Tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý Trần đối với giáo dục, văn

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhập thế của phật giáo thời Lý - Trần và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 78)

văn hóa, nghệ thuật

Thời Lý - Trần Phật giáo trở thành chủ đạo trong mọi sinh hoạt văn hoá xã hội. Tác giả Nguyễn Đức Sự đã nhận xét về vai trò của Phật giáo ở triều Lý - Trần như sau: “Lúc ấy nho sĩ còn thưa thớt, cho nên nhà chùa cũng là nơi đào tạo những sư tăng giữ vai trò là những phần tử trí thức của thời đại. Nhà sư đóng vai trò là thầy thuốc chữa bệnh cho dân. Ở nông thôn, ngôi chùa không những là nơi quy tụ sự tín ngưỡng mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá hội hè và văn nghệ của quần chúng. Từ thời Ngô đến thời Lý - Trần, Phật giáo đã để lại những dấu ấn trên mọi mặt văn hoá tinh thần của đất nước. Nó có ảnh hưởng rõ rệt đối với thơ văn và nghệ thuật, nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Thơ văn thời Lý - Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo không những về mặt nội dung tư tưởng mà cả về mặt ngôn ngữ và hình tượng. Qua

sinh hoạt và lễ nghi của nhà chùa, Phật giáo còn tác động đến tư tưởng, tâm lý, phong tục và nếp sống của đông đảo nhân dân ở các làng xã” [47, 158].

Trong lĩnh vực giáo dục, khoa cử, thời kỳ đầu nhà Lý nền giáo dục Đại

Việt chủ yếu là Phật học. Khi Ngô Quyền giành được độc lập giáo dục phong kiến chủ yếu đọng lại ở tầng lớp tăng lữ, biểu hiện ở học vấn của các nhà sư tham chính trong buổi đầu xây dựng nền độc lập tự chủ. Thời Lý - Trần các sư tăng cũng đồng thời là những trí thức trong xã hội. Trong phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi có sư Vạn Hạnh, Viên Thông, Sùng Phạm đều là những trí thức lớn thông suốt tam giáo, giỏi cả tiếng Phạn và tiếng Hán như Maha... Không phải ngẫu nhiên cho tới nay mà vẫn có từ “thầy chùa”. Thầy chùa phản ánh một cách trung thực và chính xác trong buổi đầu dựng nước và giữ nước, nhà chùa chính là nơi học tập kiến thức, là trường học, xây dựng nếp sống văn hoá và chính các nhà sư là người dạy học cho đại đa số quần chúng, được quần chúng tôn gọi là “thầy”. Có những chùa lớn là trường dạy tăng sĩ giữ vai trò những phần tử trí thức của thời đại, cũng có nhiều chùa cho con em nhân dân học để biết chữ. Các thiền sư phái Vô Ngôn Thông cũng giống như phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đều là những trí thức đương thời, từ nhỏ nhiều người đã học Nho như Khuông Việt, Tịnh Giới, Mãn Giác... Nhiều người thông Tam giáo như Thông Biện, Hiện Quang. Chính vì là những bậc tri thức lớn nên các Thiền sư đã có công lớn trong việc giúp vua, giúp nước phát triển văn hoá.

Khoa cử thời kỳ đầu chủ yếu là dựa vào những người hiền tài thông thạo Phật giáo, Đạo và Nho giáo. Kể từ thời Lý đến mãi sau Nho giáo mới giành được địa vị độc tôn trong giáo dục khoa cử. Thời Lý và nửa đầu thời Trần, Nho giáo chưa phải là nội dung duy nhất trong học tập và thi cử. Tình hình phát triển đến mức cực thịnh của Phật giáo thời Lý - Trần cũng như ảnh hưởng của vai trò tăng lữ trong thời kỳ này đã chi phối mọi mặt trong sinh hoạt của xã hội, trong đó có giáo dục khoa cử. Trong nền quốc học được thiết lập vào triều Lý, những kiến thức của Nho, Đạo, Phật đều được coi trọng. Năm 1150, triều đình quyết định đem Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo để thi kẻ sĩ. Ai đỗ thì cho xuất thân. Tam giáo không chỉ có ở thời Lý (năm 1195, triều Lý Cao Tông) mà còn cả ở buổi đầu thời Trần (năm 1247, triều Trần Thái Tông). Về các khoa thi Tam giáo thời Lý - Trần, ông Phan Huy Chú có nhận xét: “Đời Lý - Trần đều tôn chuộng Phật giáo và Đạo giáo, cho nên buổi

ấy chọn người muốn thông được cả hai giáo ấy, dù là chính đạo hay dị đạo, đều tôn chuộng không phân biệt, mà học trò đi thi khoa ấy (khoa Tam giáo) nếu không học rộng biết nhiều thì cũng không đỗ được” [1, 5]. Vào năm 1299, sử cũ cho hay nhà nước còn cho in sách khoa giáo nhà Phật phát hành cho trong nước. Sự có mặt của Phật giáo trong một số khoa thi thời kỳ này biểu hiện quá trình giao lưu tiếp xúc với văn hoá nước ngoài Phật giáo đã bén sâu đến mọi tầng lớp nhân dân có vai trò nhất định đối với thời kỳ dựng nước và phát triển đất nước.

Trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật, Phật giáo thời Lý- Trần không chỉ

ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị, đến đường lối trị nước, an dân của giai cấp cầm quyền đương thời mà còn góp phần làm phong phú nền văn hóa Đại Việt. Phật Giáo đã ảnh hưởng trực tiếp đến văn học nghệ thuật trong giai đoạn này. Khi Phật giáo trở thành chủ đạo trong mọi mặt của đời sống xã hội, những cảm xúc sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài Phật giáo đã thực sự hòa nhập vào đời sống văn hóa, tư tưởng của thời đại.

Các tác phẩm văn học là một tư liệu quan trọng trong việc tìm hiểu đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội, bởi văn học chính là sự phản ánh tư tưởng, tình cảm của một triều đại. Và các tác phẩm văn học thời đại Lý - Trần cũng đã thể hiện rõ nét đời sống văn hóa tinh thần của cha ông ta thuở ấy.

Các tác phẩm văn học thời Lý - Trần chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhân sinh quan Phật giáo, có thể ở chủ đề cảnh chùa, cảnh Phật hoặc các triết lý Phật giáo. Nghĩa là có sự hòa nhập sâu sắc giữa đạo và đời, giữa cảm hứng sáng tác với xúc cảm tôn giáo. Những tiếng nói văn học ấy không do những tác giả chuyên nghiệp, mà do phần nhiều các sư trong quá trình hành đạo xúc cảm mà sáng tác, hoặc do các tri thức Phật học, trong đó có nhiều tác phẩm do các vua và quan sáng tác. Vì thế nội dung trong sáng tác ấy bị ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng Phật giáo bác học. Những thành tựu văn học thời này được tổng hợp lại trong 3 tập thơ văn Lý - Trần, trong đó phần lớn là các tác phẩm về đề tài Phật giáo. Văn học Phật giáo thời kỳ này phản chiếu tinh thần từ bi bác ái, hòa đồng và thanh thoát của đạo Phật. Sự phát triển văn học Phật giáo thời kỳ này chứng tỏ các tác giả thực sự yêu mến, am hiểu về Phật pháp, bởi để có được sáng tác văn học phải có sự say sưa của cảm xúc tâm hồn.

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, không thời kỳ nào có các sáng tác văn học nào mang đậm tinh thần Phật giáo có giá trị nhân văn Phật giáo sâu sắc như thời Lý - Trần. Chỉ ở thời Lý - Trần, khi Phật giáo trở thành tư tưởng chủ đạo trong hầu hết các lĩnh vực văn hóa của xã hội, sáng tạo văn học về đề tài Phật giáo mới thực sự hòa nhập vào đời sống văn hóa tinh thần của cả triều đại. Phật giáo trở thành nguồn cảm hứng cho văn học đúng với nghĩa tích cực nổi bật rực rỡ ở thời Lý - Trần.

Dưới triều Lý (1010 - 1224), việc giáo dục, thi cử tổ chức có hệ thống và Phật giáo cũng lan tỏa rất mạnh. Nhiều sách vở thơ văn trong thời kỳ này hầu hết là tự tay phái Tăng già, hay ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của phái ấy. Các nhà sư nổi tiếng thời kỳ này có Ngộ Ấn, Viên Chiếu, Cửu Chi, Viên Học, Thông Biện, Minh Không…

Sư Viên Chiếu (999 - 1090) có trước tác những sách như: Dược Sư Thập Nhị nguyện văn, Thập Nhị Bồ Tát Hạnh Tu Chứng Đạo Tràng, Tham Đồ Thiền Quyết… Tăng Thống Khánh Mỹ (1067 - 1142) có soạn Ngộ Đạo Thi Ca Tập; sư Bảo Giáp (1080 - 1151) có soạn những sách: Viên Thông Tập, Chư Phật Tích Duyên Sự, Hồng Chung Văn Bi Ký, Tăng Già Tạp Lục, Hòa Thượng Huệ Sinh (? - 1203) có soạn những sách: Thích Đạo Khoa Giáo và Nam Tông Tự Pháp Đồ.

Như vậy, suốt triều Lý, Phật giáo hầu như chi phối toàn thể văn học Việt Nam. Vua tôi nhà Lý cũng đã sáng tác nhiều bài thơ để tặng, đáp các vị thiền sư, Lý Thái Tông có bài thơ khen sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruici). Thượng thư Đoàn Văn Khảm có bài thơ tặng sư Quảng Trí. Phải nói rằng các thiền sư thời Lý trong sáng tác văn thơ họ đã đạt tới chỗ rực sáng, với quan niệm của người nhập thế nhúng tay vào hành động nhìn bao quát cả thiên nhiên lẫn nhân sự, thấy nhân và quả, phương tiện và cứu cánh đã chằng chịt với nhau. Mà người nắm được yếu quyết hành động phải là người có pháp lực siêu phàm, tự vượt mình khỏi vòng ràng buộc của nghiệp quả:

Trạch đắc long xà địa khả cư Dã tình chung nhật lạc vô dư Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư

Chọn nơi địa thế đẹp sông hồ Vui thú tình quê quen sớm trưa

Có lúc trèo lên đầu chót núi Kêu dài một tiếng lạnh hư vô. [6, 69]

Một tứ thơ thật chưa từng ai dám nghĩ ra, tứ thơ khiến người đọc thấy rợn người về điểm thiền sư băng mình lên đỉnh núi, thổi phồng một hơi sáo miệng mà làm lạnh cả bầu trời. Tất cả cái thần tình của thơ đã nằm trong ba chữ “Hàn Thái Hư”. Chính cảm tưởng làm lạnh thái hư (bầu trời, chỗ đất trống rỗng) thoát sinh tự quan niệm vũ trụ nhân sinh đã là một xúc động của tâm linh. Khi đến tột đỉnh núi cao, xa nhân loại và muôn loài, nhà thơ thấy mình sống với hoang sơ, với cái bản thể hư linh tịch mịch có trước thiên đại là thái hư nên khi thổi một hơi sáo thì có cảm tưởng làm ghê lạnh tới cái bản thể ấy. Qua tiếng sáo đã truyền hơi lạnh vào trong người mình vào bầu thái hư ấy làm cho nó cũng lạnh.

Với văn chiếu lệnh trong thời kỳ này cũng đã tiến nhiều: Tờ chiếu của Lý Thái Tổ (1010 - 1028) trước khi dời đô vào Thăng Long, tờ di chiếu của Lý Nhân Tông (1012 - 1127) khuyên vua kế vị và định thần làm đám tang mình theo chính sách kiệm ước của Hán Văn Đế, bài bố cáo của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) sau khi đánh thắng Nùng Tồn Phúc, bài hịch của Lý Nhân Tông trước khi thân chính động Masa, đều là những áng văn chương hùng hậu, cổ kính. Ngoài ra cũng phải kể đến bài thơ của Lý Thường Kiệt làm nâng cao tinh thần bất khuất của dân tộc ta.

Sang đời Trần (1225 - 1400) văn học đã tiến đến một trình độ khá cao. Những tác phẩm xã hội trong thời kỳ này gồm đủ các thành phần: triết học, sử học, hình học, luật học, thi phú, tiểu thuyết…

Đời Trần, đạo Nho đã được vua quan và dân chúng tôn sùng. Tuy vậy, Nho giáo cũng chưa chiếm địa vị độc tôn, vì Phật giáo rất thịnh và Lão giáo cũng được tự do phát triển.

So với thời Lý thì thời Trần có những điểm nổi trội hơn. Các vua Thái Tông (1225 - 1258), Thánh Tông (1258 - 1278), Nhân Tông (1279 - 1293), Minh Tông (1314 - 1329), Nghệ Tông (1370 - 1372) đều có ngự tập, Anh Tông (1293 - 1314) có soạn tập Thủy Văn Tùy Bút. Các danh thần, danh Nho, danh Tăng cũng đều có thi tập: Trần Quang Khai (1241 - 1294) có Lạc Đạo

tập; Phạm Sư Mạnh có Hiệp Thạch Tập; Trần Nguyên Đán (1320 - 1390) có Băng Hổ Ngọc Hắc tập, Nguyễn Phi Khanh (Thế kỷ XIV - XV) có Nhị Khê tập; Sự Huyền Quang (1254 - 1334) có Ngọc Tiên tập…Tiếc rằng, đến nay không còn tập nào nguyên vẹn vì đã bị giặc Minh thu lấy đem về Tàu. Nên mỗi thi gia chỉ còn lại một ít bài chép trong Toàn Việt thi Lục của Lê Quý Đôn và trong Hoàng Việt Thi Thi Tuyển của Bùi Huy Bích. Các văn gia đời Trần thì trước hết phải kể Lê Văn Hưu (Thế kỷ XIII) tác giả bộ Đại Việt Sử Ký, Hà Tống Thốc, tác giả hai bộ sử Việt Nam Thế Chí và Việt Sử Cương Mục; Lê Tắc (Thế kỷ XIII - XIV) có soạn bộ An Nam Chí Lược… Ngoài các bộ sử kể trên, những tác phẩm sau cũng rất quan trọng như: Bình thư Yếu Lược, Vạn Kiếp Bí Truyền và Hịch Tướng Sĩ Văn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (? - 1300); Tứ Thư thuyết ước Thất Trâm Sớ của Chu An; Vạn Ngôn Thư của Lê Cảnh Tuân (Cuối Thế kỷ XIV - Đầu Thế kỷ XV); Ngọc Tinh Liên Phú của Mạc Đĩnh Chi (Thế kỷ XIV); Bạch Đằng Giang Phú, Linh Tứ Pháp Ký và Khai Nghiêm Từ Bi Văn của Trương Hán Siêu (? - 1354); Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên (nhất thiết cho là của một tác giả thời Lý); Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông; Đoạn Sách Lục của Pháp Loa (1284 - 1330); Thiền Uyển Tập Anh hoặc Đại Nam Thiền Uyển Tập Đăng Tập Lục của một tác giả đời Trần nhưng không truyền tên lại. Ngoài ra còn thơ Hồ Quý Ly và cũng là tác giả của sách Minh Đạo gồm 11 thiên (năm 1392).

Kế đến phải kể đến sách Thiền Tông Chỉ Nam và Lục Thời Sám Hối Khóa Nghi của vua Trần Thái Tông, một kinh điển văn bản ghi dấu ấn một giai đoạn lịch sử mới, cải tiến cả nề nếp tu hành của đời trước và tạo điều kiện cho sự xây dựng cả một dòng tu cho đời sau. Thứ đến Trúc Lâm Đại Sư Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục do Trần Nhân Tông viết, có bài tựa của Trần Khắc Chung, nhiều bài tán của các vị đương thời và hơn 50 bài thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ góp lại.

Ngoài ra có: Trần Thái Tông Ngự Tập, cả tập đã thất truyền còn hai bài. Trần Thánh Tông thi tập nay còn 5 bài. Trần Nhần Tông Thi Tập nay còn hơn 20 bài, Đại Hương Hải Ấn Thi Tập của Trần Nhân Tông tựa của Trần Minh Tông. Thủy Vân Tùy Bút của Trần Anh Tông nay còn 8 đến 9 bài. Minh Tông Thi Tập nay còn hơn 10 bài, Nghệ Tông Thi Tập Sầm Lâu Tập

của uy Văn Vương Trần Quốc Toản nay không còn, Lạc Đạo Tập của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải.

Về thể loại truyện ký có Cơ Cấu tập của Trần Thánh Tông, Di Hậu Lục của Trần Thánh Tông hai quyển để dạy Hoàng tử, Trung Hưng Thập Lục của Trần Nhân Tông ghi việc bình giặc Nguyên, Bảo Hòa điện dư bút của Trần Nghệ Tông để dạy Phế Đế, tựa của Đào Sư Tích. Ngoài nhưng tác phẩm khác có tính cách tôn giáo, phải đặc biệt kể đến tập truyện ngắn gồm 28 truyện của Lý Tứ Xuyên nhan đề Việt Điện U Linh Tập. Ngoài ra còn có những tác phẩm nhỏ khác, nhưng cũng rất xuất sắc. Đó cũng là những bài phú, mà Lê Quý Đôn trong Kiến Văn Tiểu Lục đã phải lớn tiếng ca tụng: Đời Trần có nhiều bài phú lạ kỳ, hùng vĩ, trôi chảy, tươi đẹp. Văn trí và cách điệu gần giống lối phú đời Tống. Còn những bài biểu viết bằng lối văn từ học có chép trong bộ Quốc Triều Hiến Chương Tập của Trần Văn Mô (đời Lê) được nhắc lại trong Kiến Văn Tiểu Lục và một bài vừa bia, vừa minh khắc vào chuông đồng bia đá nữa.

Ngoài những tác phẩm bằng Hán văn đã kể, còn cái công lớn của nhà Trần là khơi mào ra việc dùng chữ Nôm làm thi văn. Ta có thể hiểu đây là một việc làm táo bạo đối với người thời bấy giờ, một cuộc cách mạng về văn chương, nói không lấy gì làm ngoa, khi nhớ rằng kẻ học chữ Nho, chữ của Thánh hiền vẫn còn mặc cảm vẫn coi tiếng Nôm là nôm la mách qué, không đủ chất sang trọng để làm văn thơ.

Còn bài cuối cùng Phụ Hậu Ngô Đạo nhân duyên đẳng kệ gồm hai tờ văn xuôi, 2 đến 5 tờ văn kệ và trang cuối mang niên hiệu, tên Sa môn Liễu Viên Bảo Sa Di Ni Diệu Thuần đem khắc lại và đem tên chùa Liên Hoa là nơi Liễu Viên trụ trì và cũng là nơi tàng trữ bản sách này.

Có thể thấy qua di sản văn học giai đoạn này Phật giáo chính là cảm hứng tư tưởng chủ đạo của nền văn chương Việt Nam, nó đã để lại cho văn học nước nhà nhiều tác phẩm bất hủ, những áng thi ca diễm lệ, thanh thoát có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhập thế của phật giáo thời Lý - Trần và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 78)