Với trên 3.000km chiều dài bờ biển rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn điện năng từ sức gió, Việt Nam được coi là nước có tiềm năng lớn nhất Đông Nam Á. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới cũng khẳng định: Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất Đông Nam Á với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360MW, bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành Điện vòa năm 2020.
Theo Quyết định 110/2007/QĐ-TTg ngày18/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI). Trong đó ghi nhận Việt Nam sẽ phấn đầu để đạt tỷ lệ năng lượng tái tạo khoảng 3% tổng công suất điện năng trong năm 2010 và 6% vào năm 2030. Trong đó tiềm năng xây dựng phong điện Việt Nam tới năm 2030 khoảng 400MW
Hiện nay đã có một số nhà máy Phong điện đã bước đầu triển khai và đưa vào hoạt động như: Phong điện Thuận Bình - Bình Thuận, Cột gió ở
Bạch Long Vĩ (công suất 850MW), Phong điện Phương Mai - Quy nhơn (15MW)…Tuy nhiên, đa số các cột gió nói trên có công suất thấp, chỉ sử dụng cho hộ gia đình và ít thành công do không được bảo dưỡng
Ưu điểm của năng lượng gió
Sử dụng nguồn điện bằng sức gió không lo hết nhiên liệu hay cạn kiệt nguồn nước như thủy điện và nhiệt điện, tận dụng được nguồn năng lượng vô tận là gió, không bị không chế bởi quy mô đầu tư.
Gió là nguồn nguyên liệu sạch, không làm ô nhiễm không khí và nước khi tạo điện năng, có khả năng làm giảm đáng kể lượng CO2 thải ra môi trường. Các tuabin gió không tạo ra mưa axit do khí thải SO2 hay các khí nhà kính. Nếu cộng tất cả các chi phí bên ngoài (kể cả việc giải quyết nạn ô nhiễm môi trường) thì năng lượng gió có thể là nguồn năng lượng rẻ tiền nhất. Đảm bảo tối đa việc phát triển bền vững của Việt Nam (vừa hài hòa về lợi ích kinh tế và đảm bảo về lợi ích môi trường).
Khả năng áp dụng ở Việt Nam
Tiền năng của năng lượng gió của nước ta rất lớn vì có nhiều bờ biển lại nằm giữa chí tuyến Bắc và xích đạo, nghĩa là nơi có gió thổi điều hòa nhất. Vì vậy, chúng ta có thể xử dụng quạt gió để sản xuất điện, nối kết với mạng tải điện quốc gia để tiết kiệm năng lượng, cũng có thể dùng quạt gió để cung cấp điện cho những đảo xa bờ. Một ổ phát điện Diesel nối kết với một hay hai quạt gió sẽ mang lại tính độc lập về năng lượng [34, tr. 71].