Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó

90 1.3K 3
Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TRƯƠNG TÂ ́ T THĂ ́ NG TRIÊ ́ T LY ́ NHÂN SINH CU ̉ A ĐA ̣ O GIA VÀ  NGHA CA N LUẬN VĂN THẠC S TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TRƯƠNG TÂ ́ T THĂ ́ NG TRIÊ ́ T LY ́ NHÂN SINH CU ̉ A ĐA ̣ O GIA VÀ  NGHA CA N LUẬN VĂN THẠC S TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triê ́ t ho ̣ c Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. V VĂN THUN HÀ NỘI – 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG CƠ BẢN CHO SỰ RA ĐỜI TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA 6 1.1. Cơ sở hình thành triết học Đạo gia 6 1.1.1. Bối cảnh ra đời triết học Đạo gia 6 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Đạo gia 10 1.2. Tiền đề tư tưởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của Đạo gia 14 1.2.1. Học thuyết về “Đạo” và “Đức” trong tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử 14 1.2.2. Nhận thức luận của Lão Tử và Trang Tử 24 1.2.3. Thuật dưỡng sinh của Đạo gia 27 1.3. Đạo giáo - sự biến tướng của Đạo gia 32 Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA 35 2.1. Con người nhận thức về thế giới và về mình 36 2.2. Cách hành động của con người trong thế giới 40 2.2.1. Học thuyết “Vô vi nhi trị” 40 2.2.2. Vị ngã, qúy kỷ, toàn sinh 50 2.2.3. Nhu nhược và bất tranh 59 2.2.4. Cùng tắc biến 62 2.2.5. Công thành thân thoái 64 2.2.6. Dĩ đức báo oán 66 2.2.7. Tu luyện thần khí hóa 69 2.3. Ý nghĩa triết lý nhân sinh của Đạo gia 70 2.3.1. Ý nghĩa lịch sử 70 2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 73 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đạo gia là một trào lưu triết học cổ đại Trung Hoa xuất hiện từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Triết học Đạo gia chứa đựng những tư tưởng hàm xúc sâu sắc, ẩn ý và được ví như một kim tự tháp lớn trong triết học Trung Quốc cổ đại. Triết học Đạo gia cùng với Nho gia và các trường phái triết học khác đã dẫn dắt và làm giàu hệ tư tưởng văn hóa Trung Quốc và một số các quốc gia lân cận trong đó có Việt Nam. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của triết học Đạo gia.Với tư cách là một nhà nghiên cứu chúng ta cần phải chỉ rõ được những ưu, nhược điểm của triết học Đạo gia và vai trò của nó trong xây dựng, phát triển xã hội ngày nay. Có thể nói, mỗi thời đại đi qua đều để lại cho chúng ta những dấu ấn riêng biệt và những đóng góp nhất định cho sự phát triển chung của nhân loại. Triết lý nhân sinh của Đạo gia xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng đóng góp của nó trong việc xây dựng nền tảng xã hội là rất đậm nét. Vì vậy, nghiên cứu và đánh giá triết học Đạo gia thời nào cũng vậy là cần thiết 1 . Đất nước ta có vị trí địa lý giáp Trung Quốc, cùng với việc phải trải qua hàng nghìn năm đô hộ của quân xâm lược phương Bắc nên chúng ta đã có sự giao lưu, tiếp biến sâu sắc văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của Nho giáo thì Đạo gia cũng có vai trò nhất định và ảnh hưởng đến quan niệm sống, triết lý sống của nhiều thế hệ người Việt. Rất nhiều triều đại Việt Nam có tổ chức thi tam giáo đồng nguyên Nho - Phật - Lão. Như vậy, với triết lý nhân sinh có bản chất riêng, Đạo gia đã khẳng định được vị trí trong xây dựng đất nước. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế thị trường mở cửa hội nhập thì những tư tưởng thời cổ đại không còn phù hợp nữa nhưng ở đâu đó triết lý nhân sinh sâu sắc của Đạo gia 1. Đạo gia là một hệ tư tưởng triết học do Lão Tử sáng lập thời Xuân thu - Chiến quốc. Đạo giáo là một tôn giáo bản địa Trung Quốc do Trương Đạo Lăng sáng lập thời Đông Hán. 2 vẫn tồn tại trong xã hội. Đặc biệt, trong đời sống xã hội Việt Nam ngày nay, hiện tượng mê tín dị đoan có xu hướng ngày một gia tăng và phức tạp. Những hiện tượng đó bắt nguồn một phần từ Đạo giáo, một biến tướng của Đạo gia. Đạo giáo là tôn giáo bản địa Trung Quốc do Trương Đạo Lăng sáng lập vào thời Đông Hán và tôn Lão Tử là giáo chủ của tôn giáo này. Do đó việc nghiên cứu Đạo gia vừa thấy được ý nghĩa nhân sinh cao đẹp, vừa đẩy lùi những hiện tượng mê tín dị đoan theo tôi là cần thiết trong xã hội ngày nay. Đặc biệt, chủ tịch Hồ Chí Minh còn kế thừa và vận dụng sáng tạo thành công nhiều giá trị có ích trong triết lý nhân sinh của Đạo gia. Hơn nữa, trong đời sống xã hội hiện nay, một bộ phận con người có biểu hiện suy đồi, tha hóa về đạo đức gia tăng. Thiên nhiên, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề do con người đã can thiệp quá sâu vào môi trường tự nhiên. Vì vậy có thể thấy việc nghiên cứu triết lý nhân sinh Đạo gia ở một khía cạnh nào đó giúp con người thấy được những cảnh báo của Lão Tử là một vấn đề cần phải được giải quyết. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Tìm hiểu Đạo gia là một vấn đề không mới nhưng đến nay vẫn còn có rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về trường phái triết học này. Hầu hết, các nhà nghiên cứu tranh luận vấn đề về tên gọi, năm sinh, năm mất của Lão Tử, Trang Tử, cũng như Khổng Tử có đến gặp Lão Tử hay không? Tuy nhiên, ở đây chúng ta vẫn phải dựa vào cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên là tài liệu chính thống nhất. Trong cuốn sách “Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc” các nhà nghiên cứu như PGS.TS Doãn Chính, PGS.TS Trương Văn Chung, PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa, PGS.TS Vũ Tình… đã trình bày khá cụ thể cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của các triết gia trường phái Đạo gia. Trong cuộc hội thảo Đạo gia và văn hóa tại trung tâm Trung Quốc học thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Lê Văn Quán có bài: Đạo gia với văn hóa phương Đông. Bài viết đã khái quát sự ảnh hưởng tư tưởng của Đạo gia đối với đời sống văn hóa phương Đông nói chung và chỉ ra những giá trị hiện đại của văn hóa Đạo gia. PGS.TS Vũ Minh Tâm có bài: Từ văn hóa Đạo gia đến triết luận Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài viết đưa ra những quan niệm về vũ 3 trụ, về nhân sinh cơ bản của Đạo gia ẩn hiện trong màng lưới tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm. PGS.TS Nguyễn Thanh Giang có bài: Tư tưởng sùng thượng thiên nhiên của Đạo gia với bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, TS Lã Nhâm Thìn có bài: Văn chương Nguyễn Trãi nhìn từ ảnh hưởng của Đạo gia. Cả hai bài viết của PGS.TS Nguyễn Thanh Giang và TS Lã Nhân Thìn đều nói đến sự ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Đạo gia đến văn chương Nguyễn Trãi. Sự ảnh hưởng đó là khá toàn diện từ cảm hứng sáng tác cho đến nghệ thuật biểu hiện. PGS Trần Nghĩa có bài: Việt Nam trong quá khứ đã tiếp nhận những gì ở tư tưởng Đạo gia Trung Quốc. Bài viết cũng đã khái quát những dấu ấn của Đạo gia và một biến tướng của nó là Đạo giáo ở Việt Nam qua hai thời kỳ: thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ độc lập tự chủ… Như vậy, hầu hết các sách, các bài viết của các nhà nghiên cứu đều khái quát rất đầy đủ những nội dung tư tưởng cơ bản của triết học Đạo gia. Những tư tưởng triết học đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người Phương đông trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, các bài viết đã phân tích rõ sự khác biệt giữa Đạo gia và Đạo giáo mà nhiều người lầm tưởng đó là một học thuyết. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng tư tưởng triết học mà Lão Tử sáng lập là một tư tưởng lớn trong Cửu gia nhưng mảnh đất có sức sống mà tồn tại, phát triển mạnh cho đến ngày nay lại là Đạo giáo. Tinh thần của Đạo giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người Phương đông chúng ta bởi những hiện tượng mê tín dị đoan ngày càng gia tăng. Hiện nay, các tài liệu rõ ràng về Đạo gia cũng không nhiều, đại đa số đó là các sách giáo trình đại cương ở góc độ lịch sử văn hóa. Những người nghiên cứu về Đạo gia cũng tương đối ít và cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể và chi tiết về vấn đề triết lý nhân sinh của Đạo gia. Những nhà nghiên cứu chỉ khái quát phần nào ảnh hưởng của tư tưởng Đạo gia đến tư tưởng của các nhà triết học khác. Vì vậy, với đề tài: Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó, tôi mong muốn phân tích cụ thể những nội dung cơ bản trong triết lý nhân sinh của triết học Đạo gia và rút ra ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội, nêu lên một tiếng nói góp phần làm rõ những vấn đề đã đặt ra. 4 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN 3.1. Mục đích Luận văn góp phần làm rõ những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh Đạo gia và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội. 3.2. Nhiệm vụ Với mục đích như trên luận văn cần giải quyết những vấn đề sau: - Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở hình thành và những tiền đề tư tưởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của Đạo gia. - Phân tích, hệ thống hóa những nội dung cơ bản triết lý nhân sinh của Đạo gia. - Phân tích ý nghĩa của Đạo gia trong đời sống xã hội. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự hình thành và những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời triết lý nhân sinh của Đạo gia, nhấn mạnh nội dung cơ bản triết lý nhân sinh của Đạo gia từ đó chỉ ra được ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội. 5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đề tài nghiên cứu dựa vào những tác phẩm kinh điển của Đạo gia như “Đạo đức kinh”, “Nam Hoa kinh”. Ngoài ra, luận văn còn dựa vào các sách, các ấn phẩm và các tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thế hệ đi trước đã nghiên cứu về Đạo gia. - Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin để xem xét và đánh giá, đồng thời kết hợp phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp tài liệu. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn đã góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình hình thành và những tiền đề tư tưởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của Đạo gia, đặc biệt đi sâu nghiên cứu nội dung triết lý nhân sinh của Đạo gia. Trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với đời sống xã hội hiện nay. 5 - Với nội dung nghiên cứu như vậy luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy triết học và nâng cao đời sống văn hóa trong xã hội hiện nay. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn bao gồm 2 chương, 6 tiết. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG CƠ BẢN CHO SỰ RA ĐỜI TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA ĐẠO GIA 1.1. Cơ sở hình thành triết học Đạo gia 1.1.1. Bối cảnh ra đời triết học Đạo gia Đạo gia là một hệ tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại xuất hiện vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc (khoảng 770 đến 221 trước Công nguyên). Thời kỳ này, xã hội Trung Quốc trải qua những biến động lớn lao cả về kinh tế - chính trị - xã hội cũng như sự quyết liệt trong phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp. Có rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là giai đoạn giao thời hay bước chuyển giữa chế độ chiếm hữu nô lệ suy tàn sang chế độ phong kiến sơ kỳ đầu tiên [8, tr.175]. Thời kỳ này bắt đầu từ thời Tây Chu (khoảng 1111 đến 770 trước Công nguyên, Đông Chu khoảng 770 đến 221 trước Công nguyên), lịch sử gọi thời kỳ này là thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Cuối thời Tây Chu, xã hội nô lệ Trung Quốc đã bắt đầu có sự khủng hoảng. Đồ sắt xuất hiện phổ biến, công cụ sản xuất bằng sắt dần thay thế công cụ bằng đồng, đá trước đây. Thời kỳ này, việc dùng bò kéo cày đã trở thành phổ biến. Bên cạnh đó, hàng loạt những phát minh mới về kỹ thuật khai thác và sử dụng đồ sắt đã đem lại những tiến bộ mới trong việc cải tiến công cụ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động ngày càng tăng. Thời kỳ này, hệ thống thủy lợi đã được quan tâm, củng cố, mở rộng trải khắp khu vực Trường Giang. Diện tích canh tác nhờ vậy được mở rộng, ruộng đất do nông nô vỡ hoang biến thành ruộng tư ngày một nhiều. Bọn quý tộc có quyền thế cũng chiếm dần ruộng của công xã thành ruộng tư, chế độ “tỉnh điền” dần tan rã. 2 2 . Tỉnh điền là chế độ quản lý đất đai thời kỳ nhà Chu. Theo chế độ này ruộng được chia làm hai loại “công điền” và “tư điền”. Người nông dân phải cùng nhau cày cấy và nộp sản phẩm ở “công điền” cho quý tộc trước, sau đó mới được canh tác ở phần ruộng được chia. Ruộng được chia có dạng hình chữ Tỉnh, gồm tám đám xung quanh và một đám ở giữa. Đám ở giữa lớn là đám của quý tộc (gọi là công điền), tám đám xung quanh là các đám nhỏ phân cho các gia đình nông dân quản lý (gọi là tư điền). 7 Với việc phát triển mạnh của công cụ sản xuất bằng sắt cùng với việc mở rộng quan hệ trao đổi các sản phẩm lao động, sự phân công trong sản xuất thủ công nghiệp đã đạt mức chuyên nghiệp hơn, hàng loạt các ngành nghề thủ công nghiệp ra đời như: nghề luyện sắt, nghề rèn, nghề đúc, nghề mộc… Trên cơ sở các ngành sản xuất như nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển thì thương nghiệp cũng phát đạt hơn trước. Tiền tệ đã xuất hiện và hình thành một tầng lớp thương nhân giàu có trong xã hội như Huyền Cao (nước Trịnh), Tử Cống (học trò của KhổngTử)… Vào thế kỷ VI - V (trước Công nguyên) xuất hiện những thành thị thương nghiệp buôn bán xuất nhập nhộn nhịp ở các nước Hàn - Tề - Tần - Sở. Thành thị đã có một cở sở kinh tế tương đối độc lập, từng bước tách ra khỏi chế độ thành thị thị tộc của quý tộc thị tộc thành những đơn vị khu vực của tầng lớp địa chủ mới lên. Sự phát triển mạnh của sức sản xuất, kinh tế phát triển đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng trong xã hội. Về chính trị xã hội, nếu như thời Tây chu chế độ tông pháp “phong hầu kiến địa” vừa có ý nghĩa rằng buộc về kinh tế, vừa có ý nghĩa về chính trị, rằng buộc về huyết thống giúp nhà Chu giữ được lâu dài thì đến thời Xuân thu chế độ tông pháp nhà Chu không còn được tôn trọng, đầu mối các quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự giữa Thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo, huyết thống ngày càng xa, trật tự lễ nghĩa nhà Chu bị đảo lộn. Thiên tử giờ đây thất thế không còn xét xử được những cuộc tranh chấp giữa các nước chư hầu. Nhiều nước chư hầu mượn tiếng khôi phục lại địa vị tông chủ của nhà Chu, đề ra khẩu hiệu “tôn vương bài Di”, đua nhau động binh mở rộng thế lực và đất đai, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ. Thời Xuân thu có khoảng 242 năm đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Đầu Tây Chu có hàng ngàn nước đến cuối thời Xuân thu chỉ còn hơn một trăm nước. Trong đó, có những nước hung mạnh nhất thời bấy giờ thay nhau làm bá chủ thiên hạ là Tề, Tần, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tấn. Những quốc gia này hùng mạnh và làm minh chủ các nước khác là do các vua cai trị theo chính sách bá đạo, hoàn toàn đối lập với cách cai trị của vương đạo, lấy nhân nghĩa, lấy đức thu phục người và giáo hóa người. [...]... hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ” [66, tr 198.] (Mất đạo rồi mới có đức, mất đức rồi nhân sinh, mất nhân rồi nghĩa sinh, mất nghĩa rồi lễ sinh ra vậy) Như vậy Lão Tử coi đạo và “đức” là chủ của nhân, nghĩa, lễ và nó chỉ là cái vỏ của đạo , “đức” mà thôi Chính vì thế, Lão Tử chủ chương bỏ nhân, nghĩa, lễ để quay về với đạo và “đức” Mọi vật đều chứa đạo và “đức”, “đức”... tưởng Đạo giáo cũng có nguồn gốc từ quan niệm về chân nhân của Trang Tử Theo ông, Đạo là thiên cơ, người biết được thiên cơ thì người ấy là chân nhân Đạo giáo ra đời không phải là để thực hành lý thuyết của Đạo gia, chỗ gặp gỡ của Đạo gia và Đạo giáo có lẽ chỉ ở thái độ chống đối chính trị, đạo đức, lễ giáo của giai cấp thống trị Đạo giáo chỉ vay mượn những yếu tố nào đó trong tư tưởng về Đạo của Đạo gia. .. đầu của toàn bộ vũ trụ, mọi sự sinh thành, biến hóa của vạn vật đều từ đạo mà ra Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” [66, tr 213] (Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật) Từ đây cũng chính là đặc điểm của quá trình sinh vạn vật từ đạo Nói về việc Đạo sinh ra vạn vật, Lão Tử có trình bày thêm như sau: “Đại đạo phiếm hề, kì khả tả hữu Vạn vật thị chi sinh. .. tố huyền bí của nó có thể giải thích theo kiểu Đạo giáo nên được xem là nguồn gốc của tôn giáo này Đạo giáo thừa nhận Đạo là chúa tể của muôn loài, phạm trù cơ bản của triết lý Đạo giáo là “Huyền”, Cát Hồng viết như sau: “Huyền (Đạo) là vị thủy tổ của giới tự nhiên, và là đại tông của vạn vật Sâu thăm thẳm, xa mịt mù, cho nên nó rất huyền vi Xa xôi dằng dặc nên nó rất kỳ diệu Tầm cao của nó bao phủ... hình thành của vũ trụ theo đạo Nó là nền tảng chi phối xuyên suốt các vấn đề trong triết học của ông và hầu hết các quan điểm về vũ trụ, nhân sinh của người Trung Hoa cổ đại Thuật ngữ đạo có lẽ được sử dụng từ thời trước Lão Tử Các văn bản cổ của Trung Hoa như Thượng thư, Kinh thi… thường nói đến đạo với nhiều ý nghĩa khác nhau như “thiên đạo , nhân đạo , đạo đức”… Nhưng đến Lão Tử, đạo trở thành... về vũ trụ nhân sinh và Đạo trị mà hậu thế không thể bàn cãi gì về mặt giá trị và việc định danh giá trị ấy Với nhân loại đó là Đạo, và Đạo ấy là thứ đạo đức bản thể nhất, cao cả nhất Nếu đạo ấy được nhân loại thấm nhuần và thể hiện thì hạnh phúc thật sự thấm nhuần Mặc dù tư tưởng của ông có nhiều hạn chế nhưng xét về mặt lịch sử xã hội thì nó là một di sản sống mãi với thời gian Tên tuổi của Lão Tử... học thuyết của ông và nó được coi là một phạm trù cơ bản trong triết học của ông Xét về mặt bản thể luận, đạo của Lão Tử diễn đạt theo ba nội dung là thể, tướng và dụng Mặt thể của đạo nhằm chỉ ra nguồn gốc tối sơ, nguyên thủy của vũ trụ vạn vật Nó là cái chi phối sự sinh thành và biến hóa của trời đất, là cái cực diệu cực huyền cho vạn vật noi theo Tất thảy vạn vật đều sinh ra từ đạo rồi chết... rộng của nó lồng cả tám phương vào một chỗ Trời nhờ nó mà cao, đất nhờ nó mà thấp, mây nhờ nó mà bay, mưa nhờ nó mà xuống ” [14, tr 17] Đạo huyền vi như vậy nên chỉ bậc tiên thánh mới có thể hiểu đạt Đạo để trường sinh bất tử Đặc biệt là quan điểm của Trang Tử về Đạo, Đạo vô hình, vô cực mà sinh ra Thượng đế, quỷ thần, đó là cơ sở để Đạo giáo khai thác và xây dựng lên học thuyết tôn giáo mình Hạt nhân. .. thiên và Tạp thiên có chỗ do ông viết, có chỗ do người đời sau viết 1.2 Tiền đề tƣ tƣởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của Đạo gia 1.2.1 Học thuyết về Đạo và “Đức” trong tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử Thay vì Dịch học cho rằng khởi nguyên của vũ trụ là Thái Cực, Chu Liêm Khê (đời Tống) gọi là Vô Cực thì Lão Tử gọi tên thực thể khởi nguyên vũ trụ theo quan niệm của mình là “ đạo và ông... biến tƣớng của Đạo gia Đạo giáo là một tôn giáo bản địa của Trung Quốc xuất hiện vào thời Đông Hán do Trương Đạo Lăng sáng lập Cội nguồn tư tưởng của Đạo giáo rất phức tạp, vừa kế thừa tư tưởng quỷ thần và thuật bói toán cổ đại, vừa tiếp thu tư tưởng thần tiên và phương thuật thần tiên, ngoài ra nó còn dung nạp một số lý luận của Nho giáo, Phật giáo Đạo giáo là một tôn giáo bản địa của Trung Quốc, . đề tài: Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó, tôi mong muốn phân tích cụ thể những nội dung cơ bản trong triết lý nhân sinh của triết học Đạo gia và rút ra ý nghĩa của nó trong. thành và những tiền đề tư tưởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của Đạo gia, đặc biệt đi sâu nghiên cứu nội dung triết lý nhân sinh của Đạo gia. Trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa triết lý nhân. đời triết lý nhân sinh của Đạo gia. - Phân tích, hệ thống hóa những nội dung cơ bản triết lý nhân sinh của Đạo gia. - Phân tích ý nghĩa của Đạo gia trong đời sống xã hội. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Cơ sở hình thành triết học Đạo gia

  • 1.1.1. Bối cảnh ra đời triết học Đạo gia

  • 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Đạo gia

  • 1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của Đạo gia

  • 1.2.2. Nhận thức luận của Lão Tử và Trang Tử

  • 1.2.3. Thuật dưỡng sinh của Đạo gia

  • 1.3. Đạo giáo - sự biến tƣớng của Đạo gia

  • 2.1. Con người nhận thức về thế giới và về mình

  • 2.2. Cách hành động của con người trong thế giới

  • 2.2.1. Học thuyết “Vô vi nhi trị”

  • 2.2.2. Vị ngã, qúy kỷ, toàn sinh

  • 2.2.3. Nhu nhược và bất tranh

  • 2.2.4. Cùng tắc biến

  • 2.2.5. Công thành thân thoái

  • 2.2.6. Dĩ đức báo oán

  • 2.2.7. Tu luyện thần khí hóa

  • 2.3. Ý nghĩa triết lý nhân sinh của Đạo gia

  • 2.3.1. Ý nghĩa lịch sử

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan