- Hỗ trợ và cho vay vốn trước khi đi làm việc ở NN
3.4. Nâng cao hiệu lực quản lý lao động làm việc ở nƣớc ngoà
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật LĐ, Luật XKLĐ, Luật xuất nhập cảnh.
Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật XKLĐ, truyền tải đầy đủ các thông tin về thị trường LĐ ngoài nước; quy định của Nhà nước về XKLĐ; các hợp đồng mà DN thực hiện để NLĐ tự giác chấp hành.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN của các DN. Tập trung thanh tra, kiểm tra những DN có nhiều phát sinh, sai phạm. Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, ví dụ như: Chuyên đề đào tạo, chuyên đề tuyển chọn LĐ, chuyên đề tài chính liên quan đến hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN, đồng thời qua công tác thanh tra, kiểm tra, phổ biến, hướng dẫn chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động này.
Từng Bộ, ngành, địa phương cần sắp xếp các DN XKLĐ do mình quản lý, đồng thời có biện pháp, cơ chế quản lý, xử lý DN vi phạm, chọn lựa, bổ
sung cán bộ tốt cho DN. Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các DN XKLĐ trực thuộc trong việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng và việc chấp hành pháp luật, quy định về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN để kịp thời uốn nắn hoặc xử lý vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của NLĐ.
Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra bằng hình thức gửi phiếu tự kiểm tra đối với các DN XKLĐ nhằm nâng cao trách nhiệm tự kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh hoạt động của chính DN.
Tăng cường tập huấn chuyên môn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ thanh tra của Bộ, Sở, thanh tra viên cả về kỹ năng và phương pháp thanh tra. Cán bộ, thanh tra viên phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm cao, trung thực, khách quan, nắm vững chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước thuộc phạm vi QLNN về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN. Đi kèm với thanh tra, kiểm tra cần có những chế tài xử lý sai phạm một cách nghiêm khắc. Các chế tài cần được cụ thể hóa trong các Nghị định hướng dẫn Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở NN theo hợp đồng, cần kết hợp giữa xử phạt hành chính và phạt tiền bởi vì trong cơ chế thị trường, lợi ích kinh tế là sát sườn nhất. Khi bị thiệt hại về lợi ích kinh tế, các DN sẽ buộc phải điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, cần kịp thời giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo liên quan đến hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN.
Đồng thời, qua các đợt thanh tra, kiểm tra cần tổ chức tổng kết, đánh giá nhằm nắm bắt được tình hình thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này và các kiến nghị của DN và địa phương để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu thực tế của công tác quản lý.
- Phối hợp chặt chẽ và nâng cao trách nhiệm của cơ quan đại diện của Việt Nam ở NN
Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự quán Việt Nam, đại diện các DN có LĐ xuất khẩu, đặc biệt là cơ quan quản lý LĐ tại NN có vai trò đặc biệt
quan trọng, trực tiếp trong việc bảo hộ lãnh sự, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ Việt Nam làm việc ở các nước sở tại phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến NLĐ.
Trong trường hợp NLĐ vi phạm buộc phải về nước thì cơ quan đại diện Việt Nam ở NN có trách nhiệm cấp giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan chức năng của nước sở tại, DN XKLĐ và gia đình người bị phạt mua vé máy bay cho NLĐ về nước trong trường hợp người bị xử phạt không có khả năng tài chính (người bị xử phạt phải hoàn trả chi phí sau khi về nước).
Ngoài ra, NLĐ phải được biết rõ khi có vấn đề ở NN họ nên liên hệ với ai để thông báo và yêu cầu sự giúp đỡ. Trong những trường hợp lợi ích của NLĐ bị xâm hại, nhà nước cần thông qua đường ngoại giao có những biện pháp kịp thời.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ trong việc vay vốn và chuyển tiền về nước
Các ngân hàng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để NLĐ vay nợ với lãi suất ưu đãi, không thế chấp một cách dễ dàng hơn, mức cho vay cũng được áp dụng cho từng thị trường, sát với thực tế; nghiên cứu bỏ chế độ đóng tiền ký quỹ hoặc tiền bảo lãnh vì khoản tiền này trên thực tế trong thời gian qua không có tác dụng giảm bớt tình trạng bỏ trốn ra ngoài làm việc của NLĐ mà chỉ làm tăng thêm áp lực nợ nần đối với NLĐ.
- Các DN XKLĐ cần quan tâm đến tâm tư nguyện vọng chính đáng của NLĐ và quản lý chặt chẽ họ trong thời gian làm việc ở NN. Việc quản lý này không nên mang nặng tính hành chính mà chủ yếu phải thông qua các hoạt động văn hoá, tinh thần lành mạnh có tổ chức. Đối với các thị trường có đông LĐ Việt Nam, các DN XKLĐ nên kết hợp với Đại sứ quán để tổ chức các sinh hoạt đoàn thể, văn hoá trong cộng đồng LĐ Việt Nam để NLĐ gắn bó,
hỗ trợ cho nhau khi gặp khó khăn, giúp đỡ nhau tiến bộ và tránh được các tệ nạn xã hội...
- Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài.
Cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích chính đáng của NLĐ Việt Nam làm việc ở NN là các DN XKLĐ không nên ký hợp đồng với đối tác NN bằng mọi giá mà phải tìm hiểu kỹ những công việc mà NLĐ sẽ phải làm và những điều kiện làm việc phù hợp. Mặt khác, cần cố gắng đưa vào hợp đồng những điều khoản có lợi tối đa cho NLĐ. Chẳng hạn, ở Malaysia có những công việc không thường xuyên nên thu nhập của NLĐ không ổn định, nhưng trong lúc rảnh rỗi NLĐ không được phép làm thêm bên ngoài. Nếu họ trốn ra ngoài làm việc mà chủ sử dụng LĐ biết được sẽ có thể đánh đập, đối xử thô bạo. Vì vậy, khi ký hợp đồng các DN XKLĐ cũng phải tính đến các tình huống này để tránh thiệt thòi cho NLĐ.
- Tăng cường thông tin và hợp tác quốc tế với các nước có LĐ đang làm việc ở NN.
Định kỳ hàng năm hoặc khi có tình hình đột xuất, Bộ LĐ - TB & XH chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Tổng Liên đoàn LĐVN tổ chức gặp gỡ, trao đổi, đối thoại với một số nước có đông đảo LĐ Việt Nam làm việc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… Trên cơ sở đó sẽ nắm được thông tin về thị trường LĐ , quan hệ LĐ và những vấn đề phát sinh để cùng nhau chia sẻ và góp phần xử lý nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ; đồng thời góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa những NLĐ và công đoàn các nước.
- Công đoàn cần nghiên cứu để tổ chức thành lập công đoàn ở NN ở những nơi tập trung đông LĐ Việt Nam, đối với nơi ít LĐ thì có thể tham gia sinh hoạt với công đoàn bạn. Ở những nước có đông LĐ Việt Nam làm việc như Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… cần xem xét để thành lập sớm Ban cán sự công đoàn, cử cán bộ chuyên trách phối hợp với cơ quan Đại sứ quán, Ban quản lý LĐ và các DN XKLĐ để nắm thông tin về việc làm, đời
sống, điều kiện LĐ, thu nhập của NLĐ; tham gia xử lý những vấn đề phát sinh về quan hệ LĐ nhằm bảo vệ quyền lợi NLĐ.