CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)

Trong tương lai, xu thế tăng tiêu thụ năng lươ ̣ng hoá thạch được coi là không bền vững, bởi nguồn cung cấp là có hạn, giá nhiên liệu gia tăng và các hậu quả về môi trường như sự nóng lên của trái đất, sự ô nhiễm của môi trường đô thị và hiện tượng mưa a xít... Ngày nay, gần như có một sự đồng thuận lớn trên các diễn đàn, các hội nghị, hội thảo quốc tế cho rằng , các công nghệ năng lượng tái tạo cần được nghiên cứu , thúc đẩy - phát triển nếu như việc cung cấp năng lươ ̣ng được đặt trong khuôn khổ phát triển bền vững . Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của năng lươ ̣ng tái ta ̣o trong tương lai, nhiều nước trên thế giới đã và đang đưa ra các biện pháp chính sách đồng bộ nhằm khuyến khích phát triển , ứng dụng nguồn năng lươ ̣ng tái ta ̣o này . Cộng đồng Châu Âu đã hoạch định mục tiêu đạt tỷ lệ cao trong tổng tiêu dùng năng lươ ̣ng sẽ được cấp từ nguồn năng lươ ̣ng tái ta ̣o . Một số nước đưa ra đòi hỏi mang tính pháp lý cho cơ cấu sản xuất năng lươ ̣ng /điện năng là phải đảm bảo có một tỷ lệ phần trăm điện nhất định được sản xuất từ nguồn năng lươ ̣ng tái tạo.

Mặc dù nguồn năng lươ ̣ng tá i ta ̣o được coi là sẵn có trong tự nhiên và có tiềm năng rất lớn , tuy nhiên do có những đặc thù riêng trong áp dụng và trình độ công nghệ hiện tại nên phần lớn các công nghệ năng lươ ̣ng tái ta ̣o

thường có suất đầu tư cao, chế độ vận hành và bảo dưỡng tương đối phức tạp, tính sinh lợi thấp và đặc biệt đối với các dạng công nghệ năng lươ ̣ng tái ta ̣o như điện gió , điện mặt trời , biomass... giá điện từ năng lươ ̣ng tái ta ̣o thường cao hơn từ nguồn truyền thống , do vậy, năng lươ ̣ng tái ta ̣o thường không hấp dẫn các nhà đầu tư. Để thúc đẩy công nghệ năng lượng tái ta ̣o phát triển , trong giai đoạn trước mắt vẫn cần phải có những cơ chế, chính sách khuyến khích kèm theo. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, tiềm năng về nguồn cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ mà mỗi quốc gia sẽ có những chính sách hỗ trợ khác nhau . Nhìn chung những chính sách này tập trung chủ yếu vào việc khuyến khích đầu tư , tạo cơ chế thuận lợi nhất cho năng lươ ̣ng tái ta ̣o phát triển . Một số minh hoạ như sau:

Trên toàn thế giới đã có 43 quốc gia , 18 bang của nước Mỹ và 3 tỉnh của Canada đã thiết lập chương trình mục tiêu về năng lươ ̣ng tái ta ̣o , trong đó có 25 nước EU, 10 nước đang phát triển: Brazil, Trung Quốc, Cộng hoà Dominic, Ai Cập, Ấn Độ, Malaysia, Mali, Philipin, Nam Phi và Thái Lan . Liên minh Châu Âu đã đề ra mục tiêu cho toàn châu Âu như sau : năng lượng tái tạo đạt 21% điện lượng và 12% của tổng năng lượng đến 2010. Ngoài ra, 7 tỉnh của Canada cũng đang thiết lập các mục tiêu về năng lươ ̣ng tái ta ̣o . Phần lớn các mục tiêu quốc gia đều đưa ra tỷ lệ phần trăm năng lươ ̣ng tái ta ̣o trong tổng điện năng, thông thường từ 5% đến 30%, tỷ trọng trong công suất lắp từ 1% - 78%. Các mục tiêu khác là tỷ trọng trên tổng năng lượng sơ cấp, đặc biệt là công suất lắp, hoặc tổng điện lượng phát từ năng lươ ̣ng tái ta ̣o , bao gồm cả các nguồn nhiệt.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ, đã có nhiều kế hoạch, tham vọng nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo. Những kế hoạch đó bao gồm việc nâng sản lượng điện từ năng lượng gió ở mức 570 MW hiện nay lên 20.000 MW vào năm 2020 và 50.000 MW vào năm 2030. Hàng năm , ngân sách nhà nước cấp khoảng 100 tỷ tệ cho hỗ trợ năng lươ ̣ng tái ta ̣o . Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ ba Châu Á đang

tăng tốc phát triển các nguồn năng lươ ̣ng tái ta ̣o . Ấn Độ đã bắt đầu pha trộn xăng với Ethanol cũng như tiến hành thử nghiệm một số loại phương tiện giao thông sử dụng hỗn hợp Diesel sinh học triết xuất từ thực vật và Diesel dầu mỏ. Bộ Tài nguyên Năng lượng phi truyền thống của Ấn Độ ước tính nước này có tiềm năng sản xuất 80.000 MW điện từ các nguồn tái tạo . Tuy nhiên , hiện nay năng lươ ̣ng tái ta ̣o ở Ấn Độ mới đạt 5.000 MW, 50% trong số này có nguồn gốc từ năng lượng gió. Kể từ đầu những năm 80, Malaysia đã bắt đầu áp dụng chính sách nhằm đa dạng hoá các nguồn năng lượng . Năm 1995, tỷ lệ năng lươ ̣ng tái ta ̣o được tiêu thụ trên toàn bộ là 13%, trong đó 2/3 từ nguồn sinh khối, 1/3 là thuỷ điện. Năng lượng mặt trời được dùng để đun nước và phát triển cho các vùng xa nhưng mức độ đóng góp còn hết sức nhỏ. Tháng 7 năm 2004, các loại xe của chính phủ Philipin đã bắt đầu sử dụng nhiên liệu pha 1% Methylester từ dừa. Philipin, quốc gia sản xuất điện địa nhiệt lớn thứ 2 thế giới, muốn đầu tư hơn nữa vào ngành này nhằm giảm sự thiếu hụt điện hiện nay. Indonesia cũng đang đầu tư vào điện địa nhiệt nhằm đáp ứng nhu cầu điện tăng trưởng 10% của nước này. Theo đánh giá của các tổ chức tài chính, năng lượng tái tạo có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế Châu Á, đặc biệt với các quốc gia đông dân. Năng lượng tái tạo góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, giảm nhẹ biến động kinh tế khi giá nguồn năng lượng hóa thạch tăng, giảm ô nhiễm môi trường trong khu vực.

Hầu hết các chương trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo đều được cung cấp tài chính trực tiếp từ ngân sách nhà nước hoặc thông qua các biện pháp ưu đãi như bù giá điện, miễn giảm thuế và các hình thức hỗ trợ khác. Ở một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Anh, Philippine..., quỹ phát triển năng lượng tái tạo được thành lập với nguồn thu từ thuế/phí nhiên liệu hóa thạch với mục đích thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo. Những chính sách tiêu biểu nhất hiện đang được áp dụng tại các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu hay những nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan.... gồm: biểu giá ưu đãi (FIT), cơ cấu năng lượng tái tạo tiêu chuẩn (cơ chế hạn ngạch )

và chính sách đấu thầu . Cơ chế hỗ trợ năng lươ ̣ng tái ta ̣o được áp dụng khác nhau đối với từng quốc gia, phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi nước.

Hiện nay, Chính phủ các nước tập trung việc ưu tiên đó là căn cứ vào lượng năng lươ ̣ng tái ta ̣o khai thác được ở mức kinh tế ứng với giá thị trường (hoặc giá quy định). Trong đó, các biện pháp thực hiện thường tập trung vào hoàn thiện khuôn khổ pháp lý như: i) Đưa ra hợp đồng mua bán điện mẫu; ii) Đưa ra giá chi phí tránh được cho các nhà sản xuất năng lươ ̣ng tái ta ̣o đủ tiêu chuẩn; iii) Giới thiệu về tiêu chuẩn lưới điện (đấu nối)

Hiện có hai phương án hỗ trợ cơ bản đang được áp dụng ở một số nước, đó là: Chính phủ đặt mục tiêu về số lượng năng lươ ̣ng tái ta ̣o (chẳng hạn như số MW, hoặc MWh, hoặc tỷ lệ % phát điện, hoặc tiêu thụ và sau đó thị trường đặt giá; hoặc Chính phủ đặt giá (bằng sự cam kết giá cho nhà sản xuất), và sau đó thị trường đặt số lượng.

Khi Chính phủ đặt mục tiêu về số lượng thì các nhà phát triển dự án sẽ tham gia đấu thầu đối với số lượng trên để nhận trợ cấp. Đây có thể coi là phương án tiếp cận theo số lượng vì giá thực sự cho một dự án cụ thể được quyết định bởi thị trường. Nhưng dù chọn cơ chế hỗ trợ nào thì cũng còn một vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết, đó là: Ai sẽ trả các chi phí tăng thêm này? Thực tế thì chỉ có một trong hai lựa chọn: hoặc người tiêu thụ hoặc Chính phủ. Ở một số nước, người sử dụng tự nguyện trả tiền điện cao hơn cho điện năng lươ ̣ng tái ta ̣o (gọi là "giá xanh"). Ví dụ như Nhà nước Trung Quốc từ năm 2005 tới nay đã có rất nhiều biện pháp để khuyến khích, hỗ trợ, phát triển năng lượng tái tạo như: Pháp luật về năng lượng tái tạo; Quy định liên quan đến quản lý phát điện năng lượng tái tạo; Biện pháp thử nghiệm về quản lý chia sẻ chi phí và giá phát điện năng lượng tái tạo; Quy hoạch trung dài hạn về năng lượng tái tạo; Biện pháp điều chỉnh phát điện tiết kiệm năng lượng (thử nghiệm); Quy hoạch 5 năm lần thứ 11 về năng lượng tái tạo. Trước mắt chính sách hỗ trợ phong điện Trung Quốc chủ yếu đề cập đến các nội dung chính sau đây [28]:

Thứ nhất: Ủng hộ quốc sản hóa thiết bị phong điện

Áp dụng phương thức hợp tác liên doanh dẫn nhập kỹ thuật trong thời gian nhất định (từ 5 năm tới 10 năm), thực hiện mục tiêu quốc sản hóa từ 60% đến 80% trở lên các loại máy phát điện sức gió kích cỡ lớn.

Để khuyến khích doanh nghiệp trong nước khai phá chế tạo máy phát điện sức gió công suất lớn, tháng 4/2007 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư quy định, từ ngày 01/01/2008, các doanh nghiệp Trung Quốc khai phá chế tạo máy phát điện sức gió công xuất 1 máy không dưới 1,2MW thì toàn bộ thuế nhập khẩu phải nộp và các khâu thuế phát sinh đối với các linh phụ kiện và vật tư quan trọng sẽ tiến hành trưng thu trước hoàn lại sau

Ngày 20/8/2008, Bộ Tài chính Trung Quốc ban hành: Biện pháp tạm thời về quản lý vốn cho chuyên mục sản nghiệp hóa thiết bị phát điện sức gió. Xác định rõ sự sắp xếp của tài chính Trung ương về phạm vi sử dụng vốn và tiêu chuẩn hỗ trợ vốn đối với chuyên mục sản nghiệp hóa thiết bị phong điện, nói rõ sẽ trực tiếp hỗ trợ tiền mặt đối với nhà chế tạo thiết bị phát điện sức gió, trong đó quy định: Chính phủ sẽ căn cứ theo điều kiện hỗ trợ phù hợp để hỗ trợ cho 50 tổ máy cấp 1MW đầu tiên với mức hỗ trợ là 600 NDT/1000MW, trong đó doanh nghiệp chế tạo máy chính và doanh nghiệp chế tạo các linh kiện quan trọng mỗi bên sẽ chiếm 50%

Thứ hai: Hòa lưới toàn định mức phong điện

Năm 2006, Pháp luật về năng lượng tái tạo của Ủy ban cải cách và phát triển Quốc gia ban bố yêu cầu Công ty điện lưới phải mua toàn bộ định mức điện lượng năng lượng mới. Quy định liên quan đến quản lý phát điện năng lượng tái tạo cũng được ban hành ngay sau đó đã xác định: Công trình đấu nối hệ thống nhà máy điện sức gió cỡ lớn do doanh nghiệp điện lưới đầu tư, đồng thời phải căn cứ theo "Biện pháp thử nghiệp về quản lý chia sẻ chi phí và giá điện năng lượng tái tạo" và "Biện pháp tạm hành điều phối thu nhập phụ giá điện năng lượng tái tạo" của Ủy ban cải cách và phát triển Quốc

gia, chi phí nối mạng nhà máy điện sức gió nộp vào phụ giá điện năng lượng tái tạo được hỗ trợ.

Thứ ba: Đặc quyền mời thầu phong điện

Năm 2003, Ủy ban cải cách và phát triển Quốc gia đã tiến hành rộng rãi đặc quyền của phong điện, đó là: Thông qua mời thầu xác định nhà khai phá phong điện và giá điện lên lưới. Trước mắt dự án phong điện trong nước mời thầu bao gồm 5 phương án kỹ thuật, phương án bản địa hóa tổ máy, giá điện lên lưới… của các nhà ngành điện sức gió trong nước.

Thứ tư: Mục tiêu cương chế phát điện phong điện

Căn cứ theo quy định của quốc gia về phối hợp định mức phát điện liên quan đến năng lượng tái tạo, đến năm 2010 và năm 2020, các nhà đầu tư tổng công suất lắp máy vượt qua 5000MW có công suất lắp máy năng lượng tái tạo không phải thủy điện có quyền đạt được quyền lợi từ 3% đến 8% trở lên tổng công suất lắp mắt.

Thứ năm: Hỗ trợ và chia sẽ giá điện phong điện

"Biện pháp thử nghiệm về quản lí chia sẻ chi phí và giá phát điện năng lượng tái tạo" đã xác định cơ chế chia sẻ giá điện các dự án phong điện. Trong đó quy định, giá phong điện thấp hơn so với giá lên lưới của nguồn điện thông thường được tiến hành chia sẻ trong điện lượng sử dụng toàn quốc. Theo thống kế, năm 2006 kim ngạch hỗ trợ phụ giá điện năng lượng tái tạo là 260 triệu NDT, bao gồm hỗ trợ về tiền chi trả và hỗ trợ điện lượng cho 38 dự án phát điện, công suất lắp máy là 1414 MW. Trong đó dự án phong điện được hỗ trợ chiếm 1330MW, chiếm tỉ lệ 95%, tiền hỗ trợ chiếm 227 triệu NDT, chiếm 87%

Thứ sáu: Ủng hộ tài chính thu nhập từ thuế

Ngoài ra Chính phủ Trung Quốc còn có chế độ ưu đãi miễn giảm thuế giá trị gia tăng đối với kỹ thuật điện năng lượng tái tạo, trong đó tỉ suất số

thuế giá trị gia tăng của phong điện được giảm từ mức thông thường là 17% xuống còn 8,5%

Ngày 01/01/2006 Trung Quốc bắt đầu thực thi "Luật về năng lượng tái tạo" (The Renewable Energy Law Of the People’s Repulic of China, 28’Feb’2005), Điều 2 của Luật đã chỉ rõ rằng, cái được gọi là năng lượng tái tạo là "nhưng nguồn năng lượng phi hóa thạch như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy năng, năng lượng sinh vật chất, năng lượng địa nhiệt, năng lượng hải dương…", ngoài ra trong Luật còn quy định, Chính phủ nên dành cho năng lượng gió, cũng như nguồn năng lượng sạch những chính sách ưu đãi. Cùng với điều này, Bộ Tài chính cũng quy định "Biện pháp tạm hành về quản lý vốn chuyên môn phát triển năng lượng tái tạo", quy định dành cho ngành phát điện sức gió sự ủng hộ chuyên môn về tài chính [58, Điều 2].

Thứ bảy: Chế định về giá điện lên lưới kiểu mẫu của phong điện

Năm 2009, Ủy ban cải cách và phát triển Quốc gia đã ra thông báo số 1906/2009 về việc hoàn thiện chính sách giá điện lên lưới đốiv ới phát điện sức gió. Trong đó quy định, theo tình hình nguồn năng lượng gió và điều kiện xây dựng công trình, toàn quốc sẽ phân thành 4 loại vùng năng lượng gió và chế định ương ứng với giá điện lên lưới kiểu mẫu của phong điện. Giá điện bốn loại vùng năng lượng gió với mỗi kw/h phân biệt là 0,51 NDT, 0,54 NDT, 0,58 NDT, 0,61 NDT và dự án phong điện được xây dựng mới trên lục địa thống nhất chấp hành giá điện lên lưới kiểu mẫu của phong điện trong vùng năng lượng gió của dự án. Giá điện lên lưới dự án phong điện trên biển sẽ căn cứ theo tiến trình xây dựng tiến hành chiế định khác. Đồng thời quy định, tiếp tục thực hiện chế độ chia sẻ chi phí phong điện, phần giá điện lên lưới của phong điện cao hơn gia điện lên lưới của tổ máy nhiệt điện than thì địa phương sẽ trưng thu chia sẻ phụ giá điện năng lượng tái tạo toàn quốc để giải quyết.

Hiện tại và trong tương lai gần, phần lớn giá thành năng lươ ̣ng tái ta ̣o sẽ vẫn cao hơn các dạng năng lươ ̣ng truyền thống. Do vậy, để phát triển năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lươ ̣ng tái ta ̣o trong giai đoạn này cần phải có chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Mức hỗ trợ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình công nghệ, đối tượng sử dụng, thời gian và thời điểm hỗ trợ.

Cũng cần khẳng định : cho đến nay , chưa có nước nào trên thế giới phát triển năng lươ ̣ng tái ta ̣o thành công mà không có hỗ trợ của Chính phủ vì hai lý do sau:

Thứ nhất, mặc dù có rất nhiều cơ hội để phát triển năng lươ ̣ng tái ta ̣o ở các khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, phục vụ các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, nhưng ở đây lại thường là các dự án quy mô nhỏ và người thụ hưởng phần lớn là những người nghèo nên rất khó cho khu vực tư nhân tự đầu tư để vận hành thành công . Như vậy, phát triển các dự án năng lươ ̣ng tái ta ̣o ở

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)