1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam Luận văn ThS. Luật

102 1,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 769,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT  PHAN THỊ THỦY QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Thị Hoài Thu HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phan Thị Thủy MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 7 1.1. Quan niệm về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 7 1.2. Đặc điểm quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 11 1.3. Phân loại quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 14 1.3.1. Căn cứ vào quyền năng của chủ thể chấm dứt hợp đồng lao động 14 1.3.2. Căn cứ vào tính chất pháp lý của hành vi chấm dứt hợp đồng lao động 18 1.4. Quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), pháp luật lao động một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 20 1.4.1. Quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và pháp luật lao động một số nước trên thế giới 20 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 25 Kết luận chương 1 27 Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 28 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật lao động Việt Nam 28 2.1.1. Các trường hợp thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 28 2.1.2. Trình tự, thủ tục thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 49 2.1.3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng lao động 55 2.2. Đánh giá chung 65 2.2.1. Những mặt được 65 2.2.2. Những hạn chế 68 Kết luận chương 2 73 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 74 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động Việt Nam về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 74 3.2. Định hướng và yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động Việt Nam về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 75 3.2.1. Đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật lao động về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 75 3.2.2. Đảm bảo sự tương thích giữa quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động với quyền có việc làm của người lao động 76 3.2.3. Đảm bảo sự linh hoạt của người sử dụng lao động trong việc chấm dứt hợp đồng lao động 77 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 78 3.3.1. Về quy định của pháp luật lao động 78 3.3.2. Về tổ chức thực hiện 83 Kết luận chương 3 91 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLLĐ : Bộ luật lao động HĐLĐ : Hợp đồng lao động NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007. Bộ luật lao động (BLLĐ) ra đời đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, pháp điển hóa các quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực lao động, việc làm góp phần ổn định các quan hệ lao động trong xã hội, tạo ra một thị trường lao động lành mạnh và ổn định. BLLĐ đã có những đóng góp tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường như đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc của công dân, quyền tự định đoạt của người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp lao động, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên,…Tuy nhiên, trải qua 17 năm thực hiện mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 nhưng BLLĐ vẫn bộc lộ một số vấn đề bất hợp lý, chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn gây nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng, đặc biệt các quy định về hợp đồng lao động (HĐLĐ) và vấn đề chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ. Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội đã thông qua BLLĐ và có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. BLLĐ 2012 có nhiều điểm mới, tiến bộ và khắc phục được những bất cập của BLLĐ sửa đổi, bổ sung trước đây, đặc biệt trong những quy định về HĐLĐ và chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, BLLĐ 2012 cũng chưa giải quyết một cách triệt để các vấn đề liên quan đến chấm dứt HĐLĐ và quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ gây nhiều tranh cãi trong những năm qua. Trong cơ chế thị trường, về mặt pháp lý, người lao động (NLĐ) và NSDLĐ là bình đẳng. Tuy nhiên, nhu cầu việc làm trong xã hội rất lớn, cán cân cung cầu về việc làm không cân bằng. Đặc biệt trong những năm qua, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải thu 2 hẹp sản xuất dẫn đến nhiều NLĐ không có việc làm, bị mất việc làm, thiếu việc làm tạo sự bất bình đẳng giữa NLĐ và NSDLĐ. NSDLĐ có quyền lựa chọn NLĐ, trong khi đó NLĐ ít có cơ hội lựa chọn việc làm đặc biệt với lực lượng lao động trình độ thấp, tạo nên hiện tượng tâm lý xã hội, NLĐ luôn trong tình trạng lo sợ không có việc làm, việc làm không ổn định và mất việc làm. Chấm dứt HĐLĐ là vấn đề được pháp luật lao động rất coi trọng vì có liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Chấm dứt HĐLĐ bên cạnh mặt tích cực, có thể gây những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng xấu cho xã hội cũng như đời sống của NLĐ, đặc biệt đối với trường hợp chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật mà lỗi cả vô ý hoặc cố ý. Quyền chấm dứt HĐLĐ tuy đã được quy định trong BLLĐ nhưng “tình trạng chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật diễn ra khá phổ biến ở cả NLĐ và NSDLĐ” [4, tr13]. Trên thực tế, có rất nhiều tranh chấp lao động xảy ra có liên quan đến chấm dứt HĐLĐ. Vì vậy, pháp luật của các quốc gia thường quy định rất chặt chẽ về vấn đề chấm dứt HĐLĐ, đặc biệt về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ nhằm đảm bảo cho quan hệ lao động phát triển hài hòa và ổn định, góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ, hạn chế các tranh chấp lao động phát sinh. Từ những yêu cầu của thực tiễn thi hành pháp luật lao động trong thời gian qua, cho thấy việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp lý liên quan đến quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, thực trạng các quy định của pháp luật và thực thi pháp luật về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, thông qua đó tìm ra những định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ vẫn là đề tài có tính thời sự và tính pháp lý cao. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây các đề tài về HĐLĐ và chấm dứt HĐLĐ thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, những người hoạch 3 định chính sách và những người hoạt động thực tiễn liên quan đến lĩnh vực pháp luật lao động. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về HĐLĐ và chấm dứt HĐLĐ cũng như quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ như: Luận án tiến sĩ luật học (2002) của Nguyễn Hữu Chí với đề tài “Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ luật học (2008) của Vương Thị Thái với đề tài “Chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ (2011) của Khambee Vilayxiong với đề tài “Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động – nhìn từ góc độ so sánh giữa pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”; Khóa luận tốt nghiệp (2009) của Nguyễn Thanh Tâm với đề tài “Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của chủ sử dụng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện hành”. Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành như: Bài viết của Tiến sĩ Đào Thị Hằng, Tạp chí Luật học (2001) về “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”; bài viết của Thạc sĩ,Vũ Thị Thu Hiền, Tạp chí Nghề luật (2010) về “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động – từ quy định của pháp luật đến thực tiễn áp dụng”; bài viết của Tiến sĩ Trần Hoàng Hải & Thạc sĩ Đỗ Hải Hà, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (2011) về “Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”. Các công trình nêu trên của các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh pháp lý khác nhau liên quan đến HĐLĐ, chấm dứt HĐLĐ của NLĐ và NSDLĐ phục vụ cho quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp lao động phát sinh trong quan hệ lao động và hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên của các tác giả đã tiếp cận vấn đề HĐLĐ trong đó có vấn đề quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ dưới 4 nhiều góc độ khác nhau và là những công trình nghiên cứu công phu, có giá trị khoa học lớn cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ trong pháp luật lao động Việt Nam. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các vấn đề liên quan đến quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, cũng như tình hình nghiên cứu nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm NSDLĐ là cá nhân, pháp nhân Việt Nam và NLĐ làm việc tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn về không gian là những quan hệ lao động diễn ra tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về thời gian theo những quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm các mục đích sau: i) Tìm hiểu, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, thực trạng và hiệu quả của các quy định pháp luật. ii) Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ. Từ những mục đích nghiên cứu nêu trên đề tài có các nhiệm vụ chính như sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ. 5 - Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, nêu lên những tồn tại, hạn chế của pháp luật lao động hiện hành về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ. - Đề xuất các định hướng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ. 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng pháp luật, người làm công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, học tập và giảng dạy chuyên ngành và không chuyên ngành luật. Luận văn có thể được NSDLĐ và NLĐ tham khảo trong quá trình giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các phương pháp: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích – tổng hợp, đối chiếu – so sánh, mô tả và khái quát hóa đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, các tài liệu tham khảo của các tác giả trong và ngoài nước như là nguồn tài liệu thứ cấp làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của luận văn. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật lao động Việt Nam về [...].. .quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và thực tiễn áp dụng Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động Việt Nam về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 6 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 1.1 Quan niệm về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. .. vấn đề giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi chấm dứt HĐLĐ 1.2 Đặc điểm quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động - Quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ là một quyền năng pháp lý được pháp luật thừa nhận và bảo vệ: NSDLĐ là một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật lao động, có những quyền năng được pháp luật ghi nhận Một trong những quyền của NSDLĐ là quyền chấm dứt HĐLĐ đối với... phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ trong những trường hợp NLĐ gặp một số hoàn cảnh bất lợi nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ 1.3.2 Căn cứ vào tính chất pháp lý của hành vi chấm dứt hợp đồng lao động Căn cứ vào tính chất pháp lý của hành vi chấm dứt HĐLĐ, quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ được chia làm hai loại: - Chấm dứt HĐLĐ hợp pháp - Chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp a) Chấm dứt HĐLĐ hợp pháp Chấm dứt HĐLĐ hợp pháp. .. động của người sử dụng lao động 1.3.1 Căn cứ vào quyền năng của chủ thể chấm dứt hợp đồng lao động Quyền chấm dứt HĐLĐ là quyền năng mà pháp luật cho phép NSDLĐ được chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với NLĐ theo HĐLĐ Căn cứ vào quyền năng của chủ thể, quyền chấm dứt HĐLĐ bao gồm: quyền đương nhiên chấm dứt HĐLĐ và quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ a) Quyền đương nhiên chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ... làm của NLĐ; iv) Quy định trách nhiệm của NSDLĐ ưu tiên tuyển dụng lại NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ vừa tận dụng được tay nghề, trình độ chuyên môn, vừa đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, gắn bó NLĐ với NSDLĐ 27 Chương 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1 Thực trạng quy định của pháp luật lao động Việt Nam. .. định nào của pháp luật liên quan đến chấm dứt HĐLĐ đều được coi là hành vi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và chủ thể vi phạm phải chịu những chế tài do pháp luật quy định Chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp gồm 02 trường hợp: chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp do vi phạm về mặt nội dung và chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp do vi phạm về mặt thủ tục - Chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp do vi phạm về mặt nội dung là trường hợp chấm dứt HĐLĐ... trong pháp luật quốc gia và quốc tế trở thành quyền năng pháp lý và được pháp luật bảo vệ Khi NLĐ không thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc có hành động cản trở việc thực hiện quyền chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình - Quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ là quyền có giới hạn theo quy định của pháp luật: Pháp luật lao động thừa nhận quyền. .. 2.1.1 Các trường hợp thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 2.1.1.1 Quyền đương nhiên chấm dứt HĐLĐ Cơ sở quy định các trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ xuất phát từ quyền tự do thỏa thuận của các bên và mục đích bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của xã hội, Nhà nước và các chủ thể Điều 36 BLLĐ 2012 quy định HĐLĐ chấm dứt trong các trường hợp sau: 1 Hết hạn... cứ hợp pháp - Chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp do vi phạm về mặt thủ tục bao gồm các trường hợp sau: + Chấm dứt HĐLĐ vi phạm thủ tục trao đổi và nhất trí với Công đoàn + Chấm dứt HĐLĐ vi phạm nghĩa vụ báo trước + Chấm dứt HĐLĐ vi phạm những thủ tục khác do pháp luật quy định 19 Hậu quả pháp lý phát sinh từ hành vi chấm dứt HĐLĐ hợp pháp khác với chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp Với trường hợp chấm dứt HĐLĐ hợp pháp. .. của họ hoặc vi phạm quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ Như vậy, từ đặc trưng về quyền của NSDLĐ trong việc chấm dứt HĐLĐ, cho thấy: Quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ là khả năng xử sự của NSDLĐ chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong HĐLĐ trên cơ sở các quy định của pháp luật Sự tồn tại của quan hệ lao động luôn gắn liền với lợi ích của các bên chủ thể, lợi ích chung của Nhà nước và của xã hội Pháp . QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 7 1.1. Quan niệm về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 7 1.2. Đặc điểm quyền chấm dứt hợp đồng lao động. pháp luật lao động Việt Nam về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. 7 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 1.1 chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 74 3.2. Định hướng và yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động Việt Nam về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng

Ngày đăng: 09/07/2015, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w