Tư tưởng nhập thế của phật giáo thời Lý - Trần và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

108 744 3
Tư tưởng nhập thế của phật giáo thời Lý - Trần và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN  HOÀNG THỊ QUYÊN TƢ TƢỞNG NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ - TRẦN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học HÀ NỘI- 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN  HOÀNG THỊ QUYÊN TƢ TƢỞNG NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ - TRẦN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60 22 03 09 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Thị Lan HÀ NỘI- 2015 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 CHƢƠNG 1 11 TƢ TƢỞNG NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN 11 1.1. Điều kiện, tiền đề hình thành tƣ tƣởng nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần 11 1.1.1. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội thời Lý - Trần 11 1.1.2. Tiền đề tư tưởng 19 1.1.3. Khái quát diện mạo Phật giáo thời Lý - Trần 24 1.2. Nội dung tƣ tƣởng nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần 30 1.2.1. Tư tưởng bình đẳng 30 1.2.2 Tư tưởng yêu nước 38 1.2.3. Tư tưởng “Cư trần lạc đạo” 46 CHƢƠNG 2 57 VAI TRÒ TƢ TƢỞNG NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY 57 2.1. Vai trò tƣ tƣởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần 57 2.1.1. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần đối với chính trị 57 2.1.2.Tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần đối với đạo đức 69 2.1.3. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần đối với giáo dục, văn hóa, nghệ thuật 76 2.2. Ý nghĩa tƣ tƣởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần đối với xã hội Việt Nam hiện nay 87 2.2.1. Phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết nhằm giữ gìn độc lập dân tộc 87 2.2.2. Phát huy truyền thống gắn đạo với đời, tham gia công tác từ thiện xã hội 91 2.2.3. Phát huy các giá trị đạo đức Phật giáo Lý - Trần trong việc chấn hưng đạo đức xã hội 95 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo xâm nhập vào nước ta từ rất sớm và để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam. Phật giáo luôn đề cao tinh thần hòa hợp, đoàn kết trên tinh thần giải thoát và giác ngộ của con người, nên khi truyền đến dân tộc nào cũng tùy thuận để thích nghi với văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc đó. Đó chính là tính dung hợp, uyển chuyển và năng động của Phật giáo. Khác với Nho giáo, Ki tô giáo, Phật giáo không gây lên một sự đảo lộn, một sự phủ định những giá trị tinh thần, những phong tục tập quán truyền thống của người Việt Nam. Khi các nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam đã mang theo nếp sinh hoạt tôn giáo cơ bản của Đạo Phật như thực hành ngũ giới, thập thiện, làm bố thí, cúng dường, thái độ từ bi, hỉ xả, dùng thuốc trị bệnh cho người ốm đau Điều đó đã tác động và cảm hóa được người Việt Nam, người Việt Nam tiếp nhận Phật giáo trước hết bởi hành động thực tiễn của người truyền đạo. Các quan điểm, triết lý của Phật giáo khi vào Việt Nam hầu như không có quan niệm nào chống đối lại tín ngưỡng người Việt. Chính vì thế, Phật giáo đã hòa mình vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam và trở thành một tôn giáo dân tộc. Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. Đó chính là sự nhập thế của Phật giáo vào trong lòng dân tộc, dần được bản địa hóa, Việt Nam hóa, biến thành một phần của cơ thể văn hóa Việt Nam. Nhập thế là một hành động điển hình của Phật giáo Việt Nam, tư tưởng này lại được nâng lên thành tầm cao mới và đặc biệt là thời Lý - Trần đã áp dụng thành công triết lý này thông qua các thiền sư, các vị vua, quan. Tư tưởng nhập thế chính là hành động đem đạo ứng dụng vào ngay cuộc sống hiện tại mà họ đang sống với một thái độ vô chấp và giải thoát ngay trong chính đời sống hiện thực chứ không phải ở đâu xa. Chính sự nhập thế tích cực này của Phật giáo đã mang lại sự hiện diện của Phật giáo trong suốt quá trình thăng trầm của lịch sử dân tộc, luôn đồng hành gắn kết với dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, bên cạnh những thành tựu vĩ đại mà nhân loại đạt được trong nền văn minh công nghệ thì những giá trị văn hoá tinh thần, tôn giáo không 3 hề bị xem nhẹ, mà ngược lại càng được coi trọng. Trong điều kiện lịch sử mới, các tôn giáo không ngừng thay đổi bản thân mình để phù hợp với sự thay đổi của xã hội. Chính sự phát triển và giao lưu giữa các tôn giáo đã góp thêm phần thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giữa các quốc gia. Nhân loại hiện nay đang bước vào giai đoạn hậu công nghiệp, hay nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đời sống kinh tế rất phát triển với một khối lượng của cải vật chất đồ sộ do tiến bộ khoa học kỹ thuật mang lại, thì đời sống tinh thần của con người trong xã hội hiện đại đang phải đối mặt với những khổ nạn mới như: sự phân hóa giàu nghèo, cạnh tranh và xung đột, ô nhiễm môi trường, và sự tha hóa về mặt đạo đức lối sống… Đối mặt với những khổ nạn ấy, Phật giáo với giá trị nhân bản trong việc giải thoát cho con người dường như đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh, khoảng trống và nỗi thất vọng trong lòng con người. Bằng khả năng điều chỉnh sự cân bằng trong nội tâm, Phật giáo có thể giúp con người sống hài hòa trong thế giới này. Phật giáo là một tôn giáo lớn, và ngày nay chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy nhân loại, đặc biệt là các nước phương Tây đang có trào lưu hướng về châu Á, hướng về đạo Phật. Điều này có thể lý giải một phần từ những giá trị nhân văn của đạo đức Phật giáo. Hơn nữa, Phật giáo đã thực sự nhập thế trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, ngay cả các hoạt động kinh tế kinh doanh. Phật giáo không dạy con người ta xa rời cuộc sống để làm thần, làm thánh hoặc xuất gia làm hòa thượng trong chùa chiền, nơi rừng sâu, mà Phật giáo hướng tới cải tạo xã hội, cải tạo thế giới bằng đạo đức, làm cho loài người tiến bộ và nhân văn hơn. Qua hơn hai nghìn năm có mặt ở Việt Nam, Phật giáo đã trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, đồng hành, gắn bó với truyền thống dân tộc và trở thành một tôn giáo của Việt Nam. Với tinh thần “lợi đạo, ích đời”, Phật giáo Việt Nam đã tập hợp được lực lượng tín đồ đông đảo, đề cao các giá trị đạo đức, nhân văn vì hạnh phúc của chúng sinh, vì sự an bình của đất nước và đặc biệt là với nền văn hóa dân tộc. Từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, trải qua các thời kỳ, Phật giáo Việt Nam đã minh chứng sinh động cho tư tưởng nhập thế tích cực, ích đạo lợi đời trong giáo lý Phật Đà và thực tế Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, nối tiếp truyền thống Phật giáo hiện nay có thể đóng 4 góp giải quyết nhiều vấn nạn mà xã hội Việt Nam đang phải đối mặt như sự xuống cấp về đạo đức, mất cân bằng sinh thái, mất đoàn kết dẫn đến sự vô tâm thờ ơ trước cuộc sống… bằng hành động tích cực Phật giáo chú trọng đến việc xây dựng con người đạo đức hướng tới một xã hội nhân bản, vị tha. Do vậy, trong xu thế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, trước những cơ hội và thách thức mới, nghiên cứu “Tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần và ý nghĩa của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay” là công việc có ý nghĩa, góp phần khẳng định những giá trị lớn lao mà Phật giáo đóng góp cho dân tộc, vì mục đích xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn. Để hiểu đúng về tầm quan trọng, vị trí của Phật giáo đối với đời sống xã hội trong lịch sử nước nhà cũng như với xã hội Việt Nam hiện nay, chúng tôi lựa chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước tới nay đã có rất nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về Phật giáo nói chung và Phật giáo thời Lý - Trần nói riêng. Đây là đề tài có nguồn sử liệu khá phong phú và đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Và có thể kể tên các công trình nghiên cứu như: 2.1. Các công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam Nguyễn Hùng Hậu với Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. Bằng phương pháp luận triết học tác giả đã trình bày tư tưởng Phật giáo Việt Nam qua từng giai đoạn từ du nhập đến việc ra đời các dòng thiền như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm Yên Tử,… cũng như ảnh hưởng của Phật giáo với dân tộc Việt Nam với sự trình bày theo lát cắt thế giới quan và nhân sinh quan. Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang gồm 3 tập, Nxb Văn học Hà Nội, năm 2010. Trong công trình này, tác giả đã giới thiệu khá chi tiết về lịch sử Phật giáo Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, cũng khái quát được một số đóng góp của Phật giáo từng thời kỳ lịch sử dân tộc với văn học nghệ thuật, giáo dục, chính trị, quân sự, văn hóa trong đó, đã ít nhiều cũng có đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa tinh thần của người Việt Nam trong lịch sử dân tộc. 5 Nguyễn Tài Thư trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, năm 1998. Tác giả đã bàn về lịch sử du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du nhập đến thế kỷ XX, bàn về các tông phái Phật giáo và đã phân tích vai trò của Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam và tác giả cũng đã khẳng định: “Nếu như nhập thế là một khuynh hướng tư tưởng của một học thuyết, một tôn giáo chủ trương tham gia các hoạt động chính trị và giải quyết các vấn đề chính trị xã hội thì Phật giáo không phải là một Tôn giáo nhập thế - trái lại nó là tôn giáo xuất thế hay còn gọi là yếm thế.” Trần Văn Giàu với một loạt các công trình như: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (Nxb KHXH, Hà Nội 1975),“Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” (Nxb Tp Hồ Chí Minh 1993) và “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám” (3 tập) (Nxb CTQG, Hà Nội 1997, 1998) đã đề cập đến những giá trị đạo đức Phật giáo, đề cập đến những đóng góp của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Ngoài ra, cũng phải kể đến Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục, Nxb Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1991; Kinh dị giáo lược giải của Thích Viên Giác, NXb Tôn giáo, năm 2001; Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể, Nxb Minh Đức, Huế, năm 1960; Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát gồm 2 tập, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999 Các cuốn sách trên đã cung cấp một cách khá tổng thể về lịch sử Phật giáo Việt Nam: Thân thế, sự nghiệp của các nhà truyền giáo Phật giáo đầu tiên vào Việt Nam, vai trò của các nhà sư trong triều chính cũng như trong xã hội. Các cuộc du hành sang Ấn Độ và Trung Quốc để tìm hiểu về Phật pháp; biên soạn lại và truyền bá những kinh điển cho phù hợp với tín ngưỡng của người Việt; những tư tưởng thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức của Phật giáo và sự nội điạ hoá những tư tưởng đó cho phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam; xây dựng chùa chiền, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, văn hoá Phật giáo Giai đoạn Lý - Trần là giai đoạn mà Phật giáo phát triển đạt đến cực thịnh, đặc biệt giai đoạn này tư tưởng nhập thế của Phật giáo cũng được đề cao trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, nên các tài liệu trên cũng dành những trang đáng kể để tìm hiểu về Phật giáo giai đoạn này. 6 2.2. Các công trình nghiên cứu về Phật giáo Lý - Trần Tác giả Lê Mạnh Thát với “Toàn tập Trần Nhân Tông” (Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000), qua khái quát tổng hợp toàn bộ tư tưởng và hành động của Trần Nhân Tông trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đã đặc biệt nhấn mạnh tài ứng dụng đạo Phật vào trị quốc, an dân. Qua đó tác giả đã làm nổi bật được tinh thần nhập thế thiết thực ở Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nguyễn Tài Thư với “Xu hướng nhập thế trong tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông” (tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 11/2009, tr. 13-20) đã phân tích từ tư tưởng xuất thế vốn có của Phật giáo đến tư tưởng nhập thế của Phật giáo Trần Nhân Tông, cụ thể qua các tác phẩm thiền học của ông. Tác giả kết luận, ở Trần Nhân Tông yếu tố nhập thế thể hiện rõ ở sự thống nhất hai mặt trong con người ông: con người triều thần và con người Phật tử, vì vậy tôn sùng Phật giáo và nhập thế hoạt động luôn là một trong con người Trần Nhân Tông. Lịch sử tư tưởng Việt Nam của PGS. Nguyễn Tài Thư (chủ biên), tập I, (tư tưởng Việt Nam từ thời kỳ Nguyên thủy đến thế kỷ XVIII), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1993. Quyển sách này chủ yếu trình bày tư tưởng triết học của các vị vua, quan và các vị thiền sư. Thơ văn Lý - Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1977; Thơ văn Lý - Trần, tập 2, Quyển thượng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1989; Thơ văn Lý - Trần, tập 3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1978; Khóa hư lục (Đào Duy Anh dịch) của Trần Thái Tông, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1974; Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2000; Thiền học Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục, Nxb Thuận Hóa, năm 1997… Trần Thánh Tông với “Khoá hư lục” đã phản ánh khá rõ ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần Đại Việt. Trần Nhân Tông qua một loạt tác phẩm của mình cũng khẳng định vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội, ông muốn phát huy hơn nữa vai trò của tôn giáo này, đồng thời xây dựng một tổ chức giáo hội chặt chẽ, thống nhất để trở thành trung tâm liên kết toàn xã hội trên lĩnh vực tư tưởng. Các tác phẩm văn học nêu trên khá phổ biến trong giới nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, các tác phẩm phần lớn chú trọng tư tưởng Thiền học và văn thơ. Thông qua đó, người nghiên cứu lý 7 giải vai trò của tư tưởng nhập thế Phật giáo thời Lý - Trần tác động đến đường lối xây dựng chính trị, ngoại giao cũng như văn hóa, giáo dục để tiến đến xây dựng nền độc lập chủ quyền quốc gia. 2.3. Các công trình nghiên cứu về tinh thần nhập thế của Phật giáo nói chung và Phật giáo Lý - Trần nói riêng Cũng đã có nhiều bài viết nghiên cứu, tiêu biểu là tác giả Nguyễn Hùng Hậu với “Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần” trong “Phật giáo và văn hóa dân tộc” (Phân viện Nghiên cứu tôn giáo Hà Nội, 1990, tr. 39-45). Tinh thần nhập thế ở Trần Nhân Tông đã được nhìn nhận trong xu hướng chung của tinh thần nhập thế thời kỳ Lý - Trần. Ở đây tác giả cho chúng ta thấy rõ, nhập thế là sự lựa chọn tích cực của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Lý - Trần nói riêng, trong đó Trần Nhân Tông chỉ là một điển hình nổi trội. Tác giả Đỗ Quang Hưng với “Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa” (tạp chí Khoa học xã hội số 9/2006, tr. 58-66). Trong bài viết này, tác giả đã rất đề cao vai trò của Phật giáo trong xã hội hiện đại và những thay đổi của Phật giáo nói chung cho phù hợp với thời đại mới, từ đó chỉ ra nhiệm vụ của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cũng nhấn mạnh, Phật giáo hiện nay là Phật giáo nhập thế. Khái niệm “nhập thế” được tác giả phân tích, chứng minh là không đồng nhất với khái niệm “thế tục hóa” của Phương Tây. Xu hướng nhập thế của Phật giáo được tác giả khảo cứu qua Phật giáo ở Nhật Bản, Trung Quốc và Phật giáo Việt Nam. Tác giả Đới Thần Kinh (Trần Nghĩa Phương dịch) với “Thế tục hóa và thần thánh hóa” (tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 4/2007, tr. 11-17) đã xuất phát từ phân tích khái niệm thế tục hóa của tôn giáo nói chung khi các tôn giáo đều có xu hướng chuyển từ lấy thần thánh làm trung tâm sang lấy con người và xã hội loài người làm trung tâm, từ đó đi đến khẳng định xu hướng của Phật giáo ở Châu Á là Phật giáo nhập thế. Tác giả dường như đã đồng nhất khái niệm “nhập thế” với khái niệm “thế tục hóa” và kết luận “dưới sự chỉ đạo của tinh thần nhập thế, các tôn giáo tích cực tham gia bảo vệ hòa bình thế giới, thúc đẩy các công cuộc phát triển xã hội, phục vụ xã hội”. Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc với “Phật giáo dân gian: con đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam” (tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 8/2008, tr. 25-32) đã phân tích rấtcụ thể khái niệm nhập thế dưới góc độ chức năng, 8 nhiệm vụ của tăng ni, phật tử và đi đến kết luận, Phật giáo nhập thế là Phật giáo từ bi và đắc dụng. Sau đó tác giả phân tích, làm rõ tinh thần nhập thế của Phật giáo dân gian Việt Nam. Tác giả Đặng Thị Lan với “Tìm hiểu về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam” (tạp chí Khoa học xã hội nhân văn số 1/2003) đã chỉ ra tinh thần nhập thế của Phật giáo thể hiện rất rõ ràng ở hai khía cạnh: “dùng đạo để hướng dẫn đời và dùng đời để thực hành đạo”. Tác giả nhấn mạnh “tại thế gian giác” việc giác ngộ thế gian, hiểu rõ thế gian của người tu sĩ Phật giáo. Tác giả Trần Hồng Liên với “Chức năng của Phật giáo đối với vấn đề Kinh tế” (tạp chí Khoa học xã hội số 9+10/2007, tr. 81-89) và “Chức năng của Phật giáo đối với vấn đề xã hội” (tạp chí Khoa học xã hội số 5/2008, tr. 55-65) đã phân tích và làm rõ vai trò, chức năng của Phật giáo ngày càng gia tăng trong các vấn đề kinh tế, xã hội. Tác giả đi đến khẳng định Phật giáo trong xã hội hiện đại là Phật giáo nhập thế, thể hiện ở hai khía cạnh quan trọng là Phật giáo từ bi và trí tuệ. Như vậy, khi nghiên cứu khái niệm “nhập thế”, một số học giả đã đặt trong tương quan với khái niệm “thế tục hóa”, một phần do có sự tương đồng của hai khái niệm này. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ tiếp thu kết quả nghiên cứu khái niệm “nhập thế”, nên khái niệm “thế tục hóa” chỉ được nhắc tới khi có nội dụng liên quan trong xu hướng chung của sự phát triển các tôn giáo hiện đại. Vấn đề nhập thế của Phật giáo không còn phải là một vấn đề mới mẻ, mà đã được các học giả bàn nhiều và bóc tách dưới nhiều khía cạnh khác nhau của nhập thế. Song, nhìn chung, các bài nghiên cứu về vấn đề này còn nói rất chung chung và chủ yếu nhấn mạnh vai trò, tính đắc dụng của Phật giáo trong xã hội hiện đại mà chưa chỉ ra cụ thể Phật giáo nhập thế như thế nào và cũng chưa thấy được tinh thần nhập thế của Phật giáo vốn có ngay từ trong Phật giáo nguyên thủy khi Đức Phật sáng lập tôn giáo này. Tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, người nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu và sáng tỏ vấn đề, nhưng không chỉ dừng lại ở làm rõ khái niệm, luận văn còn chỉ ra lôgic phát triển của vấn đề - đó là mạch nguồn xuyên suốt trong tiến trình phát triển của lịch sử Phật giáo. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn làm rõ tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần và ý nghĩa của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay. [...]... cứu: - Trình bày điều kiện, tiền đề ra đời của tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần - Phân tích và làm rõ vai trò của tư tưởng nhập thế của Phật giáo với đời sống xã hội Việt Nam thời Lý - Trần - Nêu ý nghĩa của tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần đối với xã hội Việt Nam hiện nay 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tư ng nghiên cứu: Đối tư ng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng nhập. .. là tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung tư tưởng nhập thế của Phật giáo triều Lý (1009 - 1225), triều Trần (1226 - 1400) và ý nghĩa của tư tưởng đó đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (từ khi đổi mới 1986) Đây là thời điểm đời sống kinh tế xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước Phật giáo cũng có điều... cực bước vào xây dựng đất nước với một luồng tư tưởng đầy nhân văn và nhà nước đã dựa trên nền tảng tư tưởng này để tổ chức xã hội Nếu như thời Lê - Nguyễn hệ tư tưởng chủ đạo của nhà nước phong kiến là Nho giáo, thời Lý - Trần hệ tư tưởng căn bản dựa trên tư tưởng 19 Phật giáo Còn Đạo giáo và Nho giáo cũng chiếm một phần đáng kể trong tư tưởng Lý - Trần Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ trước và sau... pháp nghiên cứu cơ bản của triết học như phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp phân tích tài liệu… để thực hiện mục đích của luận văn 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần và ý nghĩa của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay - Luận văn có thể làm tài... với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Kết quả nghiên cứu có giá trị thực tiễn của luận văn chỉ ra vai trò và ý nghĩa của tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần đối với xã hội Việt Nam hiện nay 8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn chia thành 2 chương và 4 tiết 10 CHƢƠNG 1 TƢ TƢỞNG NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN 1.1 Điều kiện,... Triết học, Tôn giáo học, Văn hóa học…, đặc biệt việc nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần 9 7 Đóng góp của luận văn Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ hơn tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần và vai trò của nó đối với xã hội Việt Nam đương thời trên các lĩnh vực cơ bản như chính trị, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, trong đó nổi bật lên là vai trò đóng góp của các thiền sư đối với sự nghiệp... tộc, Phật giáo đã minh chứng khuynh hướng nhập thế, bằng tích hợp kiến thức giáo lý nhà Phật với Nho giáo và Đạo giáo nhằm đáp ứng không chỉ tín ngưỡng, tâm linh mà cả phát triển về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa - giáo dục đồng hành cùng xã hội tạo nên một diện mạo rất đặc sắc của Phật giáo Việt Nam 1.1.3 Khái quát diện mạo Phật giáo thời Lý - Trần Lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ X đến thế. .. hoá Đại Việt đa dạng phong phú và đặc sắc của tư tưởng tôn giáo 1.2 Nội dung tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần 1.2.1 Tư tưởng bình đẳng Đạo Phật ra đời trong một xã hội đầy rẫy bất công và sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt Làm cho con người rơi vào nỗi khổ không có lối thoát Sự phân biệt đẳng cấp xã hội nghiệt ngã không chỉ được giáo lý của Bàlamôn bảo vệ mà còn được pháp luật của Nhà... giáo và Nho giáo vào cùng một mục đích chung của công cuộc ổn định xã hội Phát triển theo tư tưởng đó và dựa vào lý thuyết của Tuệ Trung thượng sĩ (Trần Tung), Trần Nhân Tông chủ trương Sống với đời, vui vì đạo” (Cư trần lạc đạo) Đạo Phật thời Lý - Trần đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách thân dân, khoan dung), đối trọng tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo. .. họ đưa đạo đức (pháp luật, đạo đức) vào điều hành chính trị lấy tiêu chí hoà đồng và phát triển quốc gia dân tộc đạo và đời làm một làm việc đời tức là giải thoát Tư tưởng nhập thế của Lý - Trần còn thể hiện ở chỗ “vô chấp”, “phá chấp” để rồi nhập thế và nhập thế cũng tạo ra bản sắc riêng của Việt Nam Bên cạnh đó Phật giáo thời Lý - Trần còn khái quát được những tư tưởng cơ bản như vấn đề bản thể luận, . Lý - Trần. - Phân tích và làm rõ vai trò của tư tưởng nhập thế của Phật giáo với đời sống xã hội Việt Nam thời Lý - Trần. - Nêu ý nghĩa của tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần đối. tƣởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần 57 2.1.1. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần đối với chính trị 57 2.1.2 .Tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần đối với đạo đức 69 2.1.3. Tư tưởng. nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần và ý nghĩa của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay. 9 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Trình bày điều kiện, tiền đề ra đời của tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời

Ngày đăng: 07/07/2015, 10:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan