Phát huy truyền thống gắn đạo với đời, tham gia công tác từ

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhập thế của phật giáo thời Lý - Trần và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 93)

thiện xã hội

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn đề ra những chính sách khuyến khích Phật giáo tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Phật giáo Việt Nam là tôn giáo có tinh thần nhập thế tích cực. Giải thoát không phải trốn chạy, quay lưng với thực tại mà là đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống, là ước vọng xây dựng một xã hội hài hòa và cân bằng. Tinh thần nhập thế của

Phật giáo trong sự đồng hành cùng dân tộc bảo vệ và xây dựng đất nước qua mọi thời kỳ cần được phát huy. Ngay từ thời du nhập, một mặt Phật giáo, mà đại biểu là các nhà sư cùng Phật tử đã tham gia tích cực cùng toàn dân chống lại ách đô hộ của phương Bắc, đồng thời chống lại sự đồng hóa văn hóa. Không phải ngẫu nhiên mô hình kiến lập quốc gia được thiết lập theo kết cấu “Đất vua - chùa làng - phong cảnh Bụt” được giới lãnh đạo quốc gia và Phật giáo luôn nỗ lực xây dựng nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước, cũng là bảo vệ đạo pháp, bảo vệ văn hóa nước nhà. Khi đất nước độc lập kể từ sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, tiếp đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Phật giáo đứng trước một vận hội mới đầy thách thức khi nước nhà bước sang một kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Đường hướng hoạt động của Phật giáo phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu lịch sử dân tộc đang đặt ra. Các thiền sư đã sát cánh cùng các vị vua và quan lại triều đình để hoạch định chính sách quốc gia với hai nhiệm vụ chiến lược: tái thiết đất nước và đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược. Phật giáo đã chủ động đứng trên vũ đài chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần viết nên những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam

Ngày nay,đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thị trường thế giới. Đời sống sinh hoạt của Phật giáo cũng theo xu hướng toàn cầu hóa mà vận hành. Huống chi thuộc tính của Phật giáo là duyên khởi tính, vì thế Phật giáo cũng năng động uyển chuyển trong quá trình hội nhập trên mọi phương diện. Vấn đề trong quá trình hội nhập, Phật giáo vẫn giữ sắc thái riêng của Phật giáo, của dân tộc nhưng đồng thời cũng mang những đặc tính chung của cộng đồng quốc tế, nhân loại, đại đa số chức sắc, nhà tu hành và tín đồ Phật giáo trên khắp các vùng, miền cả nước đã và đang tích cực thực hiện lời răn ân quê hương đất nước trong Tứ ân của nhà Phật. Những năm qua, tăng, ni và đồng bào tín đồ Phật giáo đã tham gia tích cực vào các phong trào phát triển kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nước phát động. Các phong trào như: toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt... đã thu hút đông đảo đồng bào có các tôn giáo nói chung, đồng bào Phật giáo nói riêng tham gia hưởng ứng. Nhiều chức sắc, nhà tu hành và tín đồ Phật giáo đã tham gia tích cực vào các hoạt động của hệ thống chính trị. Nhiều người trong số

họ là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong nhiều khoá. Các phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo cũng đã và đang được đông đảo chức sắc, nhà tu hành và tín đồ Phật giáo thực hiện một cách sáng tạo ở nhiều địa phương trên cả nước. Nhiều chùa đã tạo thêm thu nhập qua việc sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, đan lát, làm đồ chay, làm hương, nến, trồng cây ăn trái, hoặc trồng rừng theo quy mô nhỏ, đặc biệt có chùa đã thành lập công ty để thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiều tín đồ Phật giáo thấm nhuần thuyết “vô thường”, “vô ngã” và “lý duyên khởi” đã nhanh chóng bắt nhịp với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống, làm giàu cho bản thân, gia đình và cho đất nước. Điều răn không tham của nhà Phật được chức sắc, nhà tu hành và các phật tử tiến bộ hiện nay hiểu và vận dụng theo ý nghĩa rất tích cực đó là, cần làm giàu để có điều kiện giúp đỡ, bố thí cho người khác. Chính vì vậy, ở khắp các vùng, miền trên đất nước ta hiện nay đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nhân thành đạt là tín đồ Phật giáo. Nhiều quỹ học bổng dành cho học sinh nghèo hiếu học được các phật tử tổ chức ở nhiều nơi. Nhiều sư sãi tham gia nhiệt tình vào sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo của Nhà nước. Nhiều lớp học tình thương, lớp dạy nghề cho các đối tượng thiệt thòi trong xã hội do các nhà tu hành Phật giáo tổ chức được duy trì thường xuyên, đều đặn ở các địa phương trên cả nước. Nhiều chức sắc, nhà tu hành Phật giáo đã vận dụng linh hoạt những điều răn trong giáo lý, giáo luật của mình để cùng Đảng, Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội đang nảy sinh (Nhiều sư sãi đã tham gia tích cực vào chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước; nhiều chùa nhận tổ chức cai nghiện miễn phí, sau cai nghiện các sư còn thường xuyên thăm hỏi, động viên và tìm kiếm việc làm để đối tượng tái hoà nhập với cộng đồng; nhiều sư tổ chức các khoá tu ngắn ngày với các bài thuyết giảng về đạo đức bổ ích cho thanh, thiếu niên trong các dịp hè; có sư thì tích cực đưa những bài giảng đạo đức của nhà Phật vào trong các trại giam...)

Với tinh thần nhập thế tích cực, ngày nay trên rất nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang động viên, khuyến khích tăng ni, Phật tử tham gia, đặc biệt là việc xã hội hóa công tác giáo dục, y tế và từ thiện xã hội.

Hàng năm, tăng, ni và đồng bào tín đồ Phật giáo đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng chung tay cùng Đảng, Nhà nước xoa dịu những cảnh đời bất hạnh. Theo báo cáo Tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ V (2002 - 2007) và chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì hiện nay, trên cả nước, Phật giáo có 126 tuệ tĩnh đường và hàng trăm phòng thuốc chuẩn trị y học dân tộc đã và đang hoạt động có hiệu quả; có trên 1.000 lớp học tình thương, 36 cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo, trẻ mồ côi, khuyết tật với trên 2.000 em và hơn 20 cơ sở dưỡng lão hiện đang nuôi dưỡng trên 1.000 cụ già neo đơn không nơi nương tựa. Nhiều ngôi chùa đã trở thành mái ấm tình thương nuôi dưỡng những mảnh đời mồ côi, già yếu, bệnh tật... Ở một số địa phương, Ban Trị sự Phật giáo còn mở các lớp dạy nghề miễn phí cho các đối tượng thiệt thòi trong xã hội, mở các văn phòng tư vấn, chăm sóc người nhiễm HIV/AID. Trong vòng 5 năm (từ năm 2002 - 2007), tăng, ni và đồng bào tín đồ Phật giáo đã đóng góp cho các hoạt động từ thiện nhân đạo với số tiền khoảng trên 400 tỷ đồng. Những tấm lòng cao cả của tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáoViệt Nam đã và đang là những việc làm ý nghĩa và thiết thực giúp hàn gắn nỗi đau đồng thời tạo dựng niềm tin vào một xã hội tốt đẹp đối với nhiều người trong cộng đồng. Khẳng định đường hướng hành đạo đúng đắn, khẳng định quyết tâm xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững mạnh và phát triển trong lòng dân tộc, Giáo hội đang từng bước có những đổi mới không ngừng nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của xã hội trong thời đại mới. Kiên định với mục tiêu và đường hướng hành đạo đã đề ra, Giáo hội tiếp tục củng cố, kiện toàn và hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình. Trải quả 30 năm với 6 nhiệm kỳ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục đi theo đường hướng hành đạo Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội mà Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981, đã đề ra và được ghi nhận trong Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Kế thừa và phát huy truyền thống 2000 năm của Phật giáo Việt Nam, những tư tưởng cơ bản, cốt lõi của đạo Phật như tinh thần bi, trí, dũng, vô ngã, vị tha, nhập thế tích cực... vẫn ngày ngày được các tăng ni, tín đồ thực hiện. Các tầng lớp nhân dân, trong đó có tín đồ các tôn giáo ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tin vào công cuộc đổi mới đất nước. Tín đồ Phật giáo ngày càng thấy rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ chính

quyền cơ sở trong sạch và vững mạnh. Ở nhiều địa phương, chính quyền kết hợp với Giáo hội Phật giáo và tăng, ni, Phật tử giải quyết những điểm nóng phát sinh, những thủ đoạn lợi dụng tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền để gây chia rẽ khối đoàn kết toàn dân. Bên cạnh đó, nhiều chức sắc, nhà tu hành Phật giáo còn phối hợp tích cực với chính quyền để tổ chức tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức cho các tầng lớp nhân dân tham gia ý kiến đóng góp về sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền; giám sát về đạo đức, tác phong, năng lực làm việc của cán bộ, đảng viên... góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, chính quyền vững mạnh, tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền và nhân dân. Các hoạt động nói trên của Phật giáo không chỉ góp phần phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, mà còn góp phần phát huy tinh thần làm chủ, ý thức tự quản, đoàn kết của đồng bào có đạo, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. Những hoạt động thiết thực đó rất cần thiết phải được biểu dương và khuyến khích phát huy.

Có thể nói, chức sắc, nhà tu hành và đông đảo đồng bào tín đồ Phật giáo đã và đang biến tình yêu quê hương đất nước thành hành động thực tế ngay trên quê hương mình. Phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội đã và đang được thực tế chứng minh là phương châm hành đạo tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của dân tộc và thời đại.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhập thế của phật giáo thời Lý - Trần và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 93)