Một số khó khăn, vướng mắc khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 52)

Một là: khó khăn về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện

Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về nguồn năng lươ ̣ng tái ta ̣o nhưng cho đến nay số các dự án thực hiện còn rất ít, tỷ trọng điện tái tạo trong tổng lượng điện sản xuất là không đáng kể, đó là do: Thiếu chính sách đủ mạnh, đồng bộ bao gồm từ điều tra, thăm dò tiềm năng đến khai thác và sử dụng; Thiếu cơ chế tài chính hiệu quả cho việc đầu tư, quản lý và vận hành các dự án điện tái tạo tại khu vực vùng sâu, vùng xa ngoài lưới; thiếu một cơ quan đầu mối tập trung, với chức năng đủ mạnh để điều hành.

Hai là: khó khăn về cơ sở dữ liệu cho quy hoạch và lậ p kế hoạch phát triển

Do tính đặc thù của năng lươ ̣ng tái ta ̣o là phân tán , phụ thuộc mùa vụ, thời tiết nên nguồn số liệu là không sẵn có. Hiện nay, chưa có cơ quan nào được giao thu thập, cập nhật và thông kê như đã làm với các dạng năng lượng thương mại. Hiện tại, việc đánh giá tiềm năng năng lươ ̣ng tái ta ̣o có ở mức độ hạn chế vì do thiếu cơ sở dữ liệu tin cậy.

Ba là: khó khăn về trình độ áp dụng công nghệ

Hiện nay ở nước ta còn thiếu các doanh nghiệp thương mại cung cấp các thiết bị năng lươ ̣ng tái tạo và dịch vụ liên quan đến năng lượng tái tạo . Do vậy, các công nghệ năng lươ ̣ng tái ta ̣o phần lớn chưa chế tạo được trong nước mà phải nhập khẩu. Các dịch vụ sau lắp đặt chưa có, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đứng trước những hạn chế, vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện quy định pháp luật do còn thiếu đồng bộ, mâu thuẫn, chồng chéo thì tiến tới bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo sẽ là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra với các cấp, các ngành có thẩm quyền.

2.2.3. Một số nguyên nhân dẫn tới các tồn ta ̣i , khó khăn khi áp dụng các quy định pháp luật hiện hành dụng các quy định pháp luật hiện hành

Để tìm hiểu , nghiên cứu đánh giá đúng đắn và đầy đủ những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp gây nên các tồn ta ̣i , khó khăn trong việc áp dụng quy đi ̣nh pháp luâ ̣t hiê ̣n hành về viê ̣c phát triển năng lượng tái ta ̣o chắc chắn phải có nhiều thời gian , công sức, trí tuệ và kể cả tiền của . Trong pha ̣m vi luâ ̣n văn này, sau quá trình nghiên cứu , đánh giá thì tác giả nhâ ̣n thấy những nguyên nhân chính là thuô ̣c về nhân tố chủ quan , do chính những ha ̣n chế , thiếu hụt và chưa đồng bộ của hệ thống luật pháp và công quản lý nhà nước trong lĩn h vực này.

2.2.3.1. Từ phía cơ quan chức năng thực hiê ̣n hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo năng lượng tái tạo

Viê ̣c đi ̣nh hướng phát triển năng lượng tái ta ̣o đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ rất lâu, thâ ̣m chí đã được cụ thể hóa trong văn bản pháp luâ ̣t cao nhất của Nhà nước là Luâ ̣t Điê ̣n lực năm 2005, Luâ ̣t Bảo vê ̣ Môi trường năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005, trong đó Nhà nước đã có chính sách rất rõ ràng về cơ chế hỗ trơ ̣ đối với năng lượng tái ta ̣o đó là cơ chế hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sử dụng năng lượng tái tạo sẽ được ưu đãi về thuế , hỗ trơ ̣ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất… [40, Điều 33], hay viê ̣c Nhà nước khuyến khích đầu tư các dự án phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo được hưởng ưu đãi về đầu tư, giá điện và thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính [39, điểm c khoản 1 điều 16].

Những quy đi ̣nh pháp luâ ̣t có tính pháp lý cao đ ã có cách đây từ năm 2005 (Luật Điê ̣n lực năm 2005, Luật Bảo vê ̣ Môi trường năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005) tớ i nay , tuy nhiên hiê ̣n nay những chính sách này vẫn chưa đươ ̣c cụ thể hóa bằng văn bản pháp luâ ̣t có thể thực hiê ̣n đượ c đối với các nhà đầu tư. Đây cũng chính là lý do khiến cho viê ̣c đầu tư vào các dự án sử dụng , khai thác năng lượng tái ta ̣o ở Viê ̣t Nam bi ̣ nguô ̣i la ̣nh trong thời gian vừa qua.

Sở dĩ có tình tra ̣ng nêu trên là do cách thức quản lý nhà nước tại các cấp từ Chính phủ , tới các Bô ̣ ngành và thâ ̣m chí ta ̣i các doanh nghiê ̣p nhà nước tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng khai thác năng lượng là châ ̣m chễ , kém hiệu quả và thậm chí là chưa quyết liệt từ phía cơ quan nhà nước . Mô ̣t số quy đi ̣nh pháp luật về đầu tư xây dựng , quy hoạch còn nhiều lỗ hổng , ảnh hưởng nghiêm tro ̣ng tới quá trình phát triển bền vững của đất nước . Đó là sự thiếu kiểm soát , quản lý của cơ quan nhà nước c ó thẩm quyền về quy hoạch , xây dựng dự án, dẫn tới các dự án được xây dựng có nguy cơ gây tác ha ̣i nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên , phá vỡ cảnh quan môi trường, gây tình tra ̣ng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường .

Sự phối hơ ̣p thực hiê ̣n mục tiêu phát triển năng lượng tái ta ̣o , qua đó bảo vệ môi trường , phát triển kinh tế xã hội tại các cơ quan chức năng như Bộ Tài nguyên và Môi trường , Bô ̣ Công Thương , Bô ̣ Tài chính và Bô ̣ Kế hoa ̣ch và Đầu tư , cũng như với các Bộ , ngành khác là chưa chặt chẽ , thống nhất . Dường như nhiê ̣m vụ phát triển nguồn năng lượng tái ta ̣o được giao phó cho Bô ̣ Công Thương , mà chưa sự phối hợp mang tính chiế n lươ ̣c với các Bô ̣ , ngành khác để hoạch định cơ chế chính sách , đưa ra các ưu đãi , hỗ trợ hợp lý cho nhà đầu tư . Chẳng ha ̣n như cơ chế về ưu đãi về thuế , vay vốn, giá thành sản phẩm đầu ra đối với dự án sử dụng năng lượ ng tái ta ̣o (Bô ̣ Tài chính ), ưu đãi đất đai (Bô ̣ Kế hoa ̣ch và Đầu tư )…hay sự không thống nhất đối với viê ̣c thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo trực thuộc Bộ Công

Thương, thay vì hoàn thiê ̣n chức năng , nhiê ̣m vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường trực thuô ̣c Bô ̣ Tài nguyên và Môi trường .

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)