Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
844,26 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MẠNH TUÂN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu HÀ NỘI - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Pháp luật lao động về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương” là kết quả nghiên cứu của riêng mình. Bản luận văn này đã được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, đối chiếu, so sánh và phân tích những nguyên tắc và nội dung của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật của nước ta hiện nay. Luận văn không hề sao chép các công trình nghiên cứu hay đề tài khoa học nào khác đã được công bố. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này, tác giả có tham khảo một số công trình nghiên cứu, giáo trình và một số bài viết, chuyên đề của một số tác giả trong và ngoài nước và đã được trích dẫn cũng như nguồn tài liệu trích dẫn được nêu tại danh mục tài liệu tham khảo tại phần cuối của luận văn. Người cam đoan Nguyễn Mạnh Tuân MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3. Phương pháp nghiên cứu 4 4. Mục đích nghiên cứu 5 5. Kết cấu của luận văn 5 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 6 1.1. Khái quát chung về tiền lương 6 1.1.1. Khái niệm về tiền lương 6 1.1.2. Bản chất của tiền lương 9 1.1.3. Chức năng của tiền lương 10 1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về tiền lương 13 1.2.1. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về tiền lương 13 1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực tiền lương 17 1.2.3. Nội dung pháp luật về tiền lương doanh nghiệp 21 1.2.4. Vai trò pháp luật về tiền lương 31 1.3. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về tiền lương ở Việt Nam 31 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG 35 2.1. Thực trạng pháp luật về tiền lương 35 2.1.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước 36 2.1.2. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 38 2.1.3. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 42 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật tiền lương trong các doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương 45 2.2.1. Những kết quả đạt được 45 2.2.2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện 50 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG 60 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật lao động về tiền lương trong doanh nghiệp 60 3.1.1. Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật lao động về tiền lương trong doanh nghiệp phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước 60 3.1.2. Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật lao động về tiền lương trong doanh nghiệp phải kết hợp hài hòa giữa yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội 61 3.1.3. Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật lao động về tiền lương trong doanh nghiệp phải trên cơ sở quy định của pháp luật 62 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật tiền lương 63 3.2.1. Về cải cách tiền lương 63 3.2.2. Về lương tối thiểu 64 3.2.3. Về việc xây dựng thang lương, bảng lương 65 3.2.4. Về cơ chế quản lý tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước 66 3.2.5. Về trả công lao động 67 3.2.6. Nâng cao vai trò của Nhà nước về quản lý lao động, tiền lương 67 3.3. Về công tác tổ chức thực hiện các doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương 68 3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tiền lương doanh nghiệp 72 3.4.1. Về các quy định của pháp luật 72 3.4.2. Về quá trình tổ chức thực hiện 77 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống những chính sách kinh tế - xã hội của đất nước, có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh các vấn đề chung về tiền lương thì chính sách tiền lương doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của kinh tế, xã hội. Đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh vấn đề ưu tiên cao nhất đó là tối đa hóa lợi nhuận, bên cạnh đó áp lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh là rất lớn vì vậy tiền lương là giá cả sức lao động có tính cạnh tranh cao, vì tiền lương là đầu vào của chi phí sản xuất được hạch toán trong giá thành sản xuất. Tiền lương có vai trò quan trọng đối với người lao động, là nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu và điều kiện để người lao động tái sản xuất sức lao động mà họ đã hao phí. Trên thực tế doanh nghiệp nào có chính sách đãi ngộ và trả tiền lương cho người lao động phù hợp, tiền lương mà người lao động nhận được xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra thì người lao động trong doanh nghiệp sẽ hăng hái làm việc, tích cực cải tiến kỹ thuật, sáng tạo đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có chính sách tiền lương tốt, người lao động không được trả lương xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra, hoặc doanh nghiệp không công bằng trong việc trả lương, thì không kích thích được người lao động, thậm chí người lao động bỏ việc dẫn tới hậu quả doanh nghiệp làm ăn không có lãi, ảnh hưởng không chỉ tới doanh nghiệp mà còn tác động xấu đến đời sống xã hội. Chính sách tiền lương doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của nền kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường và trong thị trường này, tiền lương, tiền công là giá cả của loại hàng hoá đặc biệt, hàng hoá sức lao 2 động. Do vậy, mối quan hệ tương quan giữa giá cả với hàng hoá cùng các quan hệ cung, cầu, cạnh tranh, sự vận động của thị trường hàng hoá sức lao động luôn là mối quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là chính sách về lao động, việc làm và tiền lương. Pháp luật về tiền lương ở nước ta có lịch sử phát triển lâu đời, từ văn bản đầu tiên quy định về tiền lương vào năm 1946 đến nay. Với hơn 60 năm hình thành và phát triển, chế độ tiền lương ở nước ta đã có sự thay đổi đáng kể, trải qua nhiều lần thay đổi, điều chỉnh những quy định, quy tắc về thang lương, bảng lương, bậc lương. Đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về tiền lương, phân tích dưới góc độ kinh tế và đi sâu vào những hoạt động quản lý kinh tế Nhà nước về tiền lương, một vài đề tài nghiên cứu hệ thống pháp luật về tiền lương cũng như các hoạt động liên quan tới việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động điển hình như: - Đề tài Nghiên cứu khoa học “Quyền con người trong pháp luật lao động Việt nam”, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; - TS. Phạm Thị Thuý Nga “Quyền được bảo đảm thu nhập và đời sống của người lao động trong pháp luật lao động Việt Nam” ngày 21/10/2011; - TS. Nguyễn Công Nhự (chủ biên), “Vấn đề phân phối thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam: thực trạng, quan điểm và giải pháp hoàn thiện”, Nxb Thống kê, năm 2003; - PGS.TS. Phan Hữu Thực (chủ biên), “Vai trò của Nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2004. Tiền lương là công cụ pháp lý bảo vệ người lao động, bảo vệ quyền lợi công bằng cho người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động; tiền lương là công cụ để Nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập dân cư và bảo đảm công bằng xã hội; tiền lương cũng là cơ sở để các bên thỏa thuận khi giao kết hợp 3 đồng, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp lao động giữa các bên; tiền lương là công cụ và là đòn bẩy tích cực đóng góp vào thu lợi nhuận của doanh nghiệp, là một nguồn thu quan trọng đối với GDP của Nhà nước; tiền lương là công cụ để kích thích người lao động và tích lũy của cải. Tại tỉnh Hải Dương những năm qua và hiện nay, chế độ tiền lương đã được áp dụng tương đối đồng bộ và đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Tiền lương thực sự là một chính sách kinh tế, xã hội quan trọng góp phần thúc đẩy và nâng cao đời sống của người lao động, mang lại những nguồn lợi kinh tế rất lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống tiền lương nói chung và hệ thống tiền lương trong các doanh nghiệp nói riêng vẫn còn một số hạn chế nhất định, việc áp dụng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn khoảng cách giữa văn bản pháp luật và thực tế áp dụng. Quá trình thực hiện chính sách tiền lương còn nhiều bất cập. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Pháp luật lao động về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương”, nhằm tìm hiểu các quy định của pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp, đánh giá thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương và đề xuất một số giải pháp về tiền lương và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế, hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền lương ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ luật, chuyên ngành luật kinh tế, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau: - Các vấn đề lý luận chung nhất về tiền lương như: Khái niệm tiền lương, bản chất tiền lương, chức năng tiền lương và những quy định khác về tiền lương trong doanh nghiệp; - Thực tiễn áp dụng tiền lương trong doanh nghiệp tại tỉnh Hải 4 Dương nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu những hạn chế khó khăn trong quá trình áp dụng; - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về tiền lương. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các văn bản pháp luật lao động như: Bộ luật lao động, các Nghị định, Thông tư và một số bài viết liên quan nội dung luận văn giới hạn trong những vấn đề lý luận về tiền lương và các quy định của pháp luật về lĩnh vực này, là quá trình áp dụng tiền lương của các doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương. 3. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này, luận văn tập trung sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với các phương pháp diễn dịch và phân tích để làm rõ nội dung nghiên cứu: Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp chủ đạo, được sử dụng để làm sáng tỏ và đánh giá tính hiệu quả cũng như chỉ rõ những bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật hiện hành về tiền lương. Việc phân tích đánh giá hiệu quả các quy định này được gắn liền với thực tiễn áp dụng luật và có tính đến sự phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội trong thời gian tới. Phương pháp so sánh: Tác giả đã so sánh các yếu tố đặc thù của pháp luật tiền lương với các lĩnh vực pháp luật khác, so sánh các quy định hiện hành của pháp luật tiền lương nước ta với một số nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra những nhận xét khách quan cho việc xây dựng, áp dụng pháp luật tiền lương trong các doanh nghiệp. Phương pháp trao đổi: Được sử dụng khi gặp gỡ các nhà doanh nghiệp, các cán bộ chuyên trách, quản lý, những người trực tiếp vận dụng quy phạm pháp luật về tiền lương trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, các chuyên viên được giao nhiệm vụ xây dựng đề án cải cách tiền lương để tìm hiểu quá trình xây dựng, áp dụng pháp luật và tiếp thu những kinh nghiệm cũng như những bài học thực tiễn về vấn đề tiền lương trong các doanh nghiệp. 5 Ngoài các phương pháp trên trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh, quy nạp, tổng hợp, thống kê để tìm ra những nguyên nhân của vấn đề và các giải pháp thích hợp khắc phục được những hạn chế, từ đó đưa ra những kết luận trong quá trình thực hiện. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tiền lương, phân tích, đánh giá, tìm hiểu các quy định của pháp luật tiền lương áp dụng đối với người lao động trong các doanh nghiệp. Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng áp dụng tiền lương trong doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương để rút ra được những mặt còn tồn tại và bất cập của pháp luật tiền lương, những vướng mắc trong quá trình thực hiện trong các doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương. Từ đó, đề ra những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật tiền lương khắc phục khó khăn trong quá trình tổ chức, quản lý và thực thi pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương. Chương 1: Khái quát chung về tiền lương và sự điều chỉnh của pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật về tiền lương và thực tiễn thi hành trong các doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật lao động về tiền lương trong doanh nghiệp ở Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Hải Dương. [...]... người lao động theo hình thức khoán gọn… người sử dụng lao động có quyền khấu trừ vào tiền lương hàng tháng của người lao động theo quy định tại Điều 60 Bộ luật lao động để đòi lại các khoản đã tạm ứng cho người lao động (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) 1.2.3 Nội dung pháp luật về tiền lương doanh nghiệp 1.2.3.1 Quy định về thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp Thang lương, bảng lương. .. giam Pháp luật lao động dự liệu một số trường hợp buộc người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động, đó là khi người lao động đi thực hiện nghĩa vụ công dân từ một tuần trở lên; khi người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 92 Bộ luật lao động (50% lương) ; khi người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo Điều 35 Bộ luật lao động (50% lương) ; khi người sử dụng lao động trả lương. .. người sử dụng lao động nhằm tạo sự ổn định tương đối về tiền lương, đời sống của người làm công và sự ổn định trong quản lý lao động của đơn vị sử dụng lao động Ba là, Quyền khấu trừ tiền lương của người lao động theo quy định của pháp luật: Trong một số trường hợp người sử dụng lao động đã tạm ứng tiền lương cho người lao động hoặc người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị gây thiệt hại về tài sản... của pháp luật lao động Bộ luật lao động đã được sửa đổi bổ sung quy định: Sau khi tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện người lao động Chính phủ quy định các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động để người sử dụng lao động xây dựng và áp dụng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; quy định thang lương bảng lương đối với doanh nghiệp. .. [1, Điều 55] Trong quá trình tham gia vào quan hệ lao động, người lao động có quyền được nhận lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động Việc pháp luật quy định quyền nhận lương của người lao động nhằm mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người lao động đồng thời giúp người sử dụng lao động ý thức được nghĩa vụ trả lương cho người lao động trong quá trình thuê mướn và sử dụng lao động Hai là,... lương và định mức lao động để người sử dụng lao động xây dựng và áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước chỉ xây dựng thang lương, bảng lương cho các doanh nghiệp nhà nước, còn các loại hình doanh nghiệp khác chủ doanh nghiệp được quyền tự xây dựng thang lương, bảng lương Tuy nhiên, khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, người sử dụng lao động. .. thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động; xác định đơn giá tiền lương; thực hiện chế độ nâng lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể; đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã 22 hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; trả lương ngừng việc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động; giải quyết các quyền lợi khác theo thoả thuận của hai bên và theo... quan hệ lao động thì tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động, phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường Trên thế giới, tiền lương có nhiều tên gọi khác nhau như: tiền công, tiền lương, thù lao lao động, thu nhập lao động có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tiền lương: K.Marx định nghĩa: Tiền lương là... nguồn nuôi sống người lao động và gia đình họ Vì vậy, tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động và nâng cao chất lượng lao động Thực hiện tốt chức năng này của tiền lương giúp doanh nghiệp có nguồn lao động ổn định đạt năng suất cao Đây là chức năng cơ bản của tiền lương vì người lao động sau quá trình sử dụng sức lao động phải được bù đắp hao phí sức lao động đã bỏ ra, họ... đúng nghĩa Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO có quan điểm về tiền lương: Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động viết hay bằng miệng, . pháp luật về tiền lương và thực tiễn thi hành trong các doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật lao động về tiền lương. định của pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp, đánh giá thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương và đề xuất một số giải pháp về tiền lương và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế, hy. sách tiền lương còn nhiều bất cập. Vì vậy, tôi chọn đề tài Pháp luật lao động về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương , nhằm tìm hiểu các quy định của pháp