Thuế môi trường

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 85)

Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường 2005 cũng đã đề cập tới vấn đề sẽ cho ra đời Luật thuế về môi trường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì Luật thuế môi trường, mới chỉ được dừng lại ở dự thảo, mà chưa được triển khai thực hiện trên thực tiễn.

Thuế/phí môi trường được sử dụng khá phổ biến tại các nước công nghiệp phát triển (OECD) từ hơn hai thập kỷ qua và đã bước đầu được áp dụng có hiệu quả ở các nước Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Philippin... Đây là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" và nó nhằm hai mục địch chủ yếu: Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho Ngân sách. Hiện tại ở nhiều nước, nguồn thu từ thuế môi trường được sử dụng cho Ngân sách chung của Chính phủ như các nguồn thu thuế khác; còn nguồn thu từ phí môi trường được dành riêng cho các hoạt động bảo vệ môi trường, như để gom, xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm, hỗ trợ các nạn nhân của Ô nhiễm. Trong thực tế, Thuế môi trường được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng gây ô nhiễm:

Thứ nhất: Đánh vào nguồn gây ô nhiễm là loại thuế/ phí đánh vào các chất gây ô nhiễm được thải vào môi trường;

Thứ hai: Đánh vào nguồn gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng (nồng độ) các chất gây ô nhiễm;

Thứ ba: Đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm môi trường

Thứ tư: Đánh vào sản phẩm có thể được sử dụng thay cho phí gây ô nhiễm môi trường vì một lý do nào đó, người ta không thể trực tiếp tính được phí đối với các chất gây ô nhiễm;

Thứ năm: Đánh vào sản phẩm được sử dụng rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển (OECD) dưới dạng phụ phí tính vào giá xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu...

Thứ sáu: Đánh vào người sử dụng là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thống dịch vụ công cộng xử lý và cỉa thiện chất lượng môi trường, như phí vệ sinh đường phố, phí thu gom và xử lý rác thải...

Nếu Chính phủ nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng hệ thống pháp luật về thuế ở Việt Nam, đảm bảo thuế khi được triển khai trên thực tiễn phải công bằng giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa cung và cầu và quan trọng là đảm bảo phát triển xã hội, môi trường bền vững.

Việc quy định thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà hợp lý, đảm bảo sự hoạt động bền vững của một chính thể mà đảm bảo được sự phát triển bền vững của nhà nước, xã hội thì Nhà nước cần nghiên cứu, soạn thảo, trên cơ sở sự phản biện xã hội từ nhiều hướng. Ngoài ra, sự gia tăng về nguồn thu từ Thuế môi trường, sẽ làm gia tăng nguồn thu cho Quỹ bảo vệ môi trường (như phân tích trên, thì Quỹ này đang hoạt động không hiệu quả), đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của Quỹ này trong tương lai, có thể hỗ trợ được nhiều dự án công nghệ sạch nói chung và các dự án về phát triển năng lượng tái tạo nói riêng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 85)