tái tạo ở Việt Nam hiện nay
Nhìn chung năng lượng tái tạo khi triển khai trên thực tiễn, là nguồn năng lượng thân thiệt với môi trường, điều đó được thể hiện ở chỗ:
Một là: Việc khai thác, vận hành bình thường, nguồn năng lượng tái tạo, không có khả năng phát sinh khí thải, hay chất phóng xạ là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, tăng cường công suất sử dụng năng lượng tái tạo đồng nghĩa với việc tăng khả năng giảm thải chất có khả năng gây hiệu ứng nhà kính, như các nguồn năng lượng không tái tạo (nguồn năng lượng sơ cấp) thải ra môi trường, ví dụ như các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hay dầu như hiện nay. Ngoài ra, năng lượng tái tạo còn có khả năng thay thế các nguồn năng lượng hoá thạch làm giảm chi phí do ảnh hưởng môi trường từ việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch này.
Hai là: Năng lượng tái tạo giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và bề mặt trái đất, vì vận hành các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo không thải khói, bụi và các chất gây nên mưa axit.
Ba là: Khi đánh giá tác động đối với môi trường sinh thái, sức khỏe của con người, hậu quả của chất thải thì năng lượng hạt nhân vượt lên trên các giải pháp năng lượng thông thường khác.
Bốn là: So với lượng khí thải khổng lồ của năng lượng hóa thạch vào khí quyển và môi trường trái đất, lượng chất thải do năng lượng tái tạo gần như không có, vì hiện nay với công nghệ hiện đại thì các dạng ô nhiễm đã được khắc phục, ví dụ như ô nhiễm tiếng ồn do các tuabin gió…
Năm là: Về thực tiễn, như phân tích ở trên thì Việt Nam là nước có tiềm năng lớn và khá đa dạng về các nguồn năng lượng tái tạo như: thuỷ điện nhỏ, sinh khối/năng lượng sinh học (rác thải sinh hoạt), mặt trời, gió, địa nhiệt và năng lượng biển… nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác nhiều và có hiệu quả.
Sáu là : Nhu cầu về năng lượng, đặc biệt là điện năng của đất nước trong giai đoạn tới là rất lớn do vậy, rất cần thiết thăm dò, khai thác các nguồn năng lượng khác, trong đó có năng lượng tái tạo để bổ sung nhằm đa dạng hoá việc cung cấp, và an ninh năng lượng.
Bảy là : Nhiều dự án năng lượng tái tạo sẽ bán được các chứng chỉ giảm phát thải Cácbon cho cộng đồng quốc tế, đây sẽ là các nguồn thu bổ
sung để thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo cho sự phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Tám là: Các dự án năng lượng tái tạo thường có quy mô nhỏ thường nằm ở vùng sâu vùng xa, đó thực sự là chất xúc tác cho phát triển nông thôn và tạo cơ hội việc làm. Các hoạt động xây dựng ở vùng sâu vùng xa đòi hỏi phát triển giao thông và như vậy sẽ cải thiện đường vào cho cộng đồng dân cư khu vực này.
Chín là: Các dự án điện sinh khối sẽ sử dụng các phế thải đáng nhẽ phải bỏ đi để tạo ra nguồn năng lượng tại chỗ, không những đáp ứng đủ nhu cầu mà còn cung cấp lượng điện dư thừa cho lưới điện địa phương. Điều này mang lại hiệu quả cao không những cho Quốc gia mà còn trực tiếp cho các cơ sở sản xuất.
Mười là: Sự phát triển dân sinh - kinh tế kéo theo tăng nhu cầu sử dụng nhiệt tại các hộ gia đình, các khách sạn, toà nhà... mà hiện nay phần lớn đang được đáp ứng bởi điện lưới, đó là một trong các nguyên nhân dẫn tới nhu cầu điện tăng, đặc biệt vào giờ cao điểm, sử dụng các nguồn năng lượng như mặt trời, khí sinh hóa…sẽ góp phần thay thế điện, một lượng nhiên liệu hoá thạch rất lớn cho quốc gia.
Tóm lại, đứng trước nguy cơ khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, cũng như những hậu quả nghiêm trọng của việc khai thác nguồn tài nguyên đó đối với sức khỏe con người, môi trường xung quanh. Trong khi Việt Nam lại là một nước có khu vực địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, lý tưởng cho việc khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng thiên nhiên có khả năng tái tạo và những ưu thế , lợi ích mà năng lượng tái tạo đem lại, thì Nhà nước cần phải có những biện pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo như một nhu cầu cấp bách, cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Vì vậy, việc hoàn thiện, khắc phụ các hạn chế, bất cấp trong các quy định pháp luật về hỗ trợ, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo là mục tiêu quan trọng mà Nhà nước cần phải tiến hành gấp, không nên để chậm chễ.
Chương 2
THƢ̣C TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH, PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO KHUYẾN KHÍCH, PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO