Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay (nghiên cứu thực tế tại Thị xã Sơn Tây)

96 802 0
Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay (nghiên cứu thực tế tại Thị xã Sơn Tây)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY (Nghiên cứu thực tế tại Thị xã Sơn Tây) LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY (Nghiên cứu thực tế tại Thị xã Sơn Tây) LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Thị Hòa Hới Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay (nghiên cứu thực tế tại Thị xã Sơn Tây) là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ nguồn, đảm bảo tính khách quan của tư liệu và bản quyền tác giả. Học viên Nguyễn Thị Bích Thủy LỜI CẢM ƠN Luận văn “Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay (nghiên cứu thực tế tại Thị xã Sơn Tây) là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả dưới sự hướng của các thầy cô bộ môn; sự giúp đỡ của các thầy cô trong ban chủ nhiệm khoa Triết học. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến những sự giúp đỡ quý báu đó! Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến PGS. TS. Đỗ Thị Hòa Hới là giáo viên trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi, người đã luôn tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian quý báu để trao đổi và định hướng nghiên cứu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên và là chỗ dựa tinh thần để tôi học tập và thực hiện thành công đề tài luận văn này! Tôi xin trân trọng gửi lời tri ân đến tất cả! Học viên cao học khoá 20 Nguyễn Thị Bích Thủy 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG 12 CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH . 12 1.1. Điều kiện kinh tế chính trị xã hội và tiền đề tƣ tƣởng văn hóa cho sự hình thành phát triển tƣ tƣởng Nho giáo về đạo đức và đạo đức gia đình 12 1.1.1. Điều kiện kinh tế chính trị xã hội 12 1.1.2. Tiền đề văn hóa tư tưởng 15 1.1.3. Quan niệm của Nho giáo về tính người - cơ sở cho quan niệm đạo đức trong gia đình của Nho giáo 17 1.2. Một số nội dung cơ bản tƣ tƣởng đạo đức gia đình của Nho giáo 17 1.2.1. Quan niệm Nho giáo về vai trò đạo đức trong gia đình 17 1.2.2. Quan niệm Nho giáo về quan hệ tôn ti trật tự gia đình (thể hiện ở Lễ) 25 1.2.3. Quan niệm Nho giáo về chuẩn mực đạo đức cơ bản cho từng thành viên cụ thể trong gia đình 29 1.3 Sự du nhập và ảnh hƣởng của đạo đức Nho giáo trong lịch sử tại Việt Nam. 32 Kết luận chương 1: 39 Kết luận chương 1: 39 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ Ý NGHĨA TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH NHO GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH MỚI Ở SƠN TÂY HIỆN NAY. 40 2.1. Khái quát Thực trạng đạo đức gia đình ở Sơn Tây hiện nay. 40 2.2. Nội dung, yêu cầu đặt ra trong việc củng cố, hoàn thiện gia đình văn hóa mới ở Thị xã Sơn Tây hiện nay. 57 2 2.3. Tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức gia đình Nho giáo góp phần hoàn thiện đạo đức gia đình ở Sơn Tây hiện nay. 67 2.4. Giải pháp nâng cao việc kế thừa và phát huy giá trị đạo đức Nho giáo vào việc xây dựng hoàn thiện đạo đức gia đình Sơn Tây hiện nay. 72 Kết luận chương 2: 84 PHẦN KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, nó có sức sống trường tồn và vĩnh cửu không chỉ trong xã hội Trung Quốc mà nó còn lan rộng ra rất nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nho giáo được du nhập sớm vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên, sau đó người Việt đã tiếp nhận, biến đổi nó phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh lịch sử của dân tộc. Đạo đức Nho giáo thấm sâu vào tư tưởng của con người Việt Nam, nhất là từ khi giai cấp phong kiến lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng cai trị xã hội. Trong đó, quan niệm Nho giáo về đạo đức gia đình có ảnh hưởng lớn, có tác dụng gìn giữ nề nếp, tôn ti trật tự trong các gia đình dòng họ, tạo sự gắn kết, sự ổn định xã hội trong lịch sử. Từ sau cách mạng tháng 8/1945, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng bảo vệ, phát triển các môi trường thuận lợi để xây dựng đạo đức gia đình, tạo gia đình văn hóa mới. Hiện nay, trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đang có những bước chuyển mình quan trọng. Đất nước ta đã, đang và sẽ đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt của đời sống xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, của từng hộ gia đình từng bước được nâng cao. Nhưng cùng với điều đó, xuất hiện mặt trái các nhân tố mới ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc. Hành vi vi phạm đạo đức truyền thống ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, có ở tất cả các nghành nghề như sản xuất kinh doanh, y tế. Kể cả trong môi trường gia đình là môi trường ổn định và có lẽ vẫn được coi là thành trì bền vững của văn hoá truyền thống, thì nay tình trạng vi phạm đạo đức không chỉ diễn ra cá lẻ mà qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy nó đang gia tăng theo từng ngày, từng giờ: nào là con giết cha, vợ giết chồng, rồi chồng giết vợ, anh 4 em đánh nhau, con đuổi mẹ ra đường chiếm nhà, bố mẹ già không phụng dưỡng lại cho vào viện dưỡng lão, hoặc đuổi ra đường hoặc nuôi cũng chỉ coi như vật cảnh trong nhà, cháu giết ông, bà. Cùng với tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, trộm cắp, gây rối, chém giết lẫn nhau…được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng nhiều, đã trở thành mối lo ngại cho nhân dân ta. Hiện nay, xuất hiện tâm lý lệch chuẩn truyền thống, sùng bái đồng tiền, coi đồng tiền là trên hết, có tiền là có tất cả, “tiền là tiên là Phật”, ỷ thế, cậy quyền và cậy tiền không xem ai ra gì…Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề đạo đức nói chung, đạo đức trong gia đình nói riêng lại đáng báo động như hiện nay. Gia đình là nơi lưu giữ những giá trị đạo đức truyền thống, nhưng hiện nay đạo đức gia đình lại đang đứng trước những thách thức lớn. Giá trị đạo đức gia đình truyền thống ngày càng mai một và dường như không còn dựa nhiều trên cơ sở kinh tế gia đình, hệ giá trị mới chưa xác lập cơ sở vững chắc đã làm khủng hoảng hệ giá trị đạo đức gia đình, góp thêm vào khủng hoảng đạo đức xã hội. Những mặt trái của cơ chế thị trường và các nhân tố mới như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa đang từng ngày, từng giờ làm suy thoái môi trường, ổn định đạo đức của con người, dường như khiến đạo đức xã hội xuống cấp. Con người dường như ngày càng sống gấp gáp, thực dụng, chạy theo đồng tiền, coi nhẹ, chà đạp lên những giá trị đạo đức, danh dự của người khác. Nhiều hiện tượng vì lợi ích cá nhân đã đánh mất đi đạo lý gia đình, quan hệ dòng họ, bạn bè,…Trước thực tế đó, nhiều vấn đề bức xúc về gia đình đang đặt ra như: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo đã biến đổi và có vai trò như thế nào khi đất nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập phát triển kinh tế thị trường. Hiện nay, tuy đạo đức gia đình Nho giáo bên cạnh những mặt tích cực tất yếu vẫn bộc lộ những bất cập, hạn chế lịch sử, để lại nhiều rào cản 5 cho sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải kế thừa có phê phán, phát huy các mặt tích cực của nó như thế nào trong quá trình đổi mới? Mặt khác, qua khảo sát các công trình tiếp cận từ góc độ triết học, mặc dù đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề đạo đức của Nho giáo, nhưng khía cạnh quan niệm về đạo đức trong gia đình nói riêng cho tới nay vẫn còn là một đề tài chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Vì vậy, chúng ta cần có những nghiên cứu sâu hơn, nhằm đánh giá lại đầy đủ hơn quan niệm Nho giáo về đạo đức gia đình đối với việc xây dựng đạo đức gia đình văn hóa mới hiện nay. Trên cơ sở nhận thức như vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay” (nghiên cứu thực tế tại Thị xã Sơn Tây) làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Học thuyết Nho giáo ra đời trong bối cảnh đất nước Trung Hoa có nhiều biến động, các quan hệ đạo đức xã hội chủ yếu có nhiều thay đổi căn bản về giá trị. Mục đích của Nho giáo là hướng tới xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị, có trật tự, kỷ cương, nề nếp. Vì vậy, về mặt chính trị xã hội, đó là học thuyết chủ trương lấy Đức trị làm phương thức cai quản đất nước. Nho giáo đề cao việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, xây dựng các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức. Mỗi người trước tiên phải “Tu thân” sau đó mới có thể “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Từ trước tới những năm gần đây, trên bình diện đạo đức xã hội, Nho giáo được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu sâu sắc. Tiêu biểu có thể điểm đến các công trình nghiên cứu theo thời gian: Trước cách mạng tháng 8/ 1945, đã có một số công trình chuyên khảo về Nho giáo như: “Nho giáo” của Trần Trọng Kim gồm 2 quyển Thượng và 6 Hạ xuất bản năm 1932, Khổng Học Đăng của Phan Bội Châu, trong đó các tác giả đã trình bày khái quát hệ thống học thuyết Nho giáo, phân tích những tư tưởng cơ bản của Nho giáo trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Khi đánh giá về Nho giáo, các tác giả đều đề cao những yếu tố tích cực của đạo đức Nho giáo, đặc biệt là đạo đức gia đình. Họ cho rằng, đạo đức gia đình Nho giáo tuy có một số biểu hiện hạn chế, nhưng có vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức con người và ổn định trật tự xã hội. Sau cách mạng tháng 8/1945, các công trình nghiên cứu về Nho giáo ở nước ta tiếp tục được công bố. Nhiều cuốn sách đã được xuất bản như: “Bàn về đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện, “Nho giáo xưa và nay” của Quang Đạm, “Nho học và nho học ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tài Thư, Nho giáo và phát triển ở Việt Nam hiện nay của Vũ Khiêu . . . Có thể thấy, những cuốn sách nói trên cùng rất nhiều các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, đã đi sâu nghiên cứu về nhiều phương diện của Nho giáo, đề cập tới học thuyết đạo đức của Nho giáo, trong đó có những giá trị đạo đức tác động trực tiếp và gián tiếp đến đạo đức gia đình truyền thống và cả hiện nay. Trong các tác phẩm nghiên cứu tổng hợp về Nho giáo thì đáng chú ý là những tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về những quy phạm đạo đức của Nho giáo liên quan trực tiếp tới đạo đức gia đình như: Sách “Nho giáo và gia đình” của Vũ Khiêu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1995. Trong công trình đó, tác giả đã phân tích các quy phạm đạo đức Nho giáo, đạo đức gia đình, mối quan hệ trong gia đình, quan hệ cha - con, quan hệ anh - em , quan hệ vợ chồng…, có thể nói đây là ba quan hệ cơ bản trong gia đình. Tác giả cũng chỉ rõ, với quan niệm đạo đức Nho giáo có hạn chế kìm nén con người, nhất là người phụ nữ là người chịu những ảnh hưởng thiệt thòi nhất, đau khổ nhất do chế độ hà khắc đem lại. Tác giả cũng [...]... thực trạng đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay, qua khảo sát tại Thị xã Sơn Tây, làm rõ ý nghĩa của việc tiếp tục kế thừa có phê phán quan niệm Nho giáo về đạo đức gia đình đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà luận văn nghiên cứu là những tư tưởng, nội dung Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với. .. chương và 7 tiết Chƣơng 1: Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình Chƣơng 2: Một số ý nghĩa tư tưởng đạo đức gia đình Nho giáo đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình mới ở Sơn Tây hiện nay 11 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH 1.1 Điều kiện kinh tế chính trị xã hội và tiền đề tƣ tƣởng văn hóa cho sự hình thành phát triển tƣ tƣởng Nho giáo về đạo đức và đạo đức gia đình. .. rõ quan niệm cơ bản của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó với việc giáo dục, hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay - Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn phải thực hiện các nội dung sau: Thứ nhất, luận văn tìm hiểu một cách có hệ thống quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình Làm rõ những nội dung của quan niệm đó để thấy được những mặt tích cực và hạn chế lịch sử của nó Thứ hai, từ việc. .. với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay nghiên cứu tại Thị xã Sơn Tây * Phạm vi nghiên cứu Nho giáo là một học thuyết chính trị đạo đức rất rộng lớn và phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực, vấn đề Vì vậy, trong phạm vi của Luận văn thạc sỹ tôi chỉ đi sâu tìm hiểu quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình qua sách Luận Ngữ và Mạnh Tử, vận dụng, chỉ ra ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo. .. bản của Nho giáo về những vấn đề chính trị, xã hội, giáo dục, đạo đức Làm rõ quá trình du nhập Nho giáo vào nước ta, vai trò của Nho giáo trong lịch sử dân tộc và hiện nay ở các lĩnh vực, trong đó có đời sống đạo đức, đạo đức gia đình Một số luận văn thạc sỹ cũng đề cập đến một số chuẩn mực đạo đức của Nho giáo về con người nói chung, trong gia đình nói riêng như: Luận văn Quan niệm của Nho giáo về. .. 1.1.3 Quan niệm của Nho giáo về tính người - cơ sở cho quan niệm đạo đức trong gia đình của Nho giáo Vấn đề quan niệm về bản tính con người là mối quan tâm được bàn luận đến nhiều nhất trong Nho giáo, nhất là Khổng Tử và Mạnh Tử Đây là vấn đề gắn bó mật thiết với quan niệm về bản chất con người, là những cơ sở nền tảng để Nho giáo triển khai xây dựng quan niệm về đạo đức nói chung, đạo đức trong gia đình. .. trị đạo đức Nho giáo của những người con đối với cha mẹ, em đối với anh, vợ đối với chồng Sách Gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng của Nho giáo - của Trần Đình Hượu, là công trình nghiên cứu sâu sắc đã làm rõ những ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến gia đình truyền thống ở Việt Nam Tác giả cho rằng bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo, còn có những mặt tích cực trong việc. .. triết học, xã hội học triết học, tâm lý học trong những trường hợp cần thiết, tương ứng Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: thống kê, thu thập và xử lý thông tin 6 Đóng góp mới của luận văn và ý nghĩa Luận văn góp phần vào việc hệ thống quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình, chỉ ra những ảnh hưởng, ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay, qua... đình Việt Nam hiện nay Do đó, đề tài luận văn kế thừa các kết quả trên tiếp tục hệ thống hóa, khái quát những kết quả nghiên cứu của những người đi trước, để đi sâu nêu các vấn đề về tiền đề hình thành, nội dung và ý nghĩa của tư tưởng Nho giáo về đạo đức gia đình, từ đó vận dụng nghiên cứu nó vào việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: ... dung đạo đức, đạo đức gia đình của Nho giáo, nhưng còn chưa nhiều, hạn chế, ý kiến còn tản mạn, chưa có hệ thống, lập luận còn chưa toàn diện, hoặc tập trung giải quyết những phương diện lý luận làm nền tảng cho vấn đề mà các tác giả đặt ra cho mình Trên thực tế, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể, chi tiết nào về đạo đức gia đình của Nho giáo, ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình . văn: Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay (nghiên cứu thực tế tại Thị xã Sơn Tây) là công trình nghiên cứu của. HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY (Nghiên cứu thực. Nguyễn Thị Bích Thủy LỜI CẢM ƠN Luận văn Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay (nghiên cứu thực tế tại

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan