Khó khăn trong việc áp dụng quy đi ̣nh pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tá

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 34)

môi trường trong hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Ô nhiễm môi trường thường gắn liền với việc tiêu hao lãng phí nhiên liệu và năng lượng, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao, cơ chế hay hệt thống "Tiêu dùng xanh - Green Consumer" đang là áp lực rất lớn lên thị trường, cũng như những Tập đoàn, nhà sản xuất năng lượng và của toàn bộ hệ thống chính quyền Việt Nam hiện nay. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm năng lượng thân thiệt với môi trường, vì điều đó gắn liền với sức khỏe, cuộc sống của họ và thậm chí những chuẩn mực mà người tiêu dùng đặt ra còn cao hơn cả các chuẩn mực môi trường của Việt Nam hiện nay. Các nhu cầu đó bao gồm cả việc phải đảm bảo để các sản phẩm năng lượng mới thân thiệt với môi trường thỏa mãn các yêu cầu về thông số tối thiểu của môi trường, đến được với người tiêu dùng. Cho dù, đối với những loại năng lượng này có thể giá thành đắt, nhưng đó là xu thế chung.

Nhận thức được điều đó, trong nhiều năm vừa qua Chính phủ, cũng như Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều quy định, kế hoạch nhằm triển khai áp dụng khoa học công nghệ vào nghiên cứu, sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, vì hệ thống pháp luật về môi trường của Việt Nam

còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ nên việc triển khai các dự án về phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, khi cần sự hỗ trợ của nhà nước.

Vấn đề thứ nhất : Chủ đầu tư khó khăn trong việc tiếp cận nguồn hỗ trợ từ Nhà nước và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính từ Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sự tiếp câ ̣n nguồn tài chính từ Nghị định thư Kyoto :

Năm 1992 Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã được ký kết và có hiệu lực từ năm 1994. Mục tiêu của Công ước là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu.

Nghị định thư Kyoto của Công ước được thông qua tại Hội nghị lần thứ 3 các Bên tham gia Công ước, tổ chức tại Kyoto, Nhật Bản vào tháng 12 năm 1997. Nghị định thư Kyoto (KP) đưa ra cam kết đối với các nước phát triển về giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn năm 1990 với tỷ lệ trung bình là 5,2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên (2008-2012) theo các mức cắt giảm cụ thể. Việt Nam đã phê chuẩn UNFCCC tháng 11 năm 1994 và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto tháng 9 năm 2002. Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao làm Cơ quan đầu mối của Chính phủ tham gia và thực hiện KP.

Ngày ngày 06 tháng 04 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007-2010, với mục tiêu:

Một là: Huy động mọi nguồn lực nhằm góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2007 - 2010 của đất nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và đóng góp vào việc tổ chức thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Công ước khí

hậu), Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Nghị định thư Kyoto) và Cơ chế phát triển sạch (CDM);

Hai là: Tận dụng triệt để các quyền và lợi ích mà Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto dành cho các nước đang phát triển;

Ba là: Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án CDM, khuyến khích cải tiến công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, kỹ thuật hiện đại;

Bốn là: Góp phần quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên, môi trường, khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Để triển khai, Chính phủ và các Bộ có liên quan đã ban hành một số văn bản quy pháp pháp luật có liên quan nhằm đạt được các mục tiêu đó như : Quyết đi ̣nh số 130/2007/QĐ-TTg ngày 20/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về mô ̣t số cơ chế , chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sa ̣ch; Quyết đi ̣nh số 129/2009/QĐ-TTg ngày 29/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực bảo vê ̣ tài nguyên và môi trư ờng"; Thông tư liên ti ̣ch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04/7/2008 của liên bộ Bộ Tài chính , Bô ̣ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của

Quyết đi ̣nh số 130/2007/QĐ-TTg ngày 20/08/2007 của Thủ tướng Ch ính phủ về mô ̣t số cơ chế , chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sa ̣ch.

Hiện nay, Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao làm đầu mối thực hiện các quy định quốc tế về cơ chế phát triển sạch như [8, Khoản 8 Điều 2]:

Một là: Cấp thư xác nhận hoặc thư phê duyệt dự án Cơ chế phát triển sạch cho các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án Cơ chế phát triển sạch thuộc Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của Liên hợp quốc

về biến đổi khí hậu theo ủy quyền của Bộ trưởng;

Hai là: Chủ trì tổ chức và phối hợp thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-zôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn;

Ba là: Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thẩm quyền trong nước về Cơ chế phát triển sạch; giữ mối liên hệ với Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu.

Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 quy định "Nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM tại Việt Nam có quyền được xem xét trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực ưu tiên", theo đó các dự án CDM trong lĩnh vực khai thác , ứng dụng các nguồn năng lươ ̣ng tái ta ̣o được xem xét trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường. Trong đó:

Thứ nhất: về mặt pháp lý , Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg quy định việc triển khai thực hiện Công ước Kyoto tại Việt Nam, việc thực hiện Công ước này chỉ có thời hạn đến năm 2012;

Thứ hai: về mặt nội dung , một dự án năng lượng tái ta ̣o nếu muốn hỗ trợ về giá cần phải chứng minh được là dự án CDM, tức là được chấp thuận đăng ký và cấp chứng chỉ giảm phát thải. Việc này tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Theo thống kê, về hoạt động chung gần đây về CDM trên thế gới tính đến 06/01/2010 thì đã có 4200 dự án CDM trên thế giới. Trong đó 1.999 dự án đã được EB cho đăng ký là dự án CDM. Tổng số tiềm năng giảm phát thải dự kiến của các dự án khoảng 1 tỷ 720 triệu tấn CO2 tương đương tính đến hết năm 2012. Trong đó, sản xuất năng lượng (nguồn năng lượng tái tạo/nguồn năng lượng không tái tạo) chiếm 1465 dự án, đạt tỷ lệ 59,97%. Với

tổng số 1999 dự án, thì Việt Nam chỉ chiếm có 0.8% với tổng lượng CERs cấp đạt 1.23% trong tổng số CERs đã cấp là 365.668.102.

Tại Việt Nam, tính tới tháng 5/2010 đã có 26 dự án đã được Ban chấp hành Quốc tế CDM (EB) xác nhận, đăng ký là dự án CDM, trong đó đa phần là các dự án về xây dựng Nhà máy thủy điện (chiếm 1/2). Tuy nhiên, theo thống kê hiện nay của Bộ TN&MT thì hiện nay tại Việt Nam đã có 116 dự án mà Bộ đã cấp thư phê duyệt là dự án theo cơ chế phát triển sạch [29].

Như vậy, con số 26/116 dự án được EB xác nhận là một tỷ lệ quá thấp, không khả quan như mong đợi. Sỡ dĩ có kết quả đạt được như trên, là do một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

Nguyên nhân thứ nhất: Khái niệm CDM còn khá mới ở Việt Nam nên hoạt động của các tổ chức tư vấn CDM còn rất thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của các dự án lớn. Vì vậy, hiện nay các Chủ đầu tư thường liên hệ với Tư vấn nước ngoài để làm các thủ tục cần thiết để đăng ký, nhưng cũng chính vì lý do đó mà giá bán chứng chỉ CERs lại không có giá trị cao, do thông thường bên Tư vấn lập hồ sơ, cũng chính là đơn vị sẽ tiến hành bán chứng chỉ (có thể cho chính tổ chức đó, hoặc cho một tổ chức khác trong nước hoặc một doanh nghiệp thành viên của tổ chức tư vấn...);

Nguyên nhân thứ hai : Để được Bộ TN&MT phê duyệt, Chủ đầu tư phải chứng minh được dự án khả thi về mọi mặt, tức là các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, xã hội phải tốt. Đồng thời doanh nghiệp ra ngân hàng vay tiền, hồ sơ vay vốn cũng phải chứng minh được dự án đó khả thi, có thể thực hiện được và thực hiện rồi sẽ đem lại lợi ích nhất định về mặt kinh tế, xã hội và môi trường… Nhưng về mặt quốc tế, những dự án CDM có chỉ tiêu tài chính tốt sẽ khó chứng minh được doanh nghiệp gặp khó khăn khi đầu tư vào dự án, do đó sẽ không nhận được tiền từ bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CERs). Một trong những yêu cầu quan trọng đối với một dự án CDM là phải chứng minh được dự án sẽ gặp khó khăn về tài chính nếu thực hiện giảm phát

thải khí carbon. Đây là một khó khăn để thấy rằng không dễ dàng đăng ký các dự án CDM với Ban chấp hành Quốc tế CDM (EB). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, các dự án sử dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) trong đó có các dự án phát triển năng lượng tại tạo còn hạn chế, là do Quỹ Bảo vệ môi trường thuộc Bộ TN&MT đang hoạt động không hiệu quả. Hiện nay, Quỹ bảo vệ môi trường đang hoạt động với 5 nguồn thu chính là: Ngân sách nhà nước cấp, được cấp hằng năm là 500 tỷ (tỷ lệ theo từng năm); Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường nước thải (nước sinh hoạt & công nghiệp); Nguồn thu từ phạt vi phạm bảo vệ môi trường; Nguồn thu từ bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CERs); Các nguồn tài trợ (quốc tế).

Tuy nhiên , Quỹ này được thiết kết có một số điểm dẫn đến không có tính khả thi:

Thứ nhất: Không bao giờ có đủ nguồn tiền duy trì để hỗ trợ phát triển năng lươ ̣ng tái ta ̣o (nếu chỉ tính riêng cho hỗ trợ 1 dự án gió 30MW thì sẽ thất thu 300%).

Thứ hai: Không có biện pháp khuyến khích tăng nguồn thu từ CERs, do những nguyên nhân như phân tích ở trên về việc Chủ đầu tư khó có khả năng đăng ký với Ban Chấp hành quốc tế về CDM (EB).

Thứ ba: Không có biện pháp để kiểm tra đánh giá giá thành sản xuất (có thể họ khai khống để tăng giá thành)

Dự thảo cơ chế hỗ trợ mới từ Chính phủ :

Đứng trước, tình hình đó Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương soạn dự thảo Nghị định về hỗ trợ, khuyến khích phát triển Năng lượng tái tạo. Tại Tờ trình ngày 23/11/2009 của Bộ Công thương về Nghị định này, Bộ Công thương đã đề nghị Chính phủ cho phép thành lập Cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo và Quỹ Hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo , trong đó Quỹ Hỗ trợ phát triển năng lươ ̣ng tái ta ̣o được thành lập và thực hiện hỗ trợ

cho các hoạt động phát triển và sử dụng năng lươ ̣ng tái ta ̣o với mô ̣t số chức năng, nhiê ̣m vụ như sau :

Thứ nhất: Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển năng lươ ̣ng tái ta ̣o trực thuộc Bộ Công thương để hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động phát triển năng lượng tái tạo . Do đó, viê ̣c quản lý Quỹ này cũng thuô ̣c trách nhiê ̣m của Bô ̣ Công Thương.

Thứ hai: Các phí thu được nộp vào Quỹ phát triển năng lượng tái tạo và được sử dụng để hỗ trợ cho các chương trình, dự án năng lượng tái tạo. Trong đó chủ yếu quy đi ̣nh về viê ̣c hỗ trợ các dự án năng lượng tái ta ̣o nối lưới.

Thứ ba: Nguồn thu của Quỹ hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo từ phí phát triển năng lượng sạch bao gồm : Phí để phát triển năng lượng sạch từ các khách hàng sử dụng điện và được thu qua hóa đơn theo kỳ thu của các công ty điện lực; Phí từ việc tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu, phí khai thác tài nguyên; tài trợ của các các nhân và các tổ chức trong và ngoài nước . Mức phí này sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thu phí phát triển năng lượng sạch cho từng thời kỳ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương.

Với cách thức đề nghi ̣ như trên của Bô ̣ Công Thương sẽ dẫn tớ i mô ̣t số mâu thuẫn tiềm ẩn trong cơ chế hỗ trơ ̣ đang đươ ̣c áp dụng hiê ̣n hành và dự thảo cơ chế hỗ trợ mới:

Lý do: Dường như , quy định về viê ̣c thành lâ ̣p Quỹ Hỗ trợ phát triển năng lươ ̣ng có vẻ hợp lý , có thể lôi kéo được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các dự án khai thác , sử dụng năng lượng tái ta ̣o trong thị trường Việt Nam. Tuy nhiên theo quy đi ̣nh pháp luâ ̣t hiê ̣n hành thì Quỹ bảo vê ̣ môi trường thuô ̣c Bô ̣ Tài nguyên Môi trường cũng có chức năng hỗ trợ đối với các dự án khai thác , sử dụng năng lượng sa ̣ch và có sản phẩn thân thiê ̣t với môi trường. Như vâ ̣y , nếu dự thảo được ban hành thì sẽ xảy ra trường hợp đó là : một dự án phát triển năng lượng tái tạo, có sử dụng công nghệ sạch, sản phẩm đầu ra thân thiệt với môi trường, có thể được tiếp cận với 02 Quỹ khác nhau

(Quỹ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quỹ hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công thương).

Hâ ̣u quả: Quy đi ̣nh như dự thảo Nghị định là bất hợp lý vì có thể dẫn tới tình tra ̣ng manh mún trong quản lý nhà nước về bảo vê ̣ môi trường , không làm tăng hiệu lực của các Quỹ (Quỹ Bảo vệ môi trường đang hoạt động hiện tại và Quỹ Hỗ trợ phát triển năng lượng tái ta ̣o sẽ được hình thành trong tương lai), mà còn có khả năng dẫn tới tình trạng hành chính hóa các thủ tục . Điều đó được thể hiê ̣n:

Thứ nhất: Thay bằng củ ng cố , hỗ trơ ̣ tái cơ cấu về chức năng , nhiê ̣m vụ c ủa Quỹ Bảo vệ môi trường để Quỹ đảm bảo nguồn thu , đủ kinh phí để thực hiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng , thì dự thảo Nghị định lại đề xuất thành lập thêm Quỹ Hỗ trơ ̣ phát triển năng lượng tái ta ̣o , dẫn tới các nguồn thu cho các Quỹ bi ̣ chia sẻ, không tâ ̣p trung , trong khi mục đích chung của các Quỹ đều hướng tới các dự án phát triển sạch, có sản phẩn đầu ra thân thiệt với môi trường .

Thứ hai: Với hai (02) Quỹ khác nhau cùng quản lý cùng hỗ trợ cho mô ̣t dự án, sẽ dẫn tới nguy cơ cồng kềnh về bộ máy quản lý nhà nước . Đồng thời còn gây ảnh hưởng bất lợi tới Nhà đầu tư , điều đó được thể hiê ̣n : với mô ̣t dự án phát triển sa ̣ch lẽ ra chủ đầu tư chỉ cần phải thực hiê ̣n trì nh tự thủ tục ta ̣i

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 34)