Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổng cục Dạy nghề trong việc giáo dục và đào tạo người lao động

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam Luận văn Ths. Kinh tế (Trang 74 - 75)

- Hỗ trợ và cho vay vốn trước khi đi làm việc ở NN

3.2.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổng cục Dạy nghề trong việc giáo dục và đào tạo người lao động

việc giáo dục và đào tạo người lao động

- Thiết kế chương trình giáo dục và đào tạo sao cho kết hợp ngay từ đầu quá trình giáo dục phổ thông với đào tạo nghề, ngoại ngữ bảo đảm cho học sinh vừa có thể học lên cao vừa có thể tham gia thị trường LĐ trong và ngoài nước.

Ngay từ giáo dục phổ thông cần phải xác định mục tiêu: trang bị những kiến thức ngoại ngữ, văn hoá, pháp luật và nghề nghiệp cần thiết để học sinh tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề để làm việc trong nước hoặc đi làm việc ở NN. Chỉ có thiết kế và thực hiện nội

dung chương trình đào tạo giáo dục phổ thông theo mục tiêu trên thì giáo dục - đào tạo mới tạo tiền đề cho NLĐ tiếp cận nhanh và thuận lợi thị trường LĐ ngoài nước.

- Tập trung nâng cao trình độ tay nghề và ngoại ngữ, rèn luyện tác phong LĐ công nghiệp và ý thức tuân thủ pháp luật cho NLĐ.

Muốn đạt được như vậy, cần phải xác định nội dung, chương trình đào tạo phù hợp, ban hành các bộ tiêu chuẩn chất lượng đào tạo nghề và tổ chức tìm kiểm định chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn khu vực. Nội dung chương trình đào tạo LĐ XKLĐ, bám sát nhu cầu sử dụng LĐ trong ngắn hạn và dài hạn của thị trường LĐ quốc tế; trong đó chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành.

- Nâng cao tính độc lập và khả năng tự chịu trách nhiệm của NLĐ; hạn chế và khắc phục căn bản tình trạng LĐ vi phạm hợp đồng.

NLĐ vừa là đối tượng vừa là chủ thể của XKLĐ. NLĐ có thể tự kiếm việc làm trên thị trường LĐ quốc tế hoặc qua các DN XKLĐ. Để có việc làm ổn định và thu nhập cao, NLĐ phải không ngừng tự học tập và rèn luyện nhằm nâng cao năng lực tự chịu trách nhiệm, độc lập LĐ trên thị trường quốc tế. Đặc biệt là chấm dứt tình trạng vi phạm hợp đồng, bỏ trốn cư trú bất hợp pháp ở nước tiếp nhận XKLĐ.

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam Luận văn Ths. Kinh tế (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)