Đối với doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước

Có thể thấy, với tư cách là chủ sở hữu lớn nhất, Nhà nước đóng vai trò quyết định chính sách phân phối, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Nhà nước đã ban hành hệ thống thang lương, bảng lương để các doanh nghiệp áp dụng thống nhất và khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Cơ chế quản lý tiền lương của nhà nước đã tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp được quyền chủ động trong tính toán và trả lương cho người lao động dựa trên năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Vai trò quản lý của nhà nước đã được tăng cường thông qua thẩm định về đơn giá tiền lương, đồng thời thực hiện vai trò điều tiết thông qua thuế thu nhập cá nhân và khống chế tiền lương bình quân.

Nhà nước thể chế hóa chính sách tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo nguyên tắc vừa quản lý thống nhất vừa giao quyền cho doanh nghiệp. Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập phù hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tế của sản xuất kinh doanh và đời sống người lao động, được đa số

37

doanh nghiệp chấp nhận và tích cực triển khai. Hệ thống văn bản pháp luật về tiền lương ban hành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện thống nhất các chế độ đối với người lao động nhằm thực hiện công bằng xã hội.

Cơ chế tiền lương hiện hành tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động tính toán và trả lương cho người lao động, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả đóng góp của người lao động. Chính sách tiền lương hiện hành là cơ sở cho người lao động thương lượng, ký kết hợp đồng lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác, đồng thời là cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp lao động. Mặt khác, tiền lương gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên đã khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, từ đó tiền lương và thu nhập của người lao động cũng được điều chỉnh tăng lên, góp phần gắn lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động với nhau.

Tuy nhiên, những quy định về tiền lương do Nhà nước ban hành về cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh nhưng mối quan hệ giữa tiền lương và các điều kiện thực tế còn chứa đựng nhiều yếu tố chưa hợp lý, chưa phù hợp với cơ chế thị trường nên khi thực hiện còn nhiều hạn chế. Mức lương tối thiểu chung hiện nay còn thấp, mặc dù đã được điều chỉnh từ 830.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng, mặc dù vậy với mức lương như hiện nay thì cũng chưa thể đảm bảo mức sinh hoạt cho người lao động. Hệ thống thang lương, bảng lương tuy nhiều song lại chưa đủ áp dụng cho tất cả các ngành nghề, công việc, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nhiều sản phẩm đa dạng thì kết cấu ngành nghề luôn thay đổi, nhiều nghề mới xuất hiện mà chưa được pháp luật quy định. Trên thực tế, hệ thống thang lương, bảng lương chỉ là cơ sở để đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp áp dụng trả lương theo quy chế phân phối tiền lương do doanh nghiệp

38

tự xây dựng mà không theo hệ số lương xếp theo quy định của nhà nước. Khoảng cách giữa các bậc của thang lương cũng bất hợp lý, khoảng cách giữa các bậc 1, 2, 3 thường từ 10 - 12%, nhưng khoảng cách giữa bậc 4, 5, 6 thì lũy tiến quá cao từ 20% trở lên. Tiền lương được gắn với lợi nhuận là cần thiết song lại thiếu hẳn sự phân biệt giữa độc quyền và cạnh tranh. Nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trả lương rất cao cho người lao động vì lợi nhuận của doanh nghiệp có được nhờ lợi thế kinh doanh hoặc do độc quyền đem lại. Bên cạnh đó, với các thành phần kinh tế mới khác doanh nghiệp vẫn trả lương cho người lao động thấp hơn cả mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)