tại Việt Nam.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đời sống văn hóa tinh thần của xã hội ta luôn bị chi phối, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nhiều học thuyết và tôn giáo khác nhau. Trong lịch sử dân tộc ta, tuy trong mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc ta đều có một học thuyết, hoặc một tôn giáo cụ thể nắm giữ vai trò chủ đạo đối với đời sống tinh thần của xã hội. Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài tại Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Châu Á. Đến nước ta, Nho giáo được dung hợp và hòa đồng theo cách nghĩ của người Việt Nam. Nói cách khác, Nho giáo du nhập vào nước ta được “Việt Nam hóa” trong một chặng đường dài lịch sử, đã góp phần đáng kể vào việc tạo dựng nền văn hiến Việt Nam. Trước khi Nho giáo du nhập vào, nước ta đã là một dân tộc độc lập, có một nền văn hóa tương đối phát triển đó là nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hàng ngàn năm lịch sử và phát triển đã trở thành cội nguồn làm nên bản sắc dân tộc ta ngày nay.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Nho giáo vào nước ta từ thời Tây Hán, tức vào khoảng năm 110 trước Công nguyên đến năm 39 sau Công nguyên và tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến. Vào thế kỷ XV, khi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, xã hội Việt Nam nói chung, gia đình Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng ngày càng sâu đậm của Nho giáo. Mặc dù trong khoảng thời gian đó, lịch sử tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu nhiều hệ tư tưởng khác như Phật Giáo, Đạo giáo, v.v Đã có thời kỳ Phật giáo chiếm ưu thế, nhưng càng về sau Nho giáo càng chiếm ưu thế và trở thanh hệ tư tưởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Các nhà nước phong kiến dưới triều Lê – Nguyễn đều lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng chi phối xã hội. Trong công việc cai trị đất nước, các triều Lê – Nguyễn đều đặc biệt chú trọng đến vấn đề gia đình, đều coi gia đình là cơ sở quan trọng để tạo lập kỷ cương và ổn định xã hội. Tề gia và trị
33
quốc là hai công việc gắn liền với nhau, muốn trị quốc trước hết phải tề gia, cho nên Nho giáo rất coi trọng và quan tâm đến giáo dục đạo đức gia đình. Bởi vậy đạo đức gia đình Nho giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam đậm nét. Những ảnh hưởng của Nho giáo đến giáo dục đạo đức trong gia đình được thể hiện ở một số nội dung sau:
Một là: trong giáo dục con người, Nho giáo đề cao việc tu thân, tự rèn
luyện cá nhân để tự hoàn thiện mình, tự điều chỉnh mình. Gia đình ngoài mục đích bảo vệ cá nhân, còn có mục đích tạo nên những cá nhân tốt, công dân tốt, vì vậy gia đình chính là bàn đạp để mỗi thành viên lấy đà để bước vào cuộc sống xã hội. Các nhà nho đều cho rằng con người cần phải có những phẩm chất đạo đức cơ bản trong ngũ thường là: Nhân, lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Với việc đề cao tu thân, coi đây là cái gốc rèn luyện đạo đức, nhân cách của con người, Nho giáo đã tạo nên một lớp người sống có đạo đức, trên kính dưới nhường, tôn ti trật tự.
Hai là, tư tưởng Nho giáo xác lập mối quan hệ “ngũ luân”, quân thần,
phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu trên cơ sở những nguyên tắc và chuẩn mực riêng cho từng mối quan hệ, đối tượng; cha hiền con thảo, anh tốt, em ngoan, trên dưới kính nhường…Quan điểm này đã góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách con người trong gia đình Việt Nam truyền thống và ngày nay nó vẫn còn có những ảnh hưởng nhất định trong việc giữ gìn nề nếp gia phong, dòng tộc, biết kính trọng, tôn trọng lẫn nhau, giữ được đạo lý trong gia đình, xã hội. Trong quan hệ ngũ luân, Nho giáo khuyên con người phải chính danh, mỗi người sống đúng theo bổn phận của mình.
Ba là, bổn phận trách nhiệm quan trọng của con người là Hiếu. Đạo đức Nho giáo đề cao chữ Hiếu và coi đó là nền tảng của đạo làm người. Sự sống của mỗi con người không phải do tạo hóa sinh ra, càng không phải do bản thân tự tạo, mà nhờ cha mẹ, sự sống của cha mẹ lại gắn liền với sự sống
34
của ông bà và cứ như vậy, thế hệ sau là sự kế tiếp của thế hệ trước. Do đó, con người không chỉ biết ơn cha mẹ, mà cò cả tổ tiên, dòng tộc. Việc kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, tổ tiên là nét đẹp trong đạo hiếu của gia đình Việt Nam. Như vậy, tư tưởng coi trọng tình nghĩa, lễ phép, khoan thứ, kiệm ước của Nho giáo vẫn rất cần được kế thừa và phát huy trong giáo dục, hoàn thiện đạo đức gia đình.
Ở Việt Nam, đạo đức gia đình có sự hòa trộn giữa bản sắc văn hóa của dân tộc với đạo lý Nho giáo, đã tạo ra văn hóa gia đình Việt Nam với những nét độc đáo, mà nền tảng căn bản chính là tình thương yêu, ý thức trách nhiệm, tự giác của mỗi thành viên. Từ tình thương yêu đối với gia đình, dẫn tới tình thương yêu đối với cộng đồng xã hội, Tổ quốc, đất nước. Chính tình thương yêu đó là sự gắn kết, chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại, phát triển của gia đình, đất nước trước những biến cố của lịch sử. Việt Nam, khi tiếp thu Nho giáo cũng lược bỏ bớt sự xơ cứng nhiều quy tắc cứng nhắc, cực đoan của nó. Cấu trúc gia đình Việt Nam chủ yếu là gia đình hạt nhân, là gia đình tiểu nông theo mô hình “chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”. Việt Nam có gia giáo, gia lễ, gia phong song không có gia pháp như Trung Quốc. Do lịch sử kết cấu gia tộc, tông tộc lớn của gia đình mà gia pháp Trung Quốc cho phép cha mẹ có thể xử chết con cái, nhất là con dâu, mà không cần đến xét xử của tòa án. Vì vậy đã có rất nhiều người con bị hại chết oan khuất khi không làm vừa lòng cha mẹ. Nhưng trong gia đình người Việt, thường giải quyết tất cả các mối quan hệ không phải chỉ theo giáo lý và luật pháp, mà còn trên cơ sở của tình nghĩa, chín bỏ làm mười. Trong gia đình Việt Nam tình cảm “hiếu đễ” được coi là cái gốc của đạo lý. Người Việt cũng cho rằng kẻ nào bất hiếu với cha mẹ, tàn nhẫn với anh chị em mình thì không thể là người tốt và đáng được tin cậy trong xã hội. Bên cạnh đó, mối quan hệ trên, dưới trong gia đình được quy định rất rõ ràng. Con người cá nhân trước hết là một bộ phận của
35
gia đình, là một mắt xích của một xâu chuỗi dài bắt nguồn từ tổ tiên đến con cháu sau này. Ở những vị trí cụ thể của mình là cha, con, chồng, vợ đều phải ứng xử theo phận sự của mình, cha mẹ nhân từ, con cái hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, thủy chung, anh nhường nhịn em, em kính trọng anh. Nếu tất cả các thành viên giữ được những nguyên tắc chuẩn mực đó thì tất yếu xã hội sẽ ổn đinh, trật tự kỉ cương được giữ vững.
Giống như nhiều nước nông nghiệp chưa phát triển khác, xã hội Việt Nam đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển mình để trở thành một xã hội hiện đại – hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Riêng một quá trình xã hội chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại, đã gây ra rất nhiều đảo lộn trong đời sống xã hội, do đó cũng không tránh khỏi dẫn tới những đảo lộn, những đổ vỡ về gia đình truyền thống. Thêm vào đó, một quá trình chuyển biến cách mạng có ý nghĩa quan trọng không kém cũng làm cho xã hội và gia đình có những biến đổi ghê gớm: quá trình chuyển từ xã hội tập trung quan liêu bao cấp sang xã hội công dân, từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa … Không thấy hết bối cảnh đó thì không thể bàn tới việc xây dựng đạo đức gia đình “tận gốc” được. Có thể thấy, sự chuyển biến từ mô hình gia đình truyền thống sang mô hình gia đình hiện đại, đa dạng, nhiều biến đổi thật ra đã bắt đầu từ rất lâu, từ khi có sự tiếp xúc với văn hóa Phương Tây, với Thiên chúa giáo chứ không phải chờ đến hiện nay. Sự chuyển biến đó trước hết là ở các vùng có giáo dân, ở thành thị, rồi sau đó lan truyền trong cả nước. Trong thời gian gần đây, quá trình này được Đảng, Nhà nước chủ động triển khai đẩy nhanh chưa từng thấy và lan ra cả các vùng nông thôn rộng lớn. Từ chỗ cấu trúc gia đình truyền thống là một đơn vị khép kín có chức năng tổng hợp: sản xuất kinh tế - văn hóa – giáo dục- tâm sinh lý gần như hoàn chỉnh, ngày nay nó bị phân giải, “rời rạc” nó chỉ duy trì chức
36
năng rõ nhất là kinh tế và tiêu dùng. Hoạt động của các tổ chức xã hội can dự đảm nhận nhiều chức năng. Từ chỗ là gia đình lớn kiểu gia trưởng, tam, tứ, ngũ đại đồng đường, nó dần dần trở thành gia đình hạt nhân. Sự gắn kết bền vững các thành viên trong gia đình bị phá vỡ, cấu trúc gia đình có nhiều thay đổi: tính độc lập của người vợ và nhất là con cái tăng lên, quan hệ hôn nhân dựa trên cơ sở tự nguyện là chủ yếu, chức năng gia đình bị giản lược, không khí dân chủ trong gia đình hình thành ….Ở nước ta, quá trình cách mạng và kháng chiến vừa có tác dụng thúc đẩy xa sự “chuyển biến” này của tế bào gia đình, mặc dù cơ sở hạ tầng nền kinh tế của xã hội chưa có những chuyển biến về chất thật rõ. Nhưng gia đình hiện đại lại xuất hiện đầy những mâu thuẫn vô cùng phức tạp, do đó có thể nhìn thấy tình trạng “loạn cương” trong vấn đề này là khá phổ biến. Các thành viên trong gia đình dần dần tham gia vào hoạt động xã hội ở bên ngoài khuôn khổ gia đình, chính sự “mở cửa” ấy, đã đem lại những xáo trộn về quan hệ gia đình không thể tránh và chưa quy hoạch, điều chỉnh vào nề nếp được. Tầm với của con người trở nên rộng lớn hơn, chức năng xã hội của gia đình dường như bị thu hẹp. Vai trò của bố mẹ đối với con cái dường như bị buông lỏng. Hệ giá trị cũ bị phá vỡ, nhưng hệ giá trị gia đình mới chưa thể hình thành trong một xã hội “quá độ” như nước ta hiện nay, với “gia tốc” ngày càng chóng mặt. Có thể nói chắc rằng, chừng nào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình chuyển sang xã hội công dân và kinh tế thị trường chưa được quản lý điều tiết bằng kế hoạch, những chuẩn mực đạo lý và pháp luật chặt chẽ (sở hữu chính đáng, thu nhập chính đáng, hành nghề chính đáng …), chừng đó chưa thể khắc phục được tình trạng “loạn cương” trong các gia đình, không thể khắc phục được tình trạng hẫng hụt của những giá trị gia đình, cá nhân, dù nhiều người trong số họ đã từng cống hiến nhiều cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho dân chủ của nhân dân. Về mặt này, phải thấy rõ những đường lối chính sách, pháp luật của nhà nước
37
pháp quyền xã hội chủ nghĩa đóng vai trò lớn, có ý nghĩa quyết định đối với trạng thái tốt lên hay xấu đi của đạo đức gia đình, xã hội.
Trong lịch sử phát triển, gia đình vừa là một đơn vị kinh tế, vừa là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng, giáo dục con người, duy trì và phát triển ở họ nhân tính, những quan hệ tình cảm đặc biệt, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm thành nhân cách con người Việt Nam truyền thống. Cùng với các thiết chế của xã hội, gia đình truyền thống từng có vai trò quan trọng trong việc xã hội hóa nhân cách con người Việt Nam. Ngày nay, các nghiên cứu về gia đình học đã cho thấy sự hình thành những chuẩn mực và định hướng giá trị tốt đẹp của gia đình sẽ không chỉ củng cố các mối quan hệ gia đình, mà còn kiến tạo một môi trường xã hội thuận lợi cho mỗi cá nhân được phát triển hài hòa, toàn diện. Về phương diện này, gia đình là cơ sở đầu tiên cho việc tái sản xuất ra con người và xã hội. Gia đình là nơi và là nguồn cung cấp lực lượng lao động cho xã hội, để tham gia quá trình vận hành của xã hội từ sản xuất, phân phối, đến trao đổi tiêu dùng. Rõ ràng, gia đình là môi trường đầu tiên quan trọng nhất để con người hoàn thiện mình, trước khi tham gia vào xã hội. Vì vậy, những giá trị, chuẩn mực, đạo đức trong gia đình cần được phân định và chọn lựa cho phù hợp với yêu cầu xã hội hiện nay. Một mặt, con người hiện đại có nhiều thuận lợi hơn cha ông trong việc xây dựng, học tập giá trị, chuẩn mực, đạo đức trong gia đình. Một mặt, họ được kế thừa các giá
trị truyền thống. Mặt khác, họ tự mình xây dựng các giá trị mới dựa trên sự
phát triển của kinh tế, trí tuệ, khoa học, đó là các giá trị hiện đại. Sự kết hợp hài hòa hai yếu tố truyền thống và hiện đại này sẽ hướng tới xây dựng gia đình văn minh, mà trong đó cuộc sống của con người ngày càng hạnh phúc hơn; sự ứng xử giữa người với người ngày càng nhân hậu, công bằng hơn. Và như vậy, việc nghiên cứu cơ bản để tìm cách thức khôi phục, củng cố phát triển gia đình truyền thống tuyệt nhiên không phải là công việc riêng của gia
38
đình. Xã hội (nhà nước) đóng vai trò rất lớn, thậm chí trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, nó phải đóng vai trò quyết định trong quá trình khôi phục và củng cố phát triển hiện đại gia đình, như những hạt nhân bền vững tạo nên xã hội công dân bền vững.
39
Kết luận chương 1:
Nho giáo xuất hiện là để đáp ứng yêu cầu khôi phục lại kỷ cương, trật tự trong gia đình và cả xã hội đang đổ nát, rối loạn ở thời Xuân Thu và Chiến Quốc đầy biến động. Xuất phát từ những quan niệm có tính nguyên lý nền tảng về tính người vốn tốt đẹp, sự cần thiết phải xây dựng các quan hệ có đạo lý giữa người với người, trước tiên là từ thành viên ở trong gia đình, rồi mở rộng ra quan hệ ngoài xã hội, mà Khổng Tử và Mạnh Tử đã lần lượt đưa ra các quan niệm về vai trò, vị trí của đạo đức gia đình, nội dung chuẩn mực, Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Dũng thể hiện trong gia đình. Các ông đã đặt ra cơ sở nền tảng vững chắc cho các phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng loại, hạng người, từng thành viên trong gia đình, tông tộc. Nho giáo đặc biệt đề cao vai trò làm gương của các bậc gia trưởng trong mỗi gia đình, gia tộc, dòng họ, chính nhân, quân tử là trụ cột là mẫu mực để các thành viên trong gia tộc noi theo. Hơn nữa, các ông đưa ra quy tắc ứng xử có đạo đức, chuẩn mực, có lễ nghĩa, kỷ cương cho từng thành viên trong gia đình trong thời đại phong kiến. Những điều đó đến hôm nay nếu chúng ta biết kế thừa các mặt hợp lý có giá trị, để có thể góp phần giữ gìn ổn định gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết nhận dạng, tìm cách để loại bỏ mặt hạn chế của nó, như tư tưởng gia trưởng, coi thường người nữ “trọng nam khinh nữ”, “mất dân chủ”, có điều vi phạm nhân quyền và quyền công dân. Trên cơ sở đó, chúng ta cần