Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và nhà nước ta từ trước đổi mới tới nay, đã chú trọng đến việc xây dựng đạo đức gia đình. Gia đình là một thiết chế xã hội cơ bản, là tế bào cấu thành xã hội, là hình thức tổ chức quan trọng nhất của đời sống cá nhân, dựa trên quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa chồng - vợ, giữa cha mẹ - con cái, giữa anh chị em và những người thân thuộc khác. Như vậy, gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người được sinh ra, lớn lên, là môi trường giáo dục đạo đức đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định đến việc hình thành nhân cách nói chung, phẩm chất đạo đức nói riêng của cá nhân. Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ cần kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống, cải tạo hiện đại, nâng cấp để góp phần xây dựng đạo đức cách mạng, cùng với đạo đức cá nhân, đạo đức gia đình là nền tảng cấu thành đạo đức xã hội. Đối với mỗi gia đình, đạo đức gia đình là nền tảng thiết yếu, là mục tiêu quan trọng trong tổ chức và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý 210 vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng - Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413… Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46 km2, dân số khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã; có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn
41
vị quân đội đứng chân trên địa bàn. Sơn Tây là một đô thị cổ của vùng đất Xứ Đoài ngàn năm văn hiến, có quá trình hình thành, phát triển lâu đời, xứng đáng là vùng đất địa linh, nhân kiệt, là cửa ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội. Ở đây lưu truyền nhiều sự tích huyền thoại đậm chất dân gian và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng với 183 di tích lịch sử - văn hóa như: Đền Và, Chùa Mía, Làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, khu du lịch Khoang Sanh, Ao Vua.... Sơn Tây cũng là nơi sinh ra những con người làm rạng danh quê hương, đất nước: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng có công lao to lớn trong sự nghiệp chống ách đô hộ của ngoại bang (thế kỉ VIII), Ngô Quyền với chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng (938) chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ của đất nước; Nhà ngoại giao xuất sắc, văn tài thao lược Thám hoa Giang Văn Minh…Trong suốt chiều dài lịch sử, phát huy truyền thống cách mạng của ông cha, nhân dân Sơn Tây luôn dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cần cù sáng tạo trong lao động xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, hội nhập vào xu hướng tiến bộ. Sơn Tây là trung tâm văn hóa chính trị nay trực thuộc thủ đô Hà Nội đang được chú trọng phát triển mạnh thành trung tâm kinh tế - chính trị - giáo dục, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, Thị xã đã dần khang trang, sạch đẹp, hướng phát triển tương lai là đô thị loại II, Thành phố du lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội. Biến đổi cùng xã hội, hiện trạng cấu trúc gia đình Sơn Tây ngày càng có sự chuyển biến nhanh chóng do sự tác động của nhiều nhân tố công cuộc đổi mới của đất nước. Qua gần 30 năm đổi mới, phát huy truyền thống anh hùng trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tây đã nỗ lực phấn đấu, đoàn kết cùng với nhân dân cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vì vậy, cấu trúc, chức năng, hệ chuẩn mực đạo đức gia đình tại Thị xã Sơn Tây đã có những
42
chuyển biến sâu sắc, làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có sự thay đổi của quan hệ đạo đức gia đình. Đặc biệt từ năm 2012, với đề án triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn toàn Thị xã đã được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố. Thu nhập và điều kiện sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao. Nhiều dự án có tác động lớn tới quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn Thị xã. Nhìn chung, đời sống nhân dân trên toàn thị xã ngày càng được cải thiện, số lượng gia đình, hạnh phúc ấm no không ngừng tăng lên. Do có sự chỉ đạo từ trước của các cấp lãnh đạo Thị xã nên các giá trị văn hóa đạo đức gia đình truyền thống, như văn hóa dòng họ, gia đình trên địa bàn Thị xã đại đa số vẫn được gìn giữ, phát huy tích cực góp phần tiến bộ trong biến đổi xã hội hiện đại. Điều này được chứng minh qua số liệu tổng kết của phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, xây dựng hương ước, qua truyền thống hiếu học, khuyến học của cán bộ và nhân dân toàn Thị xã Sơn Tây.
Như chúng ta đã biết, đạo đức gia đình Nho giáo là một trong những yếu tố du nhập sớm và lâu dài của ý thức đạo đức xã hội, điều chỉnh hành vi của con người Sơn Tây, là sản phẩm quá trình phát triển lịch sử của xã hội, góp phần phản ánh sự tồn tại của đời sống tinh thần đặc sắc của con người, xã hội loài người. Và đạo đức gia đình Nho giáo là một bộ phận của hình thái đạo đức xã hội ở Sơn Tây, vì đây là vùng đất văn hiến chịu ảnh hưởng sớm và lâu dài của đạo đức Nho giáo, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực được xã hội công nhận nhằm điều chỉnh, đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau trong gia đình và quan hệ với xã hội. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đặc trưng của sự điều chỉnh đạo đức gia đình truyền thống là tính tự giác, tự nguyện. Đạo đức gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, vì thế đã có lịch
43
sử lâu dài những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức đặc thù, điều chỉnh hành vi, quan hệ gia đình. Trong chế độ phong kiến dường như các quan hệ xã hội là sự phóng chiếu, mở rộng các quan hệ gia đình. Tuy nhiên, ngày nay Sơn Tây cùng với cả nước đang trên đà hội nhập vì thế quan hệ giữa gia đình ở Sơn Tây và đạo đức xã hội Việt Nam là quan hệ giữa cái bộ phận và cái tổng thể, nên quan hệ giữa đạo đức gia đình và đạo đức xã hội cũng là quan hệ giữa cái bộ phận và cái tổng thể đang biến động rất lớn. Như thế, đạo đức gia đình ở Sơn Tây bị quy định bởi đạo đức xã hội và điều kiện xã hội đang biến đổi. Tuy trong xã hội hiện đại, những nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức gia đình ở Sơn Tây không chỉ là những dư luận xã hội, hay phong tục tập quán thường được chuẩn hóa, hệ thống hóa, pháp quy, luật hóa từ phía quản lý của nhà nước, xã hội. Thậm chí trong những thời điểm, hoàn cảnh lịch sử nhất định, chúng được pháp chế hóa bằng những sắc lệnh. Có thể thấy rõ những điều này trong các quy định pháp luật thời gian trước đổi mới và bước đổi mới trong luật hôn nhân và gia đình năm 2008 ở nước ta hiện nay. Đạo đức gia đình ở Sơn Tây được pháp quy hóa ngày càng chặt chẽ, hoàn thiện đó chính là tổng thể những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi, quan hệ của các thành viên trong gia đình và trong các mối quan hệ xã hội, có tính bắt buộc mọi thành viên trong gia đình. Vì vậy, cùng với các lĩnh vực khác, việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay nói chung, gia đình ở Thị xã Sơn Tây nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, là một yêu cầu tất yếu khách quan, cần sự giúp sức, ủng hộ của tất cả mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của đất nước và có sự chủ động định hướng, quản lý của nhà nước.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới, quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức
44
tạp giữa cái cũ và cái mới nhắm tạo sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều tổ chức kinh tế xã hội đan xen nhau”[14, 70]. Xây dựng đạo đức mới cho gia đình là tế bào xã hội, một thiết chế xã hội, nên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đạo đức gia đình ở Sơn Tây đang biến đổi to lớn, có sự đan xen mạnh mẽ giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái cũ và cái mới. Để nhìn nhận, đánh giá thực trạng đạo đức gia đình ở đây một cách khách quan, đúng đắn, chúng ta cần phải nghiên cứu trên cơ sở quan điểm toàn diện và phát triển.. Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, đạo đức gia đình ở Sơn Tây đang có những bước chuyển mình nhanh chóng, xuất hiện những mảng sáng, tối đan xen phức tạp rất cần được nghiên cứu để chỉ ra những vấn đề có tính quy luật, những tác động hiệu quả đến việc xây dựng ở đây.
Gia đình truyền thống ở Sơn Tây cũng như toàn Việt Nam là gia đình tiểu nông lúa nước, qua đời này sang đời khác đã kết tinh những tinh hoa văn hóa dân tộc như: Có hiếu với ông bà, cha mẹ, anh em hòa thuận, vợ chồng thủy chung... từ đó hình thành những chuẩn mực đạo đức và lối sống, trở thành gia đạo, gia phong. Cùng với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, đạo đức gia đình ở Sơn Tây hiện nay đang có những biến đổi mau chóng, bước phát triển mới mang tính đột phá, phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội hiện đại. Trước tiên, phải kể đến thành tựu phá bỏ dần nền tảng quan hệ đạo đức bất bình đẳng phong kiến của gia đình gia trưởng, đã hằn sâu từ ngàn đời trong suy nghĩ và hành động của các thế hệ trong gia đình truyền thống. Các quan hệ dân chủ, bình đẳng, tự do, tôn trọng quyền con người được thể chế, bảo hộ bằng luật pháp, chính sách và biện pháp đồng bộ. Ngày nay, điều dễ nhận ra trong các gia đình ở Sơn Tây là mối quan hệ vợ - chồng, anh – em, cha mẹ -
45
con cái, quan hệ họ hàng ngày càng bình đẳng hơn, tôn trọng nhau và dân chủ rất nhiều. Trong gia đình gia trưởng truyền thống, vợ phải phục tùng chồng, con cái phải phục tùng tuyệt đối với cha mẹ, đàn em phải nghe lời đàn anh dù đúng hay sai, cha mẹ đặt đâu con phải ngồi đó … Thế nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, mối quan hệ trong gia đình ngày càng bình đẳng, dân chủ hơn, gần gũi hơn. Các thành viên thường xuyên tâm sự, chia sẻ cảm thông, quan tâm với nhau nhiều hơn. Người cha, người mẹ, người anh vừa là những người bậc trên, vừa là những người bạn lớn của con cái để cùng thuyết phục giáo dục, hướng dẫn cùng lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của con mình, từ đó sẽ có phương pháp giáo dục con em hiệu quả nhất. Quan hệ mới đó làm cho gia đình ở Sơn Tây ngày càng đầm ấm, hạnh phúc. Trước đây, người đàn ông với vai trò là người gia trưởng, nắm mọi quyền hành trong gia đình, thì này vai trò ấy đang bị chia sẻ, mất dần đi tính gia trưởng, nhất là trong những gia đình hạt nhân. Dần thay vào đó vai trò bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp giữa vợ - chồng là như nhau. Riêng đối với vai trò, thân phận phụ nữ và trẻ em đã có tiến bộ lớn, nhiều điều luật về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, quyền của trẻ em được bảo vệ, yêu thương, chăm sóc, được tuyên truyền phổ biến rộng rãi ở đây. Luật hôn nhân và gia đình năm 2008 của nhà nước đã quy định rõ vấn đề này. Nhà nước, hệ thống chính trị còn ban bố nhiều chính sách để hiện thực hóa pháp luật. Với quá trình tăng nhanh về số lượng gia đình trên địa bàn Sơn Tây thì kết cấu gia đình cũng có nhiều thay đổi. Nếu trong xã hội truyền thống, gia đình ba bốn thế hệ tồn tại phổ biến thì ngày nay gia đình hạt nhân (gồm bố mẹ và con cái chưa trưởng thành) lại chiếm đa số. Hiện nay trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, gia đình hạt nhân chiếm 70 % số lượng gia đình, còn lại là gia đình truyền thống 3.4 thế hệ cùng chung sống, đây là nét đặc trưng của văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, chức năng của gia đình ở Sơn Tây
46
cũng có sự thay đổi lớn, ngoài chức năng tái sản xuất con người, chức năng kinh tế, chức năng giáo dục, cùng với quá trình phát triển của xã hội, nhu cầu con người ngày càng phát triển cao hơn, thì trong mỗi gia đình còn có thêm chức năng tiêu dùng và chức năng cân bằng sinh lý. Mỗi chức năng đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sinh hoạt gia đình, cũng như giáo dục, rèn luyện đạo đức, trật tự kỷ cương trong gia đình.
Cùng với sự biến đổi chung của xã hội, đạo đức gia đình trên địa bàn Thị xã Sơn Tây cũng có những biến đổi to lớn, song do có sự chỉ đạo, chủ động từ trước và nền tảng văn hóa truyền thống dày dặn nên đa số gia đình chuyển đổi theo hướng tích cực, quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình tăng lên ngày càng được xác lập trên cơ sở tôn trọng nhau. Trước hết, đó là quan hệ bình đẳng, tôn trọng giữa vợ chồng. Có thể nói, tại Sơn Tây đại đa số là thuận chiều, nền tảng của gia đình hạnh phúc là vợ chồng hòa thuận, chia sẻ yêu thương nhau. Xã hội hiện đại, nam nữ ngày càng bình đẳng, người phụ nữ ngày càng năng động hơn, tham gia vào các công việc xã hội và giữ những vị trí quan trọng. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì vai trò quan trọng của người nam giới, thì người phụ nữ cũng có những tiếng nói, đóng góp quan trọng trong gia đình, không còn phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông như trước đây. Trong gia đình, vợ chồng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái, các quyết định quan trọng đều có sự tham gia đóng góp của người phụ nữ. Ông cha ta có câu tục ngữ “thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” đến giờ vẫn còn nguyên giá trị. Quan hệ vợ chồng bình đẳng là xu hướng chung của các gia đình ở Thị xã hiện nay. Bởi mỗi người đều độc lập về kinh tế, cùng đi làm kiếm tiền ngoài xã hội, cùng chia sẻ trách nhiệm nuôi