Thành lập cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 82)

Hiê ̣n nay Viê ̣t Nam vẫn chưa có mô ̣t cơ quan chuyên mô n cụ thể để quản lý nhà nước đối với ngành năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng . Vì vậy việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo trực thuộc Bộ Công thương thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo là cấp thiết , hợp lý. Trong đó, về cơ bản cơ quan này sẽ có chức năng, nhiê ̣m vụ như :

Thứ nhất: là đầu mối quốc gia về phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, hơ ̣p tác với các nước trong khu vực và trên thế giới , qua đó ho ̣c tâ ̣p kinh nghiê ̣m, áp dụng thực tiễn tại Việt Nam

Thứ hai: xây dựng chiến lược , quy hoạch , chính sách và lộ trình phát triển và sử dụng năng lươ ̣ng tái ta ̣o cấp quốc gia ;

Thứ ba : Xây dựng chương trình quốc gia về phát triển và sử dụng năng lươ ̣ng tái ta ̣o ;

Thứ tư: Lập và quản lý các danh mục phát triển các dự án nhà máy điện tái tạo nối lưới ; Danh mục Chương trình phát triển hệ thống điện độc lập từ năng lươ ̣ng tái ta ̣o ; phát điện tái tạo quy mô gia đình và danh mục Chương trình phát triển năng lươ ̣ng tái ta ̣o cho các mục đích khác ;

Thứ năm: Chủ trì xây dựng biểu giá chi phí tránh được về tài chính cho các dự án nhà máy điện tái tạo nối lưới làm cơ sở để tính toán mức hỗ trợ cho các nhà máy điện tái tạo nối lưới;

Thứ sáu : Xây dựng kế hoạch, các chương trình nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thương mại hoá các công nghệ năng lươ ̣ng tái ta ̣o;

Thứ bảy: Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường) để xây dựng Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị năng lươ ̣ng tái ta ̣o;

Thứ tám: Quản lý dữ liệu thông tin quốc gia về tiềm năng năng lượng tái tạo;

Thứ chín: Xây dựng các hướng dẫn về quy định về thủ tục, điều kiện hỗ trợ, cơ chế đấu thầu lựa chọn chương trình, dự án năng lượng tái tạo được hỗ trợ; thực hiện các hoạt động thông tin , tuyên truyền về phát triển và sử dụng công nghệ năng lươ ̣ng tái ta ̣o ;

Thứ mười: Tổ chức , xem xét đánh giá các dự án về năng lượng tái tạo được hỗ trợ và thẩm định các chương trình phát triển hệ thống điện độc

lập từ năng lượng tái tạo; phát triển điện tái tạo quy mô gia đình để xem xét hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)