Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương (Trang 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Chế độ tiền lương và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện trên cơ sở Bộ luật lao động và Nghị định, Quyết định và một số Thông tư khác cụ thể: Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, Thông tư số 04/2003/TT-BLĐTBXH ngày 17/02/2003 hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tiền lương và phụ cấp trong các doanh nghiệp…

Nhà nước thể chế hóa chính sách tiền lương (tiền công) làm cơ sở cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động, thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, thực hiện hạch toán và giải quyết tranh chấp lao động. Chính sách tiền lương do nhà nước ban hành chỉ thống nhất quản lý mức lương tối thiểu, các nội dung khác của chính sách tiền lương chỉ mang tính chất định hướng. Vì vậy, doanh nghiệp đã chủ động xây dựng thang, bảng lương, trả thưởng cho người lao động phù hợp với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quan hệ cung cầu trên thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, đồng thời từng bước nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền lương, tiền công. Tuy nhiên, do tác động của nền kinh tế thị trường cùng với những biến động của xã hội đã làm cho cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không tránh khỏi những hạn chế cụ thể: chính sách về tiền lương, tiền công và thu nhập theo quy định của nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhiều nội dung hướng dẫn chưa cụ thể hoặc chưa phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn, tác

43

dụng bị hạn chế, nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động, lợi ích chính đáng của người lao động không được coi trọng và không được bảo vệ kịp thời dẫn đến xảy ra nhiều vụ tranh chấp lao động xảy ra.

Hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng là cơ sở để các bên tham gia ký kết hợp đồng lao động và giải quyết các chế độ theo luật định. Tuy nhiên, thang lương, bảng lương thường không căn cứ vào quy định của nhà nước mà các doanh nghiệp chủ yếu tự ban hành theo đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp mình, ít chú ý tới việc xây dựng bảng lương ổn định để thúc đẩy và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Hệ thống thang lương, bảng lương hiện hành trong khu vực sản xuất, kinh doanh do chính phủ ban hành mới chỉ được các doanh nghiệp nhà nước áp dụng, còn các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp thì lương theo ngạch bậc, chức vụ chưa được chú trọng tới. Theo đó, các chế độ cho người lao động như bảo hiểm xã hội, trả lương làm thêm giờ thường bị vi phạm. Nguyên nhân là do trong một thời gian dài những quy định về tiền lương trong khu vực hành chính sự nghiệp chi phối cả những chính sách về tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh, nhiều văn bản dưới luật điều chỉnh, bổ sung làm phức tạp thêm việc quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp nói trên. Mặt khác, cải cách tiền lương vẫn chưa tiến hành đồng bộ với các chính sách tài chính doanh nghiệp, cải cách hành chính nên hiệu quả của các chương trình, chính sách tiền lương áp dụng cho các doanh nghiệp chưa cao. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường không áp dụng các chế độ phụ cấp cho những nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại hoặc phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, doanh nghiệp thường trả gộp vào tiền công, tiền lương cho người lao động, vì vậy người lao động không thể hiểu và biết được mức độ trả cao hay thấp, hợp lý hay không hợp lý. Một số doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh thường thực hiện nâng lương hàng năm cho người lao động mà không

44

tổ chức thi nâng bậc như doanh nghiệp Nhà nước. Mức tăng lương thường từ 5 - 7% đối với lao động trực tiếp sản xuất, 10 - 15% đối với lao động có trình độ tay nghề giỏi. Ngược lại, nếu làm ăn không có lãi hoặc lỗ thì người lao động không được trả đủ lương, thậm chí doanh nghiệp tìm mọi lý do để trì hoãn và trả lương chậm cho người lao động.

Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, các doanh nghiệp được tự xây dựng thang, bảng lương và đăng ký với cơ quan lao động tại địa phương nhưng cho tới nay, hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều không đăng ký hệ thống thang, bảng lương với cơ quan quản lý lao động, điều này gây khó khăn cho cơ quan quản lý lao động, vì chính cơ quan quản lý lao động không thể biết doanh nghiệp có xây dựng hệ thống thang, bảng lương hay không. Việc thanh toán tiền lương được áp dụng trả trực tiếp công khai cho người lao động nhưng không lập và sử dụng sổ lương như doanh nghiệp nhà nước. Tiền lương trong hợp đồng thường được tách ra làm nhiều khoản trong đó tiền lương cơ bản thấp, thực chất là do người sử dụng lao động tách riêng lương để tránh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở mức cao. Việc tìm hiểu vận dụng và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách tiền lương, tiền công của nhà nước đối với chủ doanh nghiệp chưa nghiêm. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các chính sách theo quy định của nhà nước, không thực hiện chế độ báo cáo về tình hình lao động, tiền công và thu nhập cho các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở thường hạn chế trong việc tham gia vào việc xây dựng thang lương, bảng lương, trả lương, trả thưởng của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có tổ chức công đoàn nhưng cũng không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động.

45

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương (Trang 47)