Chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng nguồn lao động sau khi về nước

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam Luận văn Ths. Kinh tế (Trang 66 - 69)

- Hỗ trợ và cho vay vốn trước khi đi làm việc ở NN

2.2.5. Chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng nguồn lao động sau khi về nước

khi về nước

Chủ trương sử dụng LĐ Việt Nam ở NN về nước, đóng góp vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đã đặt ra trong “Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở NN theo hợp đồng”. Tuy nhiên, những văn bản cụ thể về sử dụng NLĐ về nước như thế nào vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, soạn thảo. Vì vậy, một trong những khó khăn lớn nhất mà NLĐ vướng phải sau khi về nước là không tìm được việc làm.

2.2.5.1. Người lao động chưa được hướng dẫn, hỗ trợ để phát triển kinh tế sau khi về nước

Thực tế cho thấy NLĐ Việt Nam hết hạn hợp đồng về nước thực sự thiếu thông tin định hướng và hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Hiện nay, Cục quản lý LĐ ngoài nước vẫn đang trong quá trình nghiên cứu phối hợp với ngân hàng để định hướng cho NLĐ có thể sử dụng nguồn vốn của mình một cách có hiệu quả hơn sau khi đã trang trải những khoản chi bắt buộc cho gia đình. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin giúp LĐ có kiến thức nhất định về mô hình hoạt động kinh tế gia đình sau khi về nước vẫn chưa được triển khai. Cục quản lý LĐ ngoài nước mới chỉ đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Vì vậy, nhiều NLĐ sau khi về nước đã không tìm được việc làm hoặc phải làm những công việc không đúng nghề đã được đào tạo và có kinh nghiệm làm việc ở NN. Trong khi đó, nhiều DN, đặc biệt là DN của Hàn Quốc, Nhật Bản rất chú trọng nhận lại nguồn LĐ này vì họ biết tiếng, biết nghề.

2.2.5.2. Nguồn nhân lực đã làm việc trong môi trường công nghiệp chưa được thu hút vào các ngành nghề phù hợp gây ra tình trạng lãng phí chất xám

Sau khi hết hợp đồng LĐ trở về nước, hầu hết NLĐ (không tính đối tượng tu nghiệp sinh) đều không kiếm được công việc mới, kể cả những NLĐ có vốn ngoại ngữ, được qua đào tạo tay nghề (chiếm khoảng 10% số LĐ xuất

khẩu). Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ LĐ-TB&XH, số LĐ hàng năm hết hạn về nước khoảng 100.000 người, nhưng chỉ có 20% trong số đó sau khi về có việc làm ổn định [92]. Một phần là do nhiều NLĐ sau khi đi làm việc ở NN trở về không có ý định tìm việc tại các DN trong nước, mà có ý định quay trở lại nước mình đã đến làm việc (ngay cả bằng con đường bất hợp pháp), hoặc là một nước khác. Cũng không ít người "tự mãn" với số tiền kiếm được trong thời gian đi XKLĐ và cho phép mình "xả hơi" để tiêu sài số tiền đó.

Nhiều địa phương đã đưa ra định hướng sử dụng nguồn vốn từ XKLĐ để kinh doanh nhưng không mấy ai mặn mà, đầu tư cho việc học nghề lại càng ít. Như vậy, với số tiền có được, hoặc là họ sẽ xây nhà, mua xe, trả nợ, hoặc là dùng để chi tiêu hàng ngày.

Mặt khác, Nhà nước lại thiếu chính sách. Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy Việt Nam đang thiếu trầm trọng LĐ tay nghề cao. Thậm chí nhiều chuyên gia còn đưa ra cảnh báo: “Trong vòng 8 đến 10 năm tới, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ nhập khẩu LĐ tay nghề cao từ các nước bạn”. Nhà nước chưa có chính sách khai thác thích đáng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sau khi XKLĐ trở về. Trong khi đó, những NLĐ đã từng đi làm việc ở NN là một nguồn nhân lực có bề dày cả về tay nghề lẫn kinh nghiệm. Họ đã quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp và được đánh giá cao. Nhưng sau khi về nước, một phần lớn đã không được làm việc ở môi trường đúng với tay nghề. Đây là một sự lãng phí lớn.

Anh Phan Văn Đình ở Tiểu khu 10, thị trấn Hoàn Lão (Bố Trạch) trước khi đi LĐ ở Libi cũng đã được đào tạo nghề thợ hàn một cách bài bản. Nhưng kể từ khi về nước đến nay, ai thuê gì thì anh làm nấy, nghề hàn cũng không được dùng đến. Nhiều NLĐ thuận lợi hơn, trong vài năm làm việc ở NN tích cóp được một khoản tiền nhất định, sau khi trả nợ, sửa sang nhà cửa, mua xe, số còn lại chỉ biết gửi ngân hàng vì không đủ để lập nghiệp như trường hợp anh Nguyễn Văn Lương (Yên Khánh, Ninh Bình). Sau 3 năm làm nghề hàn

cơ khí tại Đài Loan trở về, số tiền còn lại sau khi trang trải nợ nần không đủ để anh mở xưởng làm nghề. Vì vậy, trở về Việt Nam anh Lương lại là người thất nghiệp…

Nhiều DN có nhu cầu tuyển dụng LĐ trong nước và các DN tại Việt Nam lại đánh giá cao nguồn LĐ đã từng làm việc ở NN. Ông Chang Hee Lee, chuyên gia về quan hệ LĐ và đối ngoại xã hội của Tổ chức LĐ Quốc tế (ILO) cho rằng LĐ Việt Nam đã được đánh giá tốt trong thời gian làm việc tại NN, đặc biệt là ở Hàn Quốc. Nếu xét về tính cạnh tranh, đây là nguồn LĐ tạo ra tính cạnh tranh cao hơn LĐ đã qua đào tạo nghề trong nước. Ông Lee cũng đưa ra nhận định, nếu có chính sách khai thác hợp lý, tạo ra những kênh kết nối giữa LĐ và DN có nhu cầu sử dụng, nguồn LĐ này sẽ góp phần điều hoà nguồn lực chất lượng theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá và hội nhập LĐ quốc tế.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam Luận văn Ths. Kinh tế (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)