Thực trạng pháp luật về tiền lương

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.Thực trạng pháp luật về tiền lương

Những quy định của pháp luật về tiền lương áp dụng cho người lao động, tổ chức cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động được quy định qua các văn bản: Chương VI - Bộ luật lao động đã sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007 và một số điều ở các chương khác có liên quan đến vấn đề tiền lương.

Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương; Thông tư số 10, 11-LĐTBXH/TT ngày 03/5/1995 hướng dẫn Nghị định số 197/CP; Thông tư số 05-LĐTBXH/TT ngày 22/3/1995 hướng dẫn nâng bậc lương cho người lao động trong doanh nghiệp; Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước; Thông tư số 13-LĐTBXH/TT ngày 10/4/1997 hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước; Thông tư số 12, 13 và 14/2003/BLĐTBXH ngày 30/5/2003 hướng dẫn Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp và doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước và nhiều văn bản khác quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thực hiện các văn bản trên; Điều 2 Nghị định số 70/2011/NĐ- CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động Việt Nam làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp

36

tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động thay thế Nghị định 107/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động Việt Nam làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động; Nghị định 108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam. Để đánh giá những quy định của pháp luật tiền lương hiện hành một cách chi tiết, cụ thể, ta có thể đánh giá pháp luật tiền lương áp dụng cho người lao động và người sử dụng lao động theo từng loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương (Trang 40)