Giảm thiểu chi phí xuất khẩu lao động và hoàn thiện hệ thống tín dụng cho vay vốn đối với ngƣời đi xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam Luận văn Ths. Kinh tế (Trang 78)

- Hỗ trợ và cho vay vốn trước khi đi làm việc ở NN

3.3. Giảm thiểu chi phí xuất khẩu lao động và hoàn thiện hệ thống tín dụng cho vay vốn đối với ngƣời đi xuất khẩu lao động

tín dụng cho vay vốn đối với ngƣời đi xuất khẩu lao động

- Đẩy mạnh mô hình liên kết giữa DN XKLĐ với các cấp chính quyền địa phương để giảm bớt các khâu tuyển chọn trung gian, góp phần giảm chi phí cho NLĐ.

Trước năm 2002, mỗi năm Việt Nam đưa được khoảng dưới 40.000 LĐ đi làm việc ở NN, trong khi nhu cầu đi làm việc ở NN của LĐ lại rất lớn. NLĐ không có đủ thông tin về nhu cầu tuyển LĐ xuất khẩu của các DN, các cấp chính quyền, đoàn thể ở địa phương chưa nhận thấy lợi ích của công tác XKLĐ đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm của địa phương nên chưa tâm quan tâm đến công tác này. Tình trạng đó dẫn đến DN XKLĐ gặp khó khăn khi tuyển chọn LĐ, trong khi LĐ muốn đi làm việc ở NN không biết liên lạc ở đâu, bị các tổ chức, cá nhân không có chức năng lừa đảo, thu tiền bất chính. Để giải quyết tình trạng đó, Bộ LĐ - TB & XH đã báo cáo chính phủ và thí điểm thực hiện mô hình liên kết giữa các DN XKLĐ với các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương tại hai tỉnh Hải Dương và Phú Thọ. Sau thời gian làm có kết quả, cuối năm 2002, mô hình liên kết đã được mở rộng ra các tỉnh khác và triển khai rộng rãi trên toàn quốc. Đến nay, trên 50 tỉnh, thành phố đã tổ chức thực hiện mô hình liên kết và đã thành lập Ban chỉ đạo XKLĐ. Nhiều tỉnh thành cũng thành lập Ban chỉ đạo XKLĐ ở các cấp huyện và xã. Cho đến thời điểm này có thể khẳng định, mô hình liên kết XKLĐ đã có hiệu quả lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và tại các địa phương nói riêng. Quá trình thực hiện mô hình liên kết XKLĐ đã tăng

cường nhận thức của người dân về lợi ích của công tác XKLĐ và NLĐ đối với công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của địa phương, về trách nhiệm của các cấp chính quyền trong hoạt động XKLĐ. Về phía NLĐ đã được DN tuyển chọn, không phải qua các khâu trung gian nên giảm được chi phí, được tạo các điều kiện thuận lợi và được hỗ trợ để đi làm việc ở NN. Các DN đã tuyển chọn được nguồn LĐ đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của đối tác, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của LĐ và của DN Việt Nam. Công tác tuyển chọn LĐ được quản lý tương đối chặt chẽ.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong quá trình thực hiện. Một số DN tư vấn, tuyển chọn quá nhiều LĐ so với nhu cầu nên tiến độ đưa đi chậm, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của LĐ, đến phong trào XKLĐ của địa phương. Nhiều DN không báo cáo kết quả tuyển chọn cho địa phương, gây khó khăn cho công tác quản lý và thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của địa phương.

Có tình trạng nhiều DN tư vấn, tuyển chọn LĐ trên cùng một địa bàn nhưng không có sự phối hợp, chính sách tuyển chọn khác nhau, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Cũng có địa phương cũng đã gây trở ngại không ít cho DN và NLĐ. Nhiều địa phương yêu cầu DN phải có văn bản giới thiệu của Cục, một số địa phương chỉ chấp thuận văn bản giới thiệu của Cục trong một thời hạn nhất định, sau đó yêu cầu xin văn bản giới thiệu mới. Điều đó đã phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây khó khăn cho DN.

Nhiều địa phương có chính sách hỗ trợ kinh phí cho NLĐ thuộc diện chính sách, hộ nghèo nhưng thủ tục để NLĐ nhận được tiền hỗ trợ còn phức tạp và mất nhiều thời gian. Còn về phía ngân hàng tại các địa phương, thường yêu cầu DN phải mở tài khoản tại ngân hàng mình để đảm bảo việc trả nợ vay của NLĐ. Điều này đã gây khó khăn cho DN, vì DN không thể mở tài khoản tại tất cả các địa phương được.

Để mô hình liên kết phát huy hiệu quả, góp phần đẩy mạnh XKLĐ, cần đổi mới và hoàn thiện mô hình liên thông trong XKLĐ theo hướng cắt giảm thủ tục gây phiền hà cho DN và NLĐ, quản lý tốt hoạt động tuyển chọn gắn kết DN với địa phương chặt chẽ hơn.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho XKLĐ góp phần giảm chi phí cho các DN XKLĐ

Nhìn chung các nước ở khu vực Đông Nam Á đưa NLĐ đi làm việc ở NN đều xem trọng việc tìm kiếm thị trường NN cho LĐ của họ. Mặc dù ở các nước này vai trò của các DN XKLĐ là rất quan trọng trong việc tìm kiếm việc làm cho NLĐ nhưng nhà nước không phó mặc hoàn toàn cho họ mà hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển thị trường ở tầm quốc gia thông qua các biện pháp như: gửi các phái đoàn ra NN kết hợp với các cơ quan ngoại giao để tìm hiểu thị trường; quảng cáo và tiếp thị LĐ; tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế về di dân để tìm kiếm thị trường; kết nối và đàm phán để ký kết các hiệp định song phương và đa phương về cung ứng LĐ; lập các trang web giới thiệu LĐ của mình với các đối tác NN hoặc mời trực tiếp các đối tác NN đến xem chất lượng công nhân nước mình. Việc nhà nước đầu tư nghiên cứu và phát triển thị trường LĐ quốc tế một cách bài bản như trên sẽ giúp cho các DN nắm bắt được một cách toàn diện các nhu cầu về LĐ, mặt bằng chất lượng chung, đặc điểm riêng của từng thị trường để từ đó có định hướng đúng cho công tác đào tạo và ký kết hợp đồng với các chủ sử dụng LĐ.

- Triển khai có hiệu quả việc cho vay vốn đối với NLĐ

Tiếp tục đẩy mạnh chính sách tín dụng từ các nguồn vốn quốc gia do Bộ LĐ - TB & XH quản lý và có thể huy động được như Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xóa đói giảm nghèo, cho các đối tượng chính sách vay với lãi suất ưu đãi. Các ngân hàng cũng cần linh hoạt hơn trong chính sách cho vay, nên phân chia theo 2 loại thị trường: Chi phí đi thấp - thu nhập thấp và chi phí cao - thu nhập cao để định lượng mức vay cho hợp lý, tạo điều kiện tối đa

cho DN và NLĐ. Các ngân hàng có cơ chế cho các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội bảo lãnh một phần vốn vay bằng tín chấp đối với những đối tượng xã hội đi làm việc ở NN, cần có cơ chế xử lý rủi ro phù hợp với đối tượng vay vốn là hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Ngân hàng cấp tín dụng cho người nghèo cần mở rộng đối tượng chính sách được vay vốn đi xuất khẩu như bộ đội xuất ngũ, NLĐ ở vùng nghèo (ngoài 9 tỉnh đã triển khai thí điểm thực hiện Đề án 71).

Thực tiễn hoạt động XKLĐ cho thấy, một số địa phương đã triển khai hoạt động cho vay vốn XKLĐ rất hiệu quả như Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Tuyên Quang… Làng chài ven biển Cương Gián (Nghi Xuân, Yên Gián, Hà Tĩnh) đã thực hiện tốt việc các gia đình có con em đi XKLĐ gửi tiền về nước hỗ trợ cho các gia đình khác đi XKLĐ sau vay vốn với lãi suất thấp [76]. Năm 2008, xấp xỉ 100% trong số 2.700 hộ dân ở Cương Gián đều có con em đi XKLĐ. Năm 2007, tiền NLĐ gửi về cho người thân gần 60 tỷ đồng. Vì vậy, các gia đình ở Cương Gián có nhu cầu cho con em đi LĐ ở NN có thể dễ dàng huy động được vài ba trăm triều đồng trong một ngày. Hội phụ nữ Tuyên Quang đã triển khai hiệu quả hoạt động vay vốn và thành lập nhóm “Phụ nữ tín dụng - tiết kiệm”. Các cấp Hội đã tổ chức ký kết với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội về việc tổ chức thực hiện cho vay ủy thác đối với hộ nghèo và các hộ chính sách, tích cực khai thác các nguồn vốn trong nước và các tổ chức quốc tế để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, trong đó có hoạt động XKLĐ [86]. Ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang, những gia đình khó khăn khi tham gia XKLĐ được hỗ trợ ở mức 500.000 đồng/người với những gia đình thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ, mức 400.000 đ/người với những gia đình thuộc hộ nghèo. Những gia đình không thuộc 2 diện này sẽ được hỗ trợ 300.000 đồng/người. Các tổ chức đoàn thể như cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ cũng đứng ra tín chấp giúp các hộ vay vốn XKLĐ. Năm 2007, Lạng

Giang đã có gần 1.400 người đi XKLĐ ở các nước và đã gửi về gia đình gần trăm tỷ đồng [87].

Ngày 9/9/2009, Bộ LĐ - TB & XH đã ban hành Công văn 3354/LĐTBXH-QLLDĐNN về mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở NN. Mức vay căn cứ theo nhu cầu của người vay, tối đa bằng các khoản chi phí người vay phải đóng góp theo từng thị trường. Mức trần chi phí cụ thể theo thị trường (Xem Phụ lục 4).

Nhằm tạo điều kiện cho LĐ vay vốn đi XKLĐ, ngày 21/04/2010, tại Hà Nội, Ngân hàng NNPTNT VN và Hiệp hội XKLĐ đã ký kết thoả thuận hợp tác về cho vay XKLĐ. Hai bên cam kết sẽ hỗ trợ, tư vấn cho các DN XKLĐ, NLĐ lựa chọn ngân hàng có dịch vụ tốt nhất để vay vốn, gửi tiền, chuyển tiền an toàn, nhanh gọn và tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam Luận văn Ths. Kinh tế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)