Tăng cường việc công khai hóa các chính sách, luật pháp về XKLĐ và Hợp đồng cung ứng lao động của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động tiếp cận thị trường lao động ngoài nước
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐẶNG HƯƠNG GIANG
NHỮNG HẠN CHẾ TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2010
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐẶNG HƯƠNG GIANG
NHỮNG HẠN CHẾ TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
Trang 3MỤC LỤC
Mở đầu 1
CHƯƠNG 1 XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM – TÍNH CẤP THIẾT
VÀ THÀNH TỰU 6 1.1 Sự cấp thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ Việt Nam 6 1.1.1 Trên thị trường lao động ở Việt Nam cung vượt cầu quá xa 6 1.1.2 Cầu về lao động ở nhiều nước trên thế giới lại nhỏ hơn cung, tạo
khả năng tiếp nhận người lao động Việt Nam tới làm việc 10
1.1.2.1 Những thị trường lao động truyền thống 10
1.1.2.2 Những thị trường mới 13
1.1.3 Vai trò quan trọng của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của nước ta 16
1.1.3.1 Xuất khẩu lao động tạo việc làm cho người lao động với chi phí
thấp hơn mức đầu tư ở trong nước 16 1.1.3.2 Tăng thu nhập cá nhân và tích lũy cho đất nước 19 1.1.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động 19 1.1.3.4 Tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngắn hạn và thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại trong dài hạn 20 1.1.3.5 Góp phần đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào
sản xuất, thúc đẩy nhanh CNH – HĐH theo nguyên lý "3I" 20 1.1.3.6 Góp phần đẩy mạnh đầu tư và mở rộng thị trường hàng hóa,
dịch vụ ra thị trường thế giới 21
1.2 Những thành tựu của xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian qua 21 1.2.1 Về chất lượng và số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam 24 1.2.2 Về thu nhập và đời sống của người Việt Nam ở nước ngoài 27 CHƯƠNG 2: NHỮNG HẠN CHẾ TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT
NAM VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ ẤY 31
Trang 42.1 Những hạn chế trong việc XKLĐ 31 2.2 Những nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế nêu trên 40 2.2.1 Những thiếu sót trong khâu tuyển chọn 40
2.2.1.1 Tổ chức tuyển chọn và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
thiếu công khai, minh bạch 40
2.2.1.2 Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, thiếu thông suốt, gây
phiền hà và tốn kém cho người lao động 43 2.2.2 Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động chưa đáp ứng
yêu cầu của thị trường nước ngoài 46
2.2.2.1 Giáo dục định hướng còn bị coi nhẹ, đào tạo nghề chưa đáp ứng
được yêu cầu của thị trường nước ngoài, nhất là những ngành nghề mà thị trường lao động quốc tế đang thiếu hụt nhân lực 46
2.2.2.2 Đào tạo ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước
ngoài cũng chưa đạt yêu cầu 47 2.2.3 Hỗ trợ kinh phí và cho vay vốn đối với người lao động đạt hiệu quả thấp 49 2.2.4 Quản lý lao động làm việc ở nước ngoài chưa chặt chẽ 54
2.2.4.1 Chưa xử lý và ngăn chặn được tình trạng lao động bỏ trốn, vi
phạm hợp đồng lao động 54
2.2.4.2 Chưa bảo vệ kịp thời và đầy đủ lợi ích chính đáng của người
lao động làm việc ở nước ngoài 55
2.2.4.3 Chưa có hình thức tổ chức thích hợp để tập hợp người lao động
Việt Nam ở nước ngoài 64 2.2.5 Chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng nguồn lao động sau khi
về nước 65
2.2.5.1 Người lao động chưa được hướng dẫn, hỗ trợ để phát triển kinh
tế sau khi về nước 65
Trang 52.2.4.2 Nguồn nhân lực đã làm việc trong môi trường công nghiệp
chưa được thu hút vào các ngành nghề phù hợp gây ra tình trạng lãng phí chất xám 65 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 68 3.1 Công khai, minh bạch và giảm phiền hà trong tuyển dụng lao động 68 3.1.1 Tăng cường việc công khai hóa các chính sách, luật pháp về
XKLĐ và Hợp đồng cung ứng lao động của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động tiếp cận thị trường lao động ngoài nước, hạn chế tối đa các tiêu cực trong lĩnh vực XKLĐ 68 3.1.2 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính gây phiền hà cho các doanh nghiệp
XKLĐ và ngươi lao động trong tuyển chọn lao động xuất khẩu 71 3.2 Phối hợp giữa các cơ quan hữu trách để hoàn thiện việc đào tạo cho người đi XKLĐ 72 3.2.1 Bộ LĐ – TB & XH cần nâng cao khả năng dự báo nhu cầu lao động
trong nước và trên thị trường quốc tế; trên cơ sở đó, đầu tư thỏa đáng cho đào tạo LĐ nói chung và LĐ đi làm việc ở nước ngoài nói riêng 74 3.2.2 Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổng cục dạy nghề trong
việc giáo dục và đào tạo người lao động 74 3.2.3 Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổng cục dạy nghề và các
doanh nghiệp XKLĐ phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện "Đề
án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu" 75 3.2.4 Ban chỉ đạo XKLĐ địa phương tại các huyện nghèo cần hợp tác chặt
chẽ, nhiệt tình hơn nữa với các doanh nghiệp XKLĐ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành có hiệu quả công tác tạo nguồn tại địa phương 7
Trang 63.3 Giảm thiểu chi phí XKLĐ và hoàn thiện hệ thống tín dụng cho vay vốn đối với người đi XKLĐ 78 3.4 Nâng cao hiệu lực quản lý lao động làm việc ở nước ngoài 82 3.5 Hỗ trợ tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động sau khi về nước 86
Kết luận 91 Danh mục tài liệu tham khảo 98 Phụ lục
Trang 7BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Bộ LĐ – TB & XH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
CNH – HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
NLĐ
NN
Petromanning
Người lao động Nước ngoài Công ty cổ phần phát triển nguồn lực và dịch vụ dầu khí Việt Nam
WEF Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ
1 Bảng 1.1- Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 59 ở Việt Nam 7
2 Bảng 1.2- Tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị và nông thôn thời kỳ
3 Bảng 1.3- Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng LĐ
4 Bảng 1.4- Vốn đầu tư cho 1 việc làm mới giai đoạn 2004 – 2007 18
5 Bảng 1.5- Lượng vốn tiết kiệm cho tạo việc làm từ XKLĐ 18
6 Bảng 1.6- Số lượng LĐ đưa đi phân theo thị trường điểm (1992 - 2009) 25
8 Bảng 1.8- Số lượng LĐ đi làm việc có thời hạn ở NN trong năm theo hợp
9 Bảng 1.9- Thu nhập của LĐ Việt Nam ở NN giai đoạn 2004 – 2008 28
10 Bảng 1.10- Thu nhập bình quân tháng của LĐ Việt Nam ở NN 29
11 Bảng 1.11- Số tiền NLĐ đi XKLĐ gửi về so với kim ngạch xuất khẩu
12 Biểu 1.1- Số LĐ đưa đi làm việc và ngoại tệ gửi về nước qua các năm (2000-2009) 31
13 Bảng 2.1- Cơ cấu LĐ Việt Nam đến làm việc theo thị trường thời kỳ 1991 – 2008 32
14 Bảng 2.2- Cơ cấu ngành nghề LĐ Việt Nam đến làm việc thời kỳ 1980 -1990 33
15 Bảng 2.3- Cơ cấu lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 1991 – 2008 33
16 Bảng 2.4- Tổng hợp lao động và ngành nghề (2006 - 2009) 34
17 Biểu 2.1- Số lao động đi làm việc tại Malaysia (1998-2009) 35
18 Biểu 2.2- Số lao động đi làm việc tại Đài Loan (1997- 2009) 37
19 Biểu 2.3- Số lao động đi làm việc ở Hàn Quốc (1992-2009) 38
20 Biểu 2.4- Số lao động đi làm việc ở Nhật Bản (1993-2009) 38
Trang 9
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong kinh tế thị trường, sức lao động đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt Với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ, xuất khẩu lao động cũng ngày càng phát triển Nó vừa thu hút ngoại tệ, làm tăng nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất ở trong nước thông qua tiền gửi của người lao động làm việc ở nước ngoài, vừa là cơ hội tăng việc làm, giảm bớt nạn thất nghiệp ở trong nước, nhờ
đó góp phần xóa đói giảm nghèo Nó còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; tạo cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến; mở rộng quan hệ với bạn bè quốc tế Do vậy, xuất khẩu lao động được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Trong thời gian qua, hoạt động này của nước
ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngày càng khẳng định là một ngành đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội Theo thống kê, hiện nay có trên 500 ngàn người lao động Việt Nam đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hàng năm chuyển về gia đình khoảng 1.7 tỷ USD
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động ở nước ta còn nhiều mặt hạn chế, do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, thiếu những chính sách thích hợp để mở rộng thị trường lao động; chất lượng nguồn lao động xuất khẩu thấp, còn có những hành vi lừa đảo, thiệt hại cho nhiều người…
Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, cần phải thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế, phân tích những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó, để tìm giải pháp khắc phục
Chính vì vậy, “Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam” được chọn làm đề tài cho luận văn thạc sĩ này
Trang 102 Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, xuất khẩu lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, nhất là những nước kém phát triển Vì vậy, vấn đề này đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học; ở nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau:
Luận án TS kinh tế (2004): “Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường” của Nguyễn Thị Phương
Linh, Học viện Ngân hàng Luận án này đã nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu lao động và quản lý tài chính vĩ mô đối với xuất khẩu lao động, tìm hiểu kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động và quản lý tài chính trong lĩnh vực này ở châu Á, đồng thời liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới
Luận án PTS khoa học kinh tế (1996): “Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 1995- 2010” năm 1996 của Trần Văn Hằng, Viện kinh tế học, nghiên cứu xuất khẩu
lao động dưới góc độ quản lý nhà nước Tác giả đã phân tích những chủ trương chính sách, cơ chế quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đoạn 1995-2010 và đề ra các giải pháp đổi mới công tác quản lý này
Luận án PTS kinh tế (1994): “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản
lý xuất khẩu lao động ở nước ta trong giai đoạn tới” của Cao Văn Sâm, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân, đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc làm việc cho các tổ chức của nước ngoài
ở Việt Nam Tác giả đã phân tích thực trạng hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý xuất khẩu lao động ở nước ta giai đoạn vừa qua, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân, từ đó đề ra phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt việc tổ chức và quản lý xuất khẩu lao động của Việt Nam
Trang 11Luận án PTS khoa học (1989): “Tổ chức, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội của Việt Nam trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” của Phạm Kiên Cường, Đại học Kinh tế quốc dân, đã
nghiên cứu cơ sở hợp tác và phân công lao động giữa các nước, sự cần thiết khách quan đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Tác giả cũng
đã khảo sát tình hình đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động này
Đề tài khoa học cấp Bộ: “Những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do TS
Nguyễn Hữu Cát, Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương làm chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm 2006 Công trình này làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu lao động, những kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về xuất khẩu lao động có thể vận dụng vào Việt Nam; đánh giá hiệu quả của xuất khẩu lao động trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta…
Sách “Bảo vệ quyền của người lao động di trú Pháp luật và Thực tiễn quốc tế, khu vực và quốc gia” do Phạm Quốc Anh chủ biên, Nxb Hồng Đức,
xuất bản năm 2008, nghiên cứu về các quy định pháp luật và các cơ chế quốc tế, khu vực và quốc gia về bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
Trang 12Ngoài ra, còn có nhiều bài viết về vấn đề này được đăng trên kỷ yếu các hội thảo, các báo và tạp chí
Luận văn này kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trên, đồng thời tập trung làm nổi bật những mặt hạn chế trong quá trình xuất khẩu lao động ở nước ta thời gian qua, đặc biệt đi sâu phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ấy, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động nhanh, lành mạnh
3 Mục đích và nhiệm vụ
* Mục đích của luận văn:
Phát hiện những hạn chế trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động, phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động ở nước ta trong thời gian tới
* Nhiệm vụ của luận văn:
- Nêu bật tính cấp thiết của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam
và điểm lại những thành tựu chủ yếu đã đạt được
- Phát hiện những hạn chế và phân tích sâu những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam
- Đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế trên để đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nước ta trong thời gian tới
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là phát hiện những hạn chế và phân tích sâu những nguyên nhân của các hạn chế ấy, từ đó đề xuất các giải pháp, chứ không đi sâu vào lý luận và thành tựu về xuất khẩu lao động
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ giới hạn ở những khâu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam từ khi chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Trang 135 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học đã công bố để phục vụ cho mục đích nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế chính trị, đặc biệt coi trọng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp…
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn đã phát hiện những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta, phân tích sâu những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
ấy, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong khi hoàn thiện chính sách về xuất khẩu lao động
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết:
Chương 1: Xuất khẩu lao động của Việt Nam - Tính cấp thiết và thành
tựu
Chương 2: Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam và
những nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế ấy
Chương 3: Những giải pháp để khắc phục những hạn chế nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam
Trang 14Chương 1 XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
- TÍNH CẤP THIẾT VÀ THÀNH TỰU
1.1 Sự cấp thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ Việt Nam
XKLĐ được đề cập trong luận văn này là sự di chuyển LĐ và chuyên gia đến làm việc có thời hạn ở NN (sau đây xin được gọi chung là XKLĐ) có
tổ chức, hợp pháp thông qua những Hiệp định Chính phủ, hoặc các tổ chức kinh tế được cấp giấy phép hoạt động cung ứng và tiếp nhận LĐ, hoặc thông qua các hợp đồng thầu khoán công trình hay đầu tư ở nước ngoài
Việc đẩy mạnh XKLĐ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang trở thành cấp thiết là do:
1.1.1 Trên thị trường lao động ở Việt Nam cung vượt cầu quá xa
Nguồn cung về lao động Việt Nam rất dồi dào (xem bảng 1.1)
Số liệu của cuộc Tổng điều tra (TĐT) dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, Việt Nam đang trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng", thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi LĐ cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi "phụ thuộc" So với kết quả của cuộc TĐT năm 1999, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33% năm 1999 xuống còn 25% năm 2009, trong khi tỉ trọng dân số của nhóm 15 - 59 tuổi tăng từ 58% năm 1999 lên 66% năm 2009 [49]
Trang 15Bảng 1.1: Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 59 ở Việt Nam
độ tuổi LĐ Đó là chưa kể số bộ đội phục viên xuất ngũ, số học sinh thôi học,
số LĐ giảm biên chế trong khu vực Nhà nước, thương binh, người tàn tật…
có nhu cầu tạo làm việc để bảo đảm cuộc sống Trong khi đó, khả năng giải quyết việc làm trong nước còn nhiều hạn chế Theo kết quả điều tra khác tại các doanh nghiệp 2001-2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO việc làm chỉ tăng 2,3% Con số năm 2007 là 3,4 triệu LĐ chủ yếu trong các ngành giày da,
đồ gỗ, may mặc Việc chuyển dịch LĐ từ khu vực nông-lâm-thủy sản sang các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng Tỷ trọng LĐ trong công nghiệp tăng từ 18,3% lên 19,2% và trong khu vực dịch vụ tăng từ 26,9% lên đến 28,6% Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng LĐ khu vực thành thị được cải thiện “chút ít” (giảm từ 5,1% xuống 4,9%), nhưng điều đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên lại tăng lên Số người thất nghiệp thuộc nhóm
LĐ trẻ,
Trang 16Đến năm 2008, tỷ lệ LĐ qua đào tạo khoảng 37% và qua đào tạo tay nghề khoảng 26%
200
(21,5%); trong
Đến năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị
-và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn đều tăng lên các mức tương ứng
thị 9,2 9,3 9,0 8,4 6,6 8,4 8,6 7,7 5,7 4,5 - 2,34
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2008, Nxb Thống
kê, Hà Nội
Trang 18Bảng 1.3: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lƣợng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng
Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Chung Thành
thị
Nông thôn
Chung Thành
thị
Nông thôn
1.1.2 Cầu về lao động ở nhiều nước trên thế giới lại nhỏ hơn cung, tạo khả năng tiếp nhận người lao động Việt Nam tới làm việc
1.1.2.1 Những thị trường lao động truyền thống như: Ma-lai-xi-a, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản
Lực lượng lao động của Ma-lai-xi-a có việc làm chiếm tỷ lệ cao, năm
2003 là 96,33%, năm 2007 là 96,77% Số LĐ Việt Nam làm việc ở
Ma-lai-xi-a đạt đỉnh cMa-lai-xi-ao năm 2003, tới 38.227 người, sMa-lai-xi-au đó giảm, đến năm 2006 lại tăng lên 37.941 người Do khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ Ma-lai-
Trang 19xi-a chủ trương hạn chế nhận NLĐ NN để dành việc làm cho người trong nước, nên năm 2008 số LĐ Việt Nam sang đây chỉ có 7.800 người Nhưng từ cuối năm 2009 kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhiều nhà máy ở Ma-lai-xi-a lại đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực Thí dụ: nhà máy Honsin lớn thứ ba bang Johore, chuyên sản xuất đồ thể thao Adidas và Nike để xuất khẩu sang Canada và Mỹ cần khoảng 1.500 công nhân, nhưng cuối năm 2009 nhà máy chỉ có 1.162 công nhân, trong đó có khoảng 720 LĐ nước ngoài, gồm 73 LĐ Việt Nam [81]
Ma-lai-xi-a là thị trường phù hợp với NLĐ Việt Nam, vì không đòi hỏi quá cao về chất lượng LĐ và mức chi phí trước khi đi làm việc thấp Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong lĩnh vực XKLĐ, Ma-lai-xi-a được đánh giá là thị trường triển vọng cho XKLĐ Việt Nam những năm tới
Đài Loan là một trong những thị trường tiếp nhận nhiều NLĐ Việt
Nam Tính đến 3/2010 có khoảng hơn 80.000 NLĐ Việt Nam làm việc hợp pháp tại Đài Loan, trong đó gần 60.000 LĐ làm giúp việc gia đình và khán hộ công, thu nhập từ 500USD/tháng đến 700USD/tháng
Từ năm 2007, Đài Loan tạm dừng nhận LĐ Việt Nam giúp việc trong các gia đình, nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ LĐ bỏ trốn khỏi nơi làm việc tương đối cao (10,13%)
Bộ LĐ-TB&XH có các giải pháp tạo điều kiện cho NLĐ hết hợp đồng được ký lại hợp đồng trực tiếp với người sử dụng LĐ; đồng thời tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp ngăn chặn tình trạng NLĐ bỏ trốn ra ngoài làm việc, vận động phía Đài Loan tiếp nhận trở lại LĐ giúp việc gia đình
Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, số NLĐ Việt Nam sang Đài Loan làm việc năm 2009 có giảm, nhưng vẫn dẫn đầu so với số người đi sang các thị trường khác Ba tháng đầu năm 2010, Đài Loan vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều NLĐ Việt Nam (4.567 người) Nhiều chuyên gia nhận định đây vẫn là thị trường khá ổn định và có nhu cầu lớn về người nhập
Trang 20cư Theo điều tra của Ủy ban LĐ Đài Loan, tổng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp cuối tháng 4 tăng khoảng 58.000 người[76]
Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ năm 1980s đã khiến nước này
thiếu hụt nhân công trầm trọng Hiện tại, hàng năm trung bình Hàn Quốc cần tiếp nhận khoảng 50.000 LĐ nước ngoài Tỷ lệ có việc làm trong lực lượng
LĐ Hàn Quốc khá cao: 96,44% và 96,77% năm 2007 [56, tr.816]
Việc hợp tác cung ứng và sử dụng LĐ giữa Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1993 và được thực hiện theo 5 hình thức:
- Tu nghiệp sinh (TNS) gồm những ngành nghề: công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thủy sản;
- Thuyền viên đánh cá cho các tàu cá Hàn Quốc;
- Cung ứng lao động cho tập đoàn Hàn Quốc trúng thầu ở Li-bi;
- Cung ứng lao động theo luật tiếp nhận lao động nước ngoài (EPS);
- Cung ứng lao động kỹ thuật cao
Từ ngày 1/1/2007, chương trình TNS bị hủy bỏ, những TNS đã chuyển sang hình thức lao động Đến nay, Việt Nam đã đưa được khoảng 35.000 NLĐ sang Hàn Quốc theo hình thức này Bộ LĐ-TB&XH nước ta đã ký Thỏa thuận hợp tác với tổ chức KOTEF để thực hiện Chương trình Thẻ vàng, tuyển chọn và đưa lao động có tay nghề kỹ thuật sang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, Điện tử, Công nghệ Nano, Hiện có khoảng 50.000 LĐ Việt Nam đang làm việc ở Hàn Quốc
Hàn Quốc vẫn tiếp tục nhận lao động Việt Nam và là một thị trường đầy tiềm năng đối với NLĐ nước ta Tuy số lượng năm 2009 giảm 60% so với 2008, nhưng theo Cục Quản lý LĐ ngoài nước, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận thêm 12.500 lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép lao động nước ngoài EPS trong năm 2010 [44]
Nhật Bản không cho phép tiếp nhận LĐ NN trình độ thấp hoặc không
có tay nghề vào làm việc Nhưng LĐ phổ thông có thể vào Nhật Bản làm việc
Trang 21theo Chương trình tu nghiệp với thời gian không quá 1 năm Từ năm 1992, để
bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hóa và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối
đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là
3 năm
Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hóa dân
số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng TNS NN vào Nhật Bản liên tục tăng lên Bình quân mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 người Từ năm 1992 đến 2009, đã có trên 38.955 TNS Việt Nam sang làm việc tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, chủ yếu trong các ngành dệt, may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến, xây dựng và thủy sản với thu nhập xấp
xỉ 1.000 USD/tháng, cá biệt lên đến 2.000 USD/tháng Số lượng TNS Việt Nam tăng dần theo từng năm Hiện còn khoảng 20.000 TNS đang làm việc tại Nhật Bản Tuy nhiên, số TNS Việt Nam chỉ chiếm 4,5% tổng số TNS nước ngoài tại Nhật Bản, trong khi con số này của Trung Quốc là 77%
Ca-ta chỉ có 900.000 dân (năm 2008), nhưng nhu cầu xây dựng và phát
triển kinh tế cao đòi hỏi phải thu nhận nhiều NLĐ NN Ca-ta có nhu cầu nhiều về thợ hàn bậc cao với mức thu nhập cao
Trang 22Thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu về lao động chuyên môn cao, y tá, lao
động nông nghiệp theo thời vụ, nhưng đòi hỏi rất khắt khe về tiếng Anh, bằng cấp và thủ tục nhập cảnh
Ca-na-đa tiếp nhận nhiều LĐ NN: năm 1995: 69.000 người, năm 2005:
99.000 người, dự báo nhu cầu hàng năm trong thời gian tới là khoảng 100.000 người
Ca-na-đa không áp dụng quy định về cấp quota tiếp nhận LĐ NN, không hạn chế về ngành nghề hay xuất xứ Nghề nghiệp, trình độ, quốc tịch, tay nghề của LĐ NN hoàn toàn tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng Tính đến nay ở Ca-na-đa, số NLĐ NN có trình độ cao (lập trình viên, quản lý cao cấp ) chiếm khoảng 53% tổng số LĐ nhập cư làm việc theo hợp đồng dài hạn LĐ nông nghiệp và một số ngành nghề khác chỉ được phép làm việc ngắn hạn, thường không quá 2 năm Theo dự báo, những năm tới Ca-na-đa có nhu cầu nhiều về lao động cho ngành chế biến thực phẩm và chế tạo
Phần Lan chỉ có 5,3 triệu dân với diện tích bằng 2/3 diện tích Việt
Nam, dân số đang “già hóa” nhanh, người dân bản địa trong độ tuổi LĐ ngày một khan hiếm Vì vậy, thị trường Phần Lan cũng đang rất rộng mở với LĐ Việt Nam, cần tuyển LĐ phổ thông cho các hoạt động mang tính thời vụ với nhu cầu lên tới 10.000 người/năm Sự dẻo dai, chịu khó của LĐ Việt Nam đã
“ghi điểm” trong mắt các doanh nghiệp Phần Lan Cho đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên ngoài khu vực châu Âu được Phần Lan chọn áp dụng thí điểm hình thức hợp tác LĐ di cư, tức là người LĐ được hưởng mọi quyền lợi về lương bổng, bảo hiểm như người Phần Lan Đây chính là cơ hội lớn cho hoạt động XKLĐ của nước ta
Úc là một quốc gia rộng lớn đứng thứ 6 trên thế giới về diện tích
(7.741.000 km2) nhưng tính theo thống kê năm 2008, dân số Úc đứng thứ 53 trên thế giới chỉ đạt 21,3 triệu, bằng khoảng ¼ dân số Việt Nam Úc không ký hiệp định Hợp tác LĐ cấp chính phủ với nước nào, chỉ có hợp đồng LĐ giữa
Trang 23Công ty Úc hoặc cá nhân với nước ngoài, trong đó các Công ty hoặc cá nhân
đó chịu trách nhiệm pháp lý về tất cả các điều trong hợp đồng LĐ Để bù đắp cho nguồn nhân lực thiếu hụt, bên cạnh chính sách tiếp nhận LĐ nhập cư (chủ yếu nhằm vào đối tượng LĐ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao; các nhà quản lý cao cấp hoặc các nhà đầu tư nước ngoài có nguồn vốn lớn đầu tư vào Úc), Chính phủ Úc còn cho phép các Công ty hoạt động tại Úc được tiếp nhận
LĐ nước ngoài với trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của chủ vào làm việc có thời hạn (theo hình thức visa 457 - visa công tác dài hạn tại Úc, với thời hạn từ 3 tháng đến 4 năm) Chính phủ Úc đưa ra quy định rất chặt chẽ và cụ thể về: Danh sách các nghề đòi hỏi kỹ năng và danh sách các nghề cần LĐ nhập cư (LĐ nước ngoài chỉ có thể tới Úc làm việc theo các ngành nghề được quy định trong các danh sách trên); mức lương tối thiểu ở hầu hết các ngành nghề; thời hạn hợp đồng đối với NLĐ NN đến làm việc tại
Úc thường là 2 năm (có thể gia hạn đến 4 năm) Vào thời điểm giữa năm
1995, có khoảng hơn 14.300 người LĐ nước ngoài làm việc có thời hạn tại
Úc thì đến năm 2004, con số này đã lên tới 43.100 Hiện nay thị trường XKLĐ Úc đang tuyển lao động trong các lĩnh vực như: bếp, thợ làm bánh, thợ hàn, thợ cơ khí, điện lạnh theo những tiêu chuẩn sau: có từ 3 - 5 năm kinh nghiệm trong nghề, thông thạo tiếng Anh (5.0 IELTS, thay vì 4.5 IELTS như trước đây theo thông báo của Chính phủ Úc về các thay đổi từ chương trình visa 457 dành cho LĐ NN, được áp dụng từ 1/4/2009) và có sức khỏe tốt Mức lương tối thiểu cho những LĐ xin cấp visa mới hoặc đang có visa 457 từ ngày 1/7/2009 cũng tăng 4,1% so với tổng thu nhập năm 2008 Từ giữa tháng
9 năm 2009, tất cả LĐ Việt Nam thuộc chương trình visa 457 được áp dụng mức lương tối thiểu của thị trường
Cũng như Úc, Niu-di-lân đang cần LĐ trong lĩnh vực thợ làm bánh
(trong siêu thị), thợ hàn, đầu bếp; tuy nhiên, LĐ trong lĩnh vực nông nghiệp
và chương trình vừa học vừa làm được đánh giá là triển vọng nhất Ngày
Trang 243/8/2009, trong buổi gặp Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, đại sứ Niu-di-lân James Kember cho biết trong thời gian tới, việc Niu-di-lân đồng ý tiếp nhận 100 đầu bếp và 100 kỹ sư của Việt Nam sang làm việc ba năm, việc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam Đặc biệt, thỏa thuận giữa hai nước về chương trình làm việc trong kỳ nghỉ (một chương trình đưa sinh viên Việt Nam sang vừa học vừa làm tại nước bạn) nếu được ký kết sẽ mở ra một
cơ hội không những về tạo việc làm mà còn nâng cao kỹ năng nghề và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực của Việt Nam
LĐ đi theo chương trình này phải qua một khóa đào tạo chứng chỉ quốc tế
và chỉ cần biết ngoại ngữ, không cần có chứng chỉ ngoại ngữ như yêu cầu của các thị trường khó tính khác
Ngoài ra, còn có thị trường làm việc theo mùa, hàng năm ngành nông nghiệp Niu-di-lân cần một lượng LĐ làm công việc thu hoạch, được cấp visa từ sáu tháng đến một năm Hiện tại, chương trình này chưa được triển khai vì giữa hai nước mới chỉ có nghị định thư Sau khi chính phủ hai bên phê chuẩn nghị định thư, các DN mới có thể triển khai rộng rãi chương trình trên
Với thị trường Bồ Đào Nha, hiện tại mới chỉ có duy nhất công ty Suleco
hoạt động Công ty này mới đưa một số công nhân sang đây làm nghề hàn ống trong lĩnh vực dầu khí, tay nghề thợ hàn đạt tiêu chuẩn 6G Theo thống kê, từ năm
2000 - 2005, tổng số LĐ NN làm việc tại Bồ Đào Nha là 223.297 người, trong đó
có 84.293 người đến từ các nước Châu Âu, 14.118 người từ châu Á - châu Đại Dương, 49.404 người từ châu Mỹ và 72.180 người từ châu Phi Mức phí mà NLĐ phải trả trước khi đi là 3.500 USD tiền môi giới (công ty trả cho phía môi giới Bồ Đào Nha), tiền vé máy bay, phí làm visa Ngoài ra, NLĐ còn phải đóng tiền dịch
vụ cho công ty (một tháng lương cơ bản/năm) Đây cũng là một thị trường đòi hỏi tay nghề cao nhưng đầy hứa hẹn cho XKLĐ của Việt Nam
Trang 251.1.3 Vai trò quan trọng của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
1.1.3.1 Xuất khẩu lao động tạo việc làm cho người lao động với chi phí thấp hơn mức đầu tư ở trong nước
Trang 264.000 USD [37]
Những khoản tiền trên bổ sung vào thu nhập quốc dân và tăng thu ngoại tệ cho đất nước
Nếu chỉ tính ở mức thấp (60-70% tổng số lao động đi XKLĐ của Việt Nam) thì mỗi năm chúng ta cũng đã có 350.000 - 400.000 người hoàn thành hợp đồng về nước và hàng năm bổ sung thêm 4000 - 5000 người được tiếp thu và nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng và tác phong công nghiệp [65, tr.19]
-, NLĐ trư
Trang 27
- HĐH
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ hay từ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ cao
, sẽ là nguồn LĐ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư theo chiều sâu, sau khi họ về nước
1.1.3.5 Góp phần đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo nguyên lý "3I" (Imitation-Bắt chước, Initiative-Cải tiến, Innovation-Sáng tạo)
Trong quá trình làm việc, NLĐ trực tiếp sử dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại để sản xuất hàng hóa và dịch vụ Theo quy luật nhận thức, NLĐ từ bắt chước để làm theo, sau đó là cải tiến và cuối cùng là sáng tạo
Kinh nghiệm của các nước dẫn đầu về XKLĐ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ixaren cho thấy, những NLĐ đi làm việc ở NN, sau khi về nước, họ mang những tri thức đã tích lũy được áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình Chính lực lượng lao động này đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình đưa công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh và quản lý Điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng sử dụng khoa học và công nghệ tiên tiến
Trang 281.1.3.6 Góp phần đẩy mạnh đầu tư và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ ra thị trường thế giới
Khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), DN các nước thành viên có cơ hội to lớn trong việc đầu tư, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang các nước thành viên Theo đó, việc di chuyển lao động theo các quy định của WTO được thực hiện dễ dàng
Tự do di chuyển lao động giữa các nước thành viên là điều kiện quan trọng giúp các nhà đầu tư lựa chọn phương án sử dụng lao động tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh Mặt khác, NLĐ ra làm việc ở NN cũng góp phần quảng bá hàng hóa và dịch vụ của nước đó đối với người tiêu dùng của nước sở
Trang 29-
-
Trang 30
-
1.2.1 Về số lượng và chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam
2,8% năm 2001 lên 5,36% năm 2008 (xem bảng 1.5) Như vậy, số lao động được giải quyết việc làm thông qua XKLĐ ngày càng tăng
(5.800)
Trang 31Năm 2009, do khủng hoảng tài chính toàn cầu nên một bộ phận đáng kể
LĐ mất việc làm, nhiều nước thực hiện các biện pháp hạn chế hay tạm dừng nhận LĐ NN Có khoảng 9.000 người Việt Nam làm việc ở NN đã phải về nước trước thời hạn Từ giữa năm 2009, kinh tế của nước ta bắt đầu ổn định và phục hồi, nhu cầu LĐ có tăng lên, nhưng vẫn ở mức thấp Tính đến ngày 31/12/2009,
có 75.000 NLĐ đi làm việc ở NN, đạt gần 83% kế hoạch đã đề ra [62] Trong năm 2009, các DN cũng đã tiếp cận và đưa được LĐ vào một số thị trường mới: Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Ixraen Tuy số lượng còn nhỏ, nhưng cũng mở ra triển vọng mới
Bảng 1.4: Số lượng lao động đưa đi phân theo thị trường điểm (1992 - 2009)
Đơn vị tính: người
TT Năm Tổng số
Nước tiếp nhận Đài
Loan
Nhật Bản
Hàn Quốc Malaysia Nước khác
% tổng số 100,00 28,77 6,06 15,17 23,35 26,65
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trang 32Nguồn: Tài liệu Hội thảo "Pháp luật và cơ chế quốc gia, khu vực và quốc tế
về bảo vệ người lao động ở nước ngoài", Hội Luật gia Việt Nam, Báo cáo
"Pháp luật Việt Nam về bảo vệ NLĐ Việt Nam ở NN" tr.3
Bảng 1.6: Số lượng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong
năm theo hợp đồng phân theo giới tính, trình độ chuyên môn
Trang 33Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc
ở nước ngoài trong tháng 6/2010 là 7.493 người Như vậy, tổng số lao động đưa đi từ đầu năm tới nay là 37.068 người Trong đó Đài Loan 12.939 người; Hàn Quốc 1.476 người; Nhật Bản 2.475 người; Malaysia 2.511 người; Lào 2.840 người; UAE 4.416 người, Libya 3.032 người, Ả rập Xê út 1.465 người, Macao 1.693 người, Bahrain 1.204 người, Campuchia 1.387 người và các thị trường khác là 1.630 người [95]
Chất lượng nguồn lao động đi XKLĐ cũng được từng bước nâng lên Thông qua hoạt động XKLĐ, chúng ta đã có một lực lượng lao động có kỹ năng, tay nghề và lối sống công nghiệp Năm 2007, số LĐ có tay nghề chiếm 38,62%
trong tổng số lao động đi XKLĐ, tăng so với mức 29,95% của năm 2006 Số
chuyên gia đi XKLĐ tuy còn khiêm tốn, nhưng cũng đã tăng từ 0,23% năm 2006 lên 0,39% trong năm 2007 (tính toán theo số liệu trong bảng 1.6) Đến nay, có thể nói lao động Việt Nam đang ngày càng có uy tín trên thị trường quốc tế, được người sử dụng lao động NN đánh giá cao về tính cần cù, thông minh, sáng tạo, khả năng tiếp thu công nghệ và hòa nhập với môi trường lao động mới Một ví dụ điển hình là trong số 15 quốc gia phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình cấp phép mới, lao động Việt Nam luôn được các chủ sử dụng nước này đánh giá cao nhất với tỷ lệ được lựa chọn và số lượng lao động nhiều nhất
[66, tr.19]
1.2.2 Về thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài
Hiệu quả kinh tế từ XKLĐ ngày càng tăng Theo thống kê, thu nhập bình quân (bao gồm tiền lương cơ bản, tiền làm thêm giờ và tiền thưởng của NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong những năm gần đây khoảng 550 USD/tháng; sau khi hoàn thành hợp đồng 2 năm, tùy theo ngành nghề và quốc gia đến làm việc, mỗi LĐ có thể tích lũy được khoảng 7.000 - 12.000 USD Thu nhập bình quân tính theo nước NLĐ đến làm việc, cao nhất là Nhật Bản, thấp nhất là tại Lào (xem bảng 1.7) Thu nhập bình quân tính theo ngành, nghề,
Trang 34thì cao nhất là kỹ thuật viên phần mềm và thấp nhất là lao động nông nghiệp (xem bảng 1.8)
Hàng năm, lượng ngoại tệ do người đi XKLĐ chuyển về nước khoảng hơn 1,7 tỷ USD (cả hai năm 2007 và 2008 đạt 1,8 tỷ USD), mặc dù về tỷ lệ so với tổng kim ngạch xuất khẩu thì giảm dần, song, về số tuyệt đối vẫn tăng đều hàng năm và là nguồn thu nhập ròng cho đất nước (xem bảng 1.9) Năm 2009,
do khủng hoảng tài chính toàn cầu, cả kim ngạch xuất khẩu và lượng ngoại tệ
mà NLĐ ở NN chuyển về nước đều giảm, nhưng số tiền NLĐ đi XKLĐ gửi
về chỉ giảm một chút, đạt khoảng 1,7 tỉ USD (xem biểu 1)
Theo số liệu thống kê tổng hợp ở một số địa phương, số tiền NLĐ gửi
về cho gia đình trong năm 2006 gần bằng hoặc cao hơn thu ngân sách của địa phương đó như: Nghệ An: 690 tỷ đồng, Thanh Hóa: 650 tỷ đồng, Thái Bình:
638 tỷ đồng, Phú Thọ: 600 tỷ đồng, Bắc Giang: 577 tỷ đồng, Hưng Yên: 240
Trang 35Bảng 1.8: Thu nhập bình quân tháng của lao động Việt Nam ở nước ngoài
500-650 850-950 1000-1500 500-550
2 Hàn Quốc
Công nghiệp, xây dựng Thuyền viên tàu cá Vận tải biển
Ngành nghề khác
450-500 200-300 850-950 450-500
3 Đài Loan
Giúp việc gia đình, hộ lý Công nghiệp, xây dựng Vận tải biển
Thuyền viên tàu cá Ngành nghề khác
280-320 300-350 300-350 180-220 300-350
Nguồn: Tư liệu Cục Quản lý lao động ngoài nước từ năm 2000 - 2008
Bảng 1.9: Số tiền người lao động đi xuất khẩu lao động gửi về so với kim
ngạch xuất khẩu hàng năm (2000 - 2009)
Năm
Tổng số Xuất khẩu Người lao động gửi về
Số tiền (Tỷ USD)
Tỷ lệ (%)
Số tiền (Tỷ USD)
Tỷ lệ (%)
Số tiền (Tỷ USD)
Tỷ lệ (%)
Trang 36Biểu 1: Số LĐ đưa đi làm việc và ngoại tệ gửi về nước qua các năm
2000-2009
36168 46122
75000 68142 64362
Số lao động Tiền tệ
Nguồn: Tư liệu Cục Quản lý lao động ngoài nước từ năm 2000-2009
Trang 37Chương 2 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG XKLĐ CỦA VIỆT NAM
VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ ẤY
2.1 Những hạn chế trong việc xuất khẩu lao động
ta Bên cạnh những kết quả khả quan đã nêu ở trên, còn bộc lộ những hạn chế trong lĩnh vực này:
Thứ nhất,
như Đài Loan,
Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Nhật Bản (xem bảng 2.1) Chúng ta đang phấn đấu để
mỗi năm đưa đi làm việc ở nước ngoài 9 - 10 vạn người nhưng còn rất khó khăn Hơn nữa, so sánh với một số nước Châu Á như: Phi-lip-pin, Trung Quốc, Inđônêxia và Ấn Độ thì Việt Nam cũng thua kém cả về số lượng LĐ lẫn thu nhập Phi-lip-pin là nước nổi bật nhất về XKLĐ trong khối Đông Nam
Á, có diện tích và dân số tương tự Việt Nam, hàng năm họ đưa gần 1 triệu LĐ
và chuyên gia đi làm việc ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới (mỗi ngày có trên 2.500 người xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài) và số ngoại tệ mà NLĐ và chuyên gia chuyển về hàng năm từ 16 - 18 tỷ USD Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa cuối năm 1970 đến nay đã có 18 triệu người ra sống và làm việc ở NN Inđônêxia trung bình mỗi năm đưa trên 8 vạn LĐ với số ngoại tệ thu về 4,67 tỷ USD, Ấn Độ mỗi năm đưa được 50.000
LĐ và thu về gần 11 tỷ USD
Trang 38Bảng 2.1: Cơ cấu lao động Việt Nam đến làm việc theo thị trường
Thứ ba, cơ cấu ngành nghề XKLĐ chưa đa dạng, LĐ xuất khẩu chủ
yếu tham gia vào một số lĩnh vực như xây dựng, vận tải biển, khán hộ công và giúp việc gia đình, thuyền viên tàu cá, dệt may… ; trong khi đó, các ngành nghề đòi hỏi tay nghề và trình độ như các ngành công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng… thì số lượng lao động của Việt Nam còn khiêm tốn (xem bảng 2.2, bảng 2.3 và bảng 2.4)
Trang 39Bảng 2.2: Cơ cấu ngành nghề lao động Việt Nam đến làm việc
thời kỳ 1980 - 1990
(người)
Tỷ trọng (%)
Nguồn: Tạp chí Việc làm ngoài nước, Số 6 năm 1999 + Số 2 năm 2009
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 1991 - 2008
2 Lao động đã qua đào tạo 22,52 8 Vận tải bộ 0,02
3 Giúp việc gia đình, hộ
lý, chăm sóc người già