Về công tác tổ chức thực hiện các doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương (Trang 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Về công tác tổ chức thực hiện các doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm giữa Hà Nội và Hải phòng đồng thời tiếp giáp với các tỉnh Thái Bình, Hưng yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh với diện tích là 1654,2 Km2, dân số là 1745,3 nghìn người. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, là thành viên của WTO, doanh nghiệp ở Hải Dương ngày càng phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng và đa dạng về các ngành nghề.

Tính đến 31/12/2011 toàn tỉnh Hải Dương có 3.551 doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 31.158 tỷ 784 triệu đồng gồm: 1.094 Doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư đăng ký là 1.753 tỷ 692 triệu đồng; 1,397 Công ty TNHH, số vốn điều lệ là 8,092 tỷ 390 triệu đồng; 1.060 Công ty cổ phần, số vốn điều lệ là 21.312 tỷ 702 triệu đồng; bình quân mỗi doanh nghiệp có số

69

vốn đăng ký là 6 tỷ 495 triệu đồng/1 doanh nghiệp. [3, tr 5]. Số doanh nghiệp đăng ký trên phân theo ngành nghề kinh doanh và địa bàn cụ thể: công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 45%; thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 51%; nông lâm thủy sản và các lĩnh vực khác khoảng 4% [2, tr 6].

Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì một bộ phận không thể thiếu được đó là doanh nghiệp FDI.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 221 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.162.3 triệu USD, trong đó: ngoài khu công nghiệp là 114 dự án với số vốn 3.396.4 triệu USD; trong khu công nghiệp là 107 dự án với số vốn 1.765.9 triệu USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI ước đạt 1.895.3 triệu USD, đạt 36,7% tổng vốn đầu tư [2, tr 6].

Từ năm 2008 đến năm 2009, số doanh nghiệp giải thể có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, cuối năm 2010 doanh nghiệp giải thể có xu hướng tăng lên, nguyên nhân do ảnh hưởng của lạm phát, sự thay đổi trong chính sách tín dụng của nhà nước, đặc biệt là do cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới với hàng loạt doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ, Anh, Pháp, Hy lạp… phá sản đã có tác động tiêu cực không nhỏ tới tình hình kinh tế trong nước làm cho nhiều doanh nghiệp trong nước kinh doanh thua lỗ.

Mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, song các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như: tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động và góp phần thu ngân sách cho tỉnh.

Các doanh nghiệp trong tỉnh nhìn chung năng động và thích ứng với những thay đổi của thị trường, giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm hàng hóa dịch vụ cho thị trường, tham gia tích cực vào khâu phân phối các sản phẩm cho thị trường cả nước và thế giới đáp

70

ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, có sức len lỏi vào thị trường một cách năng động, linh hoạt đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực tiễn sản xuất kinh doanh nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp từng bước được nâng cao, số doanh nghiệp kinh doanh có lãi luôn chiếm tỷ lệ cao, bình quân hằng năm có gần 90% doanh nghiệp kinh doanh có lãi, nộp ngân sách của các doanh nghiệp qua các năm đều tăng 8 - 9%, hàng năm các doanh nghiệp thu hút và tạo việc làm khoảng 1.200 lao động [1, tr 6].

Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp trên toàn quốc, các doanh nghiệp tại Hải Dương năng lực sản xuất vẫn còn hạn chế do vốn tự có ít, trình độ công nghệ máy móc kỹ thuật còn lạc hậu, các doanh nghiệp phân bố không đồng đều, phát triển chủ yếu ở các địa bàn là: thành phố Hải Dương, huyện Chí Linh, huyện Kinh Môn, các địa bàn có ít doanh nghiệp đăng ký là: huyện Thanh Hà, huyện Tứ kỳ, huyện Ninh Giang, huyện Thanh Miện, cơ cấu ngành nghề còn thiên về đầu tư vào các ngành nghề đòi hỏi ít vốn đầu tư như thương mại, dịch vụ mà chưa chú trọng đầu tư dài hạn vào lĩnh vực sản xuất.

Mặt khác sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau còn thấp dẫn đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh thấp, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và biến động giá cả nguyên vật liệu, nên các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nền kinh tế đất nước đã chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường hơn 20 năm, nhưng chế độ tiền lương của chúng ta lại vẫn mang nặng bản chất của chế độ tiền lương thời bao cấp. Cùng với các doanh nghiệp trên cả nước, tại tỉnh Hải Dương các doanh nghiệp cũng đang có sự thay đổi căn bản, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá các chính sách kinh tế của địa phương. Do đó, thay đổi căn bản chính sách tiền lương cho phù hợp với nền kinh tế vận động theo cơ chế kinh tế thị trường đã trở

71

thành một đòi hỏi cấp thiết. Sự thay đổi này phải hướng tới đạt được những mục tiêu cơ bản sau đây:

+ Tiền lương phải đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất và hơn thế là tái sản xuất mở rộng sức lao động trên các phương diện: thể lực, trí lực, văn hóa, tinh thần và chi phí đào tạo cho cả người lao động và con cái họ.

+ Lương phải thể hiện sự đánh giá chính xác của xã hội đối với tài năng, trí tuệ, năng lực, kết quả lao động và cống hiến của mỗi người.

+ Tiền lương phải thực hiện được vai trò kích thích tính năng động, sáng tạo, ý chí học tập, tính kỷ luật, nâng cao hiệu quả và tăng năng xuất lao động đối với mỗi người.

+ Chế độ tiền lương vừa đáp ứng được yêu cầu tham gia thúc đẩy sự phát triển thị trường sức lao động vừa góp phần vào quá trình phân bổ nguồn lực lao động hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lực lượng lao động cho các ngành các vùng lãnh thổ của đất nước.

+ Thực hiện tăng cả tiền lương danh nghĩa lẫn tiền lương thực tế, trong đó tăng tiền lương thực tế là hướng trọng tâm.

- Tiền lương phải xem là giá cả sức lao động, lao động sản xuất ra hàng hoá phải có giá trị, lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá phải được tính đúng, tính đủ và tiền lương phải trả trên cơ sở giá trị sức lao động, đảm bảo cho người hưởng lương hoà nhập vào thị trường xã hội.

- Để khuyến khích những người có tài năng, những người làm việc thật sự có năng suất chất lượng và hiệu quả cần thực hiện việc trả lương theo công việc chứ không phải theo người thực hiện.

- Phải thay đổi tiền tệ hoá lương, thay đổi cơ bản kết cấu tiền lương, cải cách tiền lương cần làm rõ mối quan hệ giữa chính sách tiền lương với các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giáo dục và phần tiền nhà ở, điện, nước, phương tiện đi lại, trang bị đồ dùng cho chuyên gia cao cấp và cán bộ lãnh đạo.

72

- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, phải trả đảm bảo bằng mức lương tối thiểu. Để tiền lương đảm bảo được tái sản xuất sức lao động, tiền lương tối thiểu phải phù hợp với từng ngành, nghề và chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ.

- Xây dựng chế độ tiền lương mới phải nhằm đánh giá đúng chất lượng lao động và hiệu quả công tác, giảm dần tính bình quân, mở rộng bội số thang lương và phải tính đến đặc thù riêng của từng khu vực.

- Việc cải cách chế độ tiền lương phải được thực hiện đồng bộ với các vấn đề khác như bảo hiểm, y tế, giáo dục...

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)