung, các dự án không khả thi về giá bán năng lượng, vì giá bán cao, mà cơ chế hỗ trợ của Chính phủ đang gặp phải vướng mắc như: cơ chế hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường hay Quyết định số 18/2008/QĐ- BCT ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc ban hành quy định về biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo;

Hai là: Tính khả thi của việc được Ban Chấp hành quốc tế về CDM (EB) cấp chứng chỉ giảm phát thải (CERs) và tính khả thi của việc bán CERs với giá thành cao;

Ba là: Về thời hạn vay, do cường độ vốn đầu tư của năng lượng tái ta ̣o cao nên các khoản vốn đầu tư của tổng các chi phí phải lớn hơn nhiều so với nguồn nhiệt điện, có nghĩa là dòng vốn của các nhà phát triển dự án phụ thuộc

nhiều vào thời hạn vay. Hiện nay thời hạn cho vay đặc trưng là 5-8 năm trong hệ thống ngân hàng thương mại thì dòng tiền thu của các nhà đầu tư trong những năm đầu là nhỏ nhất làm kéo dài thời gian hoàn vốn và do đó không khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam có thể góp cổ phần thực hiện dự án.

Thứ ba: Rào cản về giá thành sản phẩm được khai thác từ nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, các Tập đoàn kinh tế nhà nước là các đơn vị được Nhà nước giao chức năng, nhiệm vụ làm đầu mối, tập hợp để mua, bán các nguồn năng lượng này ra thị trường theo cơ chế điều chỉnh giá của Chính phủ (như Tập đoàn Than và Khoáng sản Viê ̣t Nam - Vinacomin, Tập đoàn Dầu khí Viê ̣t Nam - PVN hay Tập đoàn Điê ̣n lực Viê ̣t Nam - EVN). Đối với Nhà đầu tư, khi đầu tư một khoản tiền rất lớn cho việc xây dựng Công ty, nhà máy để khai thác năng lượng, thì họ mong muốn sẽ bán được năng lượng với giá hợp lý để có thể thu hồi vốn càng nhanh, càng tốt. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, ở Việt Nam chưa có thị trường năng lượng, nên buộc các chủ đầu tư này phải bán năng lượng lại cho các Tập đoàn. Việc đàm phán giá đối với các dự án này luôn là vấn đề khó nhất đối với các Chủ đầu tư và ngay cả đối với các Tập đoàn.

Vì hiện nay, mới chỉ có quy định đặc thù trong lĩnh vực điện lực liên quan tới cơ chế mua điện tại các dự án sử dụng năng lươ ̣ng tái ta ̣o, theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc ban hành quy định về biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo. Theo quy định hiện nay, thì Chủ đầu tư sẽ phả bán điện cho EVN với giá thấp, không đủ để bù đắp chi phí cho việc đầu tư xây dựng và trả lãi vay ngân hàng. Trong khi EVN lại bị giới hạn bởi khung giá bình quân của Chính phủ về giá bán điện cho khách hàng, vì vậy không thể tự ý mua điện giá cao, mà ảnh hưởng tới nguồn vốn Nhà nước tại EVN, cũng như ảnh hưởng tới lợi nhuận của EVN . Đối với những quy định bất cập như trên, dẫn tới cho dù nguồn năng lươ ̣ng tái ta ̣o đã có thể đưa vào khai thác, sử dụng thì lại chưa được đưa ra thị trường, gây lãng phí và thất thoát.

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)