Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng sản phẩm đó. Được dãn nhãn sinh thái là một sự khẳng định về uy tín của sản phẩm và cảu nhà sản xuất. Các sản phẩm được dán nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuấ thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng.
Việc cấp nhãn sinh thái lên sản phẩm, sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cạnh tranh cho doanh nghiệp, đưa uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp phát triển, vươn xa, đồng thời cũng là cách thức quảng bá cho thị trường Việt Nam, qua đó có thể thu hút được các nhà đầu tư từ trong và ngoài nước tiến hành đầu tư, đưa ra các sản phẩm thân thiệt với môi trường.
Nhưng hiện nay Việt Nam chưa có thị trường năng lượng cạnh tranh hoàn chỉnh, cung luôn nhỏ hơn cầu, trong khi năng lượng là một nhu cầu cần thiết của bất cứ xã hội và người dân nào. Vì vậy, hiện nay nhiều nguồn năng lượng sơ cấp vẫn được khai thác, nhằm mục đích chuyển hóa năng lượng phục vụ nhu cầu của người dân, thì người dân vẫn chấp nhận và nhà sản xuất cũng không mặn mà với trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình. Tuy nhiên,
trong thời gian tới, nếu nước ta phát triển thành công thị trường năng lượng cạnh tranh, có nghĩa là khi nguồn năng lượng đã được khai thác triệt để (phát triển nguồn năng lượng sơ cấp trong giới hạn cho phép, đồng thời hỗ trợ, khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo) thì vấn đề này sẽ được các doanh nghiệp, Tập đoàn quan tâm nhiều hơn và ưu thế thông thường sẽ nghiêng về phía các doanh nghiệp khai thác, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để tạo ra sản phẩm.