5. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tiền lương áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài làm việc trong các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam đóng trên lãnh thổ Việt Nam (gọi
chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì cùng áp dụng quy định về tiền lương như nhau). Tiền lương của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được điều chỉnh thông qua các văn bản: Bộ luật Lao động, Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 và Thông tư số 11/LĐTBXH-TT ngày 03/05/1995 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/CP của Chính phủ về tiền lương đối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam, Quyết định số 385/LĐTBXH-QĐ ngày 01/04/1996 của Bộ lao động - Thương binh và xã hội về mức lương tối thiểu áp dụng đối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Quyết định số 708/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 15/06/1999 về mức lương tối thiểu và tiền lương của lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghị định số
39
70/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động Việt Nam làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động thay thế Nghị định 107/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động Việt Nam làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động; Nghị định 108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.
Nhà nước ban hành chính sách tiền lương làm cơ sở cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam ký hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, giải quyết các tranh chấp lao động. Chính sách tiền lương do nhà nước ban hành đã góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo vệ quyền lợi của người lao động và từng bước nâng cao vai trò quản lý của nhà nước về tiền lương trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nhà nước quản lý và ban hành mức tiền lương tối thiểu, áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam, bảo đảm tính thống nhất ở mức lương thấp nhất. Nhà nước chỉ quản lý mức lương tối thiểu, còn các nội dung khác như xây dựng thang lương, bảng lương, nâng bậc lương, tiền thưởng, cách trả lương… quy định của nhà nước chỉ mang tính chất hướng dẫn, còn trao quyền chủ động cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tự quyết định hình thức đầu tư, để phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường
40
theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư và thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do lĩnh vực đầu tư nước ngoài luôn là mới, vì vậy chính sách tiền lương quy định chung cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn một số tồn tại. Đa số doanh nghiệp đều trả lương bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, một số doanh nghiệp do sản xuất, kinh doanh khó khăn nên trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu. Việc quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp lương để áp dụng trong phạm vi đơn vị mình là hoàn toàn phù hợp. Song việc quy định xây dựng thang lương, bảng lương trên cơ sở bảo đảm khoảng cách giữa các mức lương tối thiểu với mức lương bậc 1 và khoảng cách giữa các bậc như đối với doanh nghiệp nhà nước là không phù hợp, nhất là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhà thầu dầu khí và các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế.
Khoảng cách bậc lương của nước ta quy định là quá lớn, cho nên hầu như các doanh nghiệp chỉ xác nhận mức lương bậc 1 cao hơn từ 3 - 10% so với mức lương tối thiểu, khoảng cách giữa 2 bậc lương liền kề chỉ khoảng 3 - 5% chứ không giãn cách từ 7 - 10% như bậc lương của doanh nghiệp nhà nước. Định mức thường được xác định theo công suất máy móc, thiết bị hoặc lấy sản phẩm của người có tay nghề cao để quy định, có doanh nghiệp còn áp dụng định mức của các doanh nghiệp cùng ngành nghề ở nước ngoài dẫn đến tình trạng nhiều lao động không hoàn thành định mức hoặc phải kéo dài thời gian lao động từ 2 - 4 giờ/ngày thì mới hoàn thành định mức dẫn tới cường độ lao động lớn, căng thẳng. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc đình công, tranh chấp lao động xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong các cuộc đình công xảy ra có đến 70% nguyên nhân từ tiền lương hoặc liên quan đến tiền lương và định mức lao động. Tiền lương của cán bộ và
41
người lao động Việt Nam tham gia hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc do hội đồng quản trị hoặc các bên tham gia liên doanh xem xét quy định thường gấp 10 - 15 lần so với lương tối thiểu. Có doanh nghiệp liên doanh làm ăn thua lỗ nhiều năm nhưng tiền lương của lao động quản lý vẫn rất cao.
Sự chênh lệch tiền lương lớn đã gây phản ứng cho người lao động, đòi hỏi cần phải có những quy định phù hợp, vì tiền lương của người nước ngoài và người Việt Nam cùng làm công việc như nhau có sự chênh lệch quá lớn, có nơi gấp 5 - 7 lần (chưa kể các khoản bao cấp về nhà ở, phương tiện đi lại, điện, nước sinh hoạt, điện thoại, vé máy bay…). Trung bình tiền lương của người nước ngoài hiện nay từ 5.000 - 10.000 USD/tháng, trong khi đó lao động quản lý là người Việt Nam chỉ từ 1000 - 3.500 USD/tháng [12, tr 3].
Chính sách tiền lương đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam đã ban hành chỉ mới quy định một số nội dung có tính chất chung, chưa có sự phân biệt giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam. Một số chính sách có xu hướng quản lý “cứng” như đối với doanh nghiệp nhà nước chưa phù hợp với cơ chế thị trường và trong quá trình thực hiện chậm sơ kết, sửa đổi bổ sung cho nên tác dụng còn hạn chế. Công tác quản lý Nhà nước về tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị buông lỏng, không được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Việc xử lý vi phạm ở một số doanh nghiệp chưa nghiêm, đội ngũ cán bộ làm công tác lao động, tiền lương ở các doanh nghiệp thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý lao động, tiền lương theo quy định của Bộ luật lao động và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động còn hạn chế, nhiều doanh
42
nghiệp tổ chức công đoàn bị chủ sử dụng lao động thao túng nên không phát huy được vai trò của mình.