chấn hưng đạo đức xã hội
Có thể nói, đạo đức Phật giáo đã thực sự ăn sâu vào đạo lý truyền thống dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của con người. Người Việt tiếp nhận Đạo Phật không phải chỉ là nội dung triết lý ẩn chứa trong đó, mà quan trọng hơn là những hành vi đạo đức mang tính thiện. Trong hoàn cảnh diễn biến phức tạp của qúa trình toàn cầu hoá hiện nay, những vấn đề về đạo đức, hoàn thiện nhân cách không được chú ý đúng mức thì sự phát triển của xã hội sẽ trở nên lệch lạc, không vững chắc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã khẳng định mục tiêu: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan
dung, tôn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội… Con người hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, chí tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Là một trong những yếu tố hun đúc nên đạo đức truyền thống của dân tộc trong suốt hàng nghìn năm, đạo đức Phật giáo ngày nay vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị tích cực, có thể góp phần xây dựng đạo đức, nhất là tính hướng thiện, bác ái của con người. Đạo Phật đã tạo dựng cho các tín đồ, Phật tử một niềm tin vào luật nhân quả, vào vô thường, vô ngã… Niềm tin ấy sẽ chi phối ý thức đạo đức của con người, không chỉ ảnh hưởng đối với Phật tử mà còn lan toả và tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Nó tạo ra cho con người một sức mạnh tinh thần để vượt lên cám dỗ vật chất, những trắc trở trong cuộc sống, hướng họ vào một lý tưởng sống tốt đẹp, vị tha. Tình thương và lòng nhân ái có thể giúp con người hạn chế bớt tính ích kỷ, từ bỏ tham, sân, si cốt lõi của những thói xấu, những mâu thuẫn, xung đột và bạo hành trong xã hội. Khi đề cập đến vai trò của Phật giáo trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức của con người Việt Nam hiện nay, không thể không xét đến đối tượng là những nhà tu hành, trí thức Phật giáo những người được trực tiếp tiếp xúc với kinh sách, am hiểu mục đích, giáo lý nhà Phật. Ngày nay, trình độ của các tăng, ni, các chức sắc, tín đồ được nâng cao. Sự giác ngộ về giáo lý và văn hoá sẽ chi phối suy nghĩ và hành động của tầng lớp này, hướng họ sống theo những lý tưởng mà Phật giáo đề ra. Hành vi đạo đức của những người có tín ngưỡng tôn giáo bị chi phối bởi niềm tin tôn giáo, khiến con người có thái độ thành kính, thực hiện một cách tự giác, nghiêm túc những điều Phật dạy trong đời sống. Hiện nay, ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các thành phố lớn, trong các ngày lễ của Phật giáo, người đi chùa rất đông. Những người đến chùa thuộc đủ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, không chỉ là các cụ già mà còn có đông đảo những thanh thiếu niên, sinh viên, tri thức, những người buôn bán và cả cán bộ, công nhân, viên chức… Đa số người dân hiện nay tuy mức độ khác nhau nhưng đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Những triết lý cao siêu, bác học của Phật giáo hầu như chỉ ảnh hưởng tới tầng lớp trí thức Phật giáo, những nhà tu hành, còn với một bộ phận dân chúng, họ đi chùa vì thấy những lời dạy của Phật giáo phù hợp với đạo đức xã hội, và một phần còn có tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có
lành”. Dù mức độ tác động của giáo lý Phật giáo đối với xã hội rất khác nhau nhưng thông qua lễ bái, sinh hoạt tôn giáo, con người muốn theo các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo. Đây chính là dịp để con người tĩnh tâm, hoàn thiện bản thân sau những lo toan tính toán đời thường. Đồng thời, cũng không thể phủ nhận, hàng năm các lễ hội Phật giáo thu hút không chỉ Phật tử mà còn cả những người ngoài đạo. Điều này cũng có tác dụng tăng cường sự hiểu biết và quan hệ lương - giáo, thắt chặt tình cảm cộng đồng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc… Những lý tưởng cao đẹp của nhà Phật, triết lý sống giản dị, đạo đức của đạo Phật đã và đang hấp dẫn con người Việt Nam cả trong quá khứ cũng như trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đạo đức xã hội mà Phật giáo hướng đến không hoàn toàn bó hẹp trong phạm vi quan hệ giữa người với người, cá nhân với xã hội mà còn trong chính mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hay còn gọi là đạo đức sinh thái. Chẳng hạn, ở giới luật thứ nhất: không sát sinh, chúng ta đã thấy ý nghĩa của giới này đối với vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ cân bằng sinh thái. Phật giáo Việt Nam đã thể hiện vai trò định hướng cho các cá nhân, xã hội trong việc thoát bỏ cái ác, cái xấu hướng đến các giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Như vậy, Phật giáo trong suốt quá trình lịch sử đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với vấn đề về tinh thần đoàn kết và giáo dục đạo đức xã hội. Có thể thấy những biến đổi xã hội hiện nay đã khiến các giá trị bị tác động không nhỏ. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh chóng, xuất hiện lối sống thuần túy chạy theo lợi ích vật chất, lãng quên các giá trị tinh thần, chạy theo danh vọng tiền tài mà quên lãng việc hoàn thiện nhân cách. Đạo đức Phật giáo trong trường hợp này đóng vai trò không kém phần quan trọng đến sự hình thành đạo đức con người. Có thể khẳng định rằng từ trong lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong việc hình thành những quan niệm rất tích cực, nhân bản. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức mà Phật giáo đề cập đến đã đi vào cuộc sống và được duy trì cho đến tận ngày nay. Chẳng hạn như giá trị mà Phật giáo đề cao thực sự hữu ích trong cuộc sống hiện đại ẩn chứa nhiều nguy cơ làm khuynh đảo các giá trị trong xã hội. Từ bi sẽ làm cho con người không trở nên vị tha, nhân ái, khoan dung độ lượng có tác dụng làm thức tỉnh lương tâm mỗi con người… Đời sống hiện thực với những rủi to, bất trắc đã khiến con người ngày càng hướng về các giá
trị, lời khuyên đạo đức của đức Phật để cân bằng tâm lý. Tri thức Phật giáo trong chừng mực nhất định đã áp dụng được nhu cầu tâm lý của con người Việt Nam hiện đại. Chính vì lẽ đó mà nhiều phạm trù đạo đức của Phật giáo vẫn tiếp tục được lưu trữ, sử dụng cho đến nay. Tư tưởng từ bi, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn của nhà Phật vẫn được người Việt tiếp thu và phát huy trong điều kiện kinh tế thị trường. Những qui tắc đạo đức Phật giáo có nét tương đồng với chuẩn tắc đạo đức xã hội vẫn đang được nhiều người tin theo, định hướng cho họ đời sống thực tiễn. Không những thế, với chủ trương “Phật pháp với đời sống, đời sống với Phật giáo”, đạo Phật ngày nay đã bổ sung những tri thức, chuẩn mực đạo đức phù hợp với thời đại… Điều này cũng đã góp phần làm phong phú nền đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Những quan niệm về Thập thiện, Tứ ân, thuyết nhân - quả, luân hồi, nghiệp báo... mặc dù còn mang nặng tính thần bí, siêu hình, song cái có ý nghĩa nó đã đưa lại cho cá nhân một thái độ sống có trách nhiệm, trước hết là với bản thân, góp phần răn đe, hạn chế suy nghĩ, lời nói và hành động không đúng đắn. Trong cơ chế thị trường hiện nay, bản năng ích kỷ trong con người dễ có cơ hội nảy sinh và phát triển. Dục vọng, đam mê đồng tiền và sự sùng bái vật chất làm cho một bộ phận người trong xã hội quyết tâm làm giàu bằng mọi giá bất chấp tình nghĩa, đạo hạnh, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của người khác. Trước hiện trạng ấy, Phật giáo với thuyết nghiệp báo luân hồi và tư duy dân giã “ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo”, "đời cha ăn mặn đời con khát nước", với sự thưởng phạt ở kiếp luân hồi... đã có tác dụng kìm hãm những hành vi thái quá, cực đoan, phi nhân tính, phản văn hóa ở con người. Bất kể quốc gia nào dù có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, có nền chính trị vững vàng, có nền tài chính công khai và minh bạch đến đâu thì nhiều lắm cũng chỉ ngăn ngừa ở mức độ nhất định những bất công, dối trá và tội ác. Vì thực ra đó cũng chỉ là những tác nhân ngoài ta, mà tác nhân ấy có giới hạn của nó. Luật pháp chặt chẽ đến đâu vẫn có chỗ cho "tham, sân, si" tồn tại và phát triển. Nếu trong xã hội, cá nhân mỗi người, tự ta kiểm soát trong ta để hạn chế những đam mê dục vọng như giáo thuyết của nhà Phật đã dạy thì đó phương pháp có hiệu quả nhất để hạn chế những tội ác, dối trá. Như vậy, đạo đức, văn hóa Phật giáo hiện còn có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng lối sống mới nói riêng. Việc chủ động
phát huy những giá trị tích cực của nó nhằm hướng ảnh hưởng của Phật giáo có lợi cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
Như vậy, người Việt hướng tới đức Phật với đức tâm thành kính, tạo thành sức mạnh tâm linh, tinh thần giúp họ vượt qua những trắc trở, cám dỗ để đạt đến cuộc sống tốt đẹp, chân thiện. Khi mà cơ chế thị trường vẫn đang bộc lộ những mặt tiêu cực của nó thì Phật giáo với những qui tắc, chuẩn mực đạo đức cộng với niềm tin đạo đức riêng mình vẫn còn có những tích cực, là chỗ dựa tinh thần trong quần chúng nhân dân.
Kết luận chƣơng 2
Tóm lại, chương hai của bản luận văn tập trung làm rõ hai phần chính: thứ nhất là trình bày về giá trị tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần và ý nghĩa của nó với xã hội Việt Nam hiện nay.
Nội dung thứ nhất, người nghiên cứu đi làm rõ giá trị tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần với tinh thần vô chấp, phá chấp, các thiền sư thời Lý - Trần không câu lệ vào lễ nghi, giới luật của Phật giáo và nổi tiếng nhất câu nói của Tuệ Trung Tự Thượng Sĩ “hoà quang đồng trần” tức là hoà ánh sáng của đạo với cuộc đời, nền chính trị từ bi là đặc điểm của chính trị Lý - Trần. Và nhập thế cũng tạo ra được cái bản sắc riêng của Việt Nam, nhiều thiền sư cống hiến cho đạo và nhập thế nhưng không bị ràng buộc (cuộc sống là một cuộc đời đi chơi). Từ đó, tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần gắn liền và đồng hành trong vận mệnh của dân tộc, lý tưởng nhập thế của các thiền sư gắn liền với lý tưởng bảo vệ xây dựng dân tộc của nhân dân trên nền chính trị đức trị, xem việc lợi ích của dân tộc là lợi ích của chính bản thân mình.
Với nội dung thứ hai người nghiên cứu đưa ra ý nghĩa tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý - Trần đối với xã hội Việt Nam hiện nay qua việc phân tích những bài học của lịch sử rút ra trong giai đoạn hiện nay để xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ và đường lối chính trị nhân bản, đồng thời tư tưởng nhập thế cũng đã củng cố được khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc dựng nước, giữ nước, phát triển dân tộc; đưa ra nhiệm vụ gắn đạo với đời, hướng đến giải quyết các vấn đề cụ thể của đời sống, tu hành không tách rời hiện thực đồng thời cũng hướng tới giá trị giáo dục đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
Sau thờ i kỳ đầu du nhâ ̣p ở thế kỷ thứ nhất và thứ hai , trực tiếp từ nguồn gốc Ấn Đô ̣, điều đã cho phép sự phát triển Phâ ̣t giáo rất sớm ở Viê ̣t Nam , vào những thế kỷ sau , Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam đã có sự giao tiếp với Phâ ̣t giáo Trung Hoa, tiếp nhận những thâm nhâ ̣p mới. Trong giai đoa ̣n du nhâ ̣p, Phâ ̣t giáo Việt Nam đã bước đầu tự hình thành nên tư tưởng thiền đi ̣nh đầu tiên . Cùng với sự thâm nhâ ̣p của Phâ ̣t giáo phương Bắc sau đó , các thiền phái như Tỳ Ni Đa Lưu Chi , Vô Ngôn Thông , Thảo Đường đã phát triển mạnh mẽ . Trong bối cảnh của một dân tô ̣c bi ̣ đô hô ̣, Phâ ̣t giáo đã tự nhâ ̣n lấy cho mình trách nhiê ̣m chăm lo đối với dân chúng . Họ, những sư sãi Phâ ̣t giáo , đã nhâ ̣n phần công viê ̣c da ̣y ho ̣c , hốt thuốc, trị bệnh, ma chay, tế lễ, đi ̣nh viê ̣c xây cất , làm ăn… cho mo ̣i người, và bao trùm lên tất cả, là sự hun đúc một tinh thần độc lâ ̣p dân tô ̣c. Chính từ chỗ tinh thần về mô ̣t nền đô ̣c lâ ̣p đó vẫn tồn ta ̣i , nên cho dù đã 1.000 năm bị đô hô ̣ mà Đinh Bô ̣ Lĩnh đã có thể hoàn tất vi ệc xây dựng một triều đa ̣i đô ̣c lâ ̣p đầu tiên sau ách thống tri ̣ phương Bắc.
Trải qua Đinh , Lê, Lý, Trần, dù các tăng sĩ chỉ can dự trực tiếp vào chính sự ở giai đoạn đầu, nhưng vi ̣ trí, vai trò của Phâ ̣t giáo đã ngày càng phát triển, đa ̣t đến đô ̣ cực thi ̣nh vào thời Trần , và chỉ suy thoái từ nửa sau thế kỷ XIV. Sự phát triển của Phâ ̣t giáo trong những thời kỳ li ̣ch sử này , vớ i tinh thần nhâ ̣p thế thể hiê ̣n ở những mức đô ̣ khác nhau , không hề đ ứng trên tư tưởng thống tri ̣, quyền lực và quy ền lợi, Phâ ̣t giáo đã thực thi mô ̣t tinh thần khoan dung, độ lượng, hòa hợp đối với dân chúng , đối với kẻ đi ̣ch, và cả đối với những tư tưởng giáo lý khác. Những điều này không nhữ ng làm cho Phâ ̣t giáo đứng ở trung tâm của hoạt động chính trị , văn hóa, xã hội giai đoạn thế kỷ X - XIV, thâ ̣m chí có những lúc là quyết đi ̣nh vâ ̣n mê ̣nh quốc gia (trường hợp Lý Công Uẩn lên ngôi ), mà đối với bản thân , nó đã xây dựng cho mình mô ̣t tư tưởng Phâ ̣t giáo , mô ̣t giáo hô ̣i Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam đô ̣c lâ ̣p , mang bản sắc riêng, và lớn hơn thế n ữa, nó còn tạo nên bản sắc văn hóa , bản sắc chính trị trong giai đoạn lịch sử này, tạo nên bản sắc của dân tộc ta khi đó.
Với sự sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử của vua Trần Nhân Tông, Phật giáo Việt Nam thực sự đã mang bản sắc riêng. Đây là giai đoạn thống nhất tư tưởng của các thiền phái, hình thành hệ tư tưởng “cư trần lạc đạo”. Dòng thiền này ra đời đáp ứng yêu cầu của đất nước Đại Việt là xây
dựng một đất nước độc lập tự chủ không chỉ về lãnh thổ mà còn trên cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và cả tôn giáo. Sự đi xuống của Phâ ̣t giáo sau đó, từ nửa sa u thế kỷ XIV , là một điều hoàn toàn hợp tính quy luật , khi mà một hệ tư tưởng tôn giáo không còn có sự ủng hộ của những quyền lực thế tục. Nhưng dù vâ ̣y, tinh thần hòa hợp Phâ ̣t giáo - dân tô ̣c đó mãi mãi là mô ̣t