PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 29)

KHUYẾN KHÍCH, PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

Việc phát triển năng lượng tái tạo là nhu cầu thiết yếu của bất cứ quốc gia nào, vì những lợi ích của năng lượng tái tạo đem lại, không những vì lợi ích kinh tế, xã hội, mà nó còn là công cụ để bảo đảm an ninh năng lượng cho xã hội trong thời gian dài, đồng thời cũng là công cụ để bảo vệ môi trường, không phát thải khí nhà kính, ít có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã rất quan tâm tới vấn đề này, điều đó được thể hiện trong những văn bản quy phạm pháp luật của các cấp các ngành như:

Luật Điện lực năm 2004 quy định: "phát triển điện bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, và an ninh năng lượng"; "Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để phát điện" (Điều 4); "Dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo được hưởng ưu đãi về đầu tư, giá điện và thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính" (điểm c khoản 1 điều 16); "khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng năng lươ ̣ng tại chỗ, năng lươ ̣ng tái tạo để cung cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo" (khoản 4 điều 60).

Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại Điều 27- Lĩnh vực ưu đãi đầu tư, Mục 1, Chương V về Lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đã

quy định rõ về ưu đãi đầu tư cho sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; phát triển năng lượng tái tạo được quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 117, trong đó rõ nhất là Điều 33 có quy định: Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường: Tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất; Nâng dần tỷ trọng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng năng lượng quốc gia; thực hiện mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính,…

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định phê duyệt số 1855/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 12 năm 2007), Chính phủ đã định hướng mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo: "Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050.", "Hoàn thành chương trình năng lượng nông thôn, miền núi. Đưa số hộ nông thôn sử dụng năng lượng thương mại để đun nấu lên 50% vào năm 2010 và 80% vào năm 2020. Đến năm 2010 đạt 95% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện". Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng cụ thể về việc thành lập Quỹ phát triển năng lượng tái tạo: "thành lập quỹ phát triển năng lượng để hỗ trợ đầu tư cho phát triển năng lượng mới và tái tạo, thực hiện các dự án công ích" (điểm b, khoản 5, điều 1).

Ngoài ra, việc nỗ lực cố gắng phát triển năng lượng tái tạo cũng đã được đặt ra mục tiêu rất cụ thể tại Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày

18/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI), trong đó Thủ tướng đã đưa ra yêu cầu rất rõ ràng về lộ trình phát triển năng lượng tái tạo từng thời kỳ (2006 - 2015, và 2016 - 2025), từng năm đối với các miền, từng dự án, từng loại hình đầu tư khác nhau và theo những phương án khác nhau (trong đó có quy định về phương án cơ sở và phương án cao).

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả năm 2010, tại khoản 3 Điều 5 có quy định:

Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường [43]. Điểm c khoản 1 điều 6 quy định: "Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên phát triển hợp lý công nghệ năng lượng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo" [43]. Ngoài ra , Luâ ̣t còn quy đi ̣nh các tổ chức, cá nhân phải ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo trong các hoạt động công như: chiếu sáng đô thị, xuất - nhập khẩu, sản xuất nông nghiệp, nông thôn và hộ gia đình…

Như vậy là mục đích và mục tiêu cụ thể về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, và an ninh năng lượng đã được định hướng rõ ràng. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù Chính phủ đã có một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển, tình hình phát triển và đầu tư các dự án năng lượng tái tạo còn chưa đạt được mục tiêu đề ra, nhiều dự án khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo nhưng không có khả

năng bán ra thị trường, do giá thành sản phẩm cao, trong khi sự hỗ trợ của Nhà nước còn ở mức thấp, thậm chí còn ngăn cản một số nhà đầu tư khi tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của các nước khác, doanh nghiệp khác (ví dụ như cơ chế bán chứng chỉ phát thải CER - theo hình thức CDM như hiện nay)…

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 29)