Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động địa phương tại các huyện nghèo cần hợp tác chặt chẽ, nhiệt tình hơn nữa với các doanh nghiệp xuất khẩu lao

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam Luận văn Ths. Kinh tế (Trang 76 - 78)

- Hỗ trợ và cho vay vốn trước khi đi làm việc ở NN

3.2.4. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động địa phương tại các huyện nghèo cần hợp tác chặt chẽ, nhiệt tình hơn nữa với các doanh nghiệp xuất khẩu lao

cần hợp tác chặt chẽ, nhiệt tình hơn nữa với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành có hiệu quả công tác tạo nguồn tại địa phương

Đối với “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2010”, sự phối hợp giữa địa phương với DN trong khâu tuyên truyền, vận động con em địa phương đi XKLĐ là rất quan trọng bởi vì bản thân NLĐ thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số nên còn có một số hạn chế về trình độ, sức khỏe và tâm lý ngại đi xa. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Đề án này, tại một số địa phương, chính quyền chưa thực sự

vào cuộc, còn phó mặc cho các DN, không tiếp tục triển khai đến cơ sở, nên người dân thiếu thông tin về chính sách hỗ trợ của nhà nước để tham gia như tại Phú Thọ, Thanh Hóa. Bên cạnh đó, số NLĐ trong quá trình đào tạo nghỉ không tiếp tục tham gia tương đối nhiều, khoảng 18% [68].

Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh Thanh Hóa còn chưa sát sao trong quản lý việc thực hiện Đề án 71 nên đã xảy ra nhiều sai phạm trong tuyển dụng và đào tạo lao động nghèo đi XKLĐ ở huyện Thường Xuân trong thời gian vừa qua [106].

Dưới sự "hậu thuẫn" của Ủy ban nhân dân huyện Thường Xuân, cũng như sự thờ ơ của Sở Lao động - Thương Binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa, mặc dù không được Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) thẩm định đơn hàng cho phép tuyển lao động theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ, hai công ty VILACO Thanh Hóa và GMAS Thanh Hóa vẫn ngang nhiên vào huyện Thường Xuân tuyển lao động đi theo chương trình huyện nghèo và thu mức phí cao hơn so với qui định.

Theo qui định của Bộ Lao động, NLĐ huyện nghèo đi Malaysia chỉ được vay mức trần tối đa là 25 triệu đồng/lao động đối với mọi ngành nghề (Xem Phụ lục 4), nhưng bảng thống kê chi phí của 24 lao động tại xã Luận Khê cho thấy mức vay của nhiều LĐ lại cao hơn mức trần: 19 người vay 40 triệu, 4 người vay mức 30 triệu đồng, chỉ có chị Lang Thị Hồng ở thôn Ngọc Trà vay dưới mức trần với 20 triệu đồng. NLĐ đã vay tiền ngân hàng CSXH được 3 đến 5 tháng, 22 LĐ đã được công ty GMAS Thanh Hóa cho học ngoại ngữ 3 tháng mà vẫn chưa bay được, trong khi chi phí xuất cảnh của mỗi LĐ vay ngân hàng CSXH huyện từ 30 - 45 triệu đồng/người. Theo bảng thống kê chi phí 24 LĐ đi Malaysia của xã Luận Khê cũng cho thấy, chỉ có 4 NLĐ có thời gian ăn học tại công ty VILACO Thanh Hóa trong vòng 30 ngày, 8 người có thời gian học trong vòng 4 - 7 ngày, số còn lại thì không ghi cụ thể. Trường hợp anh Lương Văn Dũng ở thôn Mơ, xã Luận Khê đăng ký đi Ma-

lai-xi-a nhưng trong giấy xác nhận tuyển dụng lao động do công ty VILACO ký gửi Ngân hàng CSXH huyện Thường Xuân lại đăng ký vay để đi Trung Đông. Theo đó, anh Dũng phải trả khoản tiền đào tạo nghề 3G - 6G tại trường nghề 7.500.000 đồng, nhưng trên thực tế thì anh chỉ được công ty cho học tiếng 2 tháng tại thành phố Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam Luận văn Ths. Kinh tế (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)