Quan niệm Nho giáo về quan hệ tôn ti trật tự gia đình

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay (nghiên cứu thực tế tại Thị xã Sơn Tây) (Trang 29)

Trong quan niệm của Nho giáo, Lễ được coi là thước đo giá trị đánh giá nhân cách của một con người từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Quan niệm người gia trưởng, bề trên phải giữ đúng Lễ, để làm mực thước cho kẻ dưới trong nhà noi theo, đó là gốc của kỷ cương gia tộc. Trong gia đình, các mối quan hệ anh em, vợ chồng, ông bà, cha mẹ con cái, phải theo Lễ để giữ tôn ti

26

trật tự trong gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình làm đúng theo bổn phận và trách nhiệm, nghĩa vụ, tôn ti của mình.

Mạnh Tử nói: “Biểu hiện cụ thể của nhân là ở chỗ phụng dưỡng cha mẹ; biểu hiện cụ thể của nghĩa là phục vụ huynh trưởng; biểu hiện cụ thể của

trí là hiểu rõ được hai điều đó; biểu hiện của lễ là biết tiết chế và làm cho hai điều đó thêm hay thêm đẹp; biểu hiện cụ thể của nhạc là thấy thích thú khi làm hai điều đó. Thích thú mà làm, tất nhiên sẽ cảm thấy thấy vui sướng. Một khi sự thích thú vui sướng đó đã nảy sinh thì không gì ngăn cản nổi; không gì ngăn cản nổi thì chân nhịp, tay múa là điều rất tự nhiên vậy”.[67, 27].

Hiếu đễ là gốc của đạo làm người, Khổng Tử cho rằng Hiếu là “nết đầu trong trăm nết”, hành vi của con người ta không gì lớn bằng chữ Hiếu, người con có hiếu ý thức đầy đủ về tình cảm bổn phận của mình đối với cha mẹ, đó là sự biết ơn, cù lao chin chữ “cha sinh ra ta, mẹ nuôi ta, thương thay cha mẹ”. Đó là ý nguyện thường xuyên làm sao để cha mẹ được hạnh phúc, vui sướng. Hiếu là đức của người con tận tâm, thành kính khi cha mẹ còn sống và cả tình cảm, thái độ đối xử với cha mẹ trong quan hệ với người khác sau khi cha mẹ mất. Nho giáo cho rằng, gia đình cần phải có kỷ cương, có Lễ, vì Lễ quy định vị trí, vai trò của từng thành viên trong gia đình. Lễ rèn luyện tâm tính con người, đưa con người trở nên thiện. Vì thế, trong gia đình, con người nhất định cần phải được dạy dỗ, được giáo dục theo khuôn mẫu của lễ giáo, giữa các thành viên phải ứng xử sao cho phải đạo làm người. Hơn nữa Lễ còn góp phần xây dựng tập quán đạo đức, truyền thống văn hoá, văn minh cho gia đình, dòng họ.

Nho giáo cho rằng các thành viên trong gia đình phải có Lễ, bởi vì Lễ có những vai trò sau:

Thứ nhất, Lễ quy định kỷ cương tôn ti trong gia đình, ở đó danh phận

của từng người trong gia đình, theo ngôi thứ, trên dưới rõ ràng và không được tiếm vượt, đó là yêu cầu trước tiên của Nho giáo để giữ yên nhà.

27

Theo Lễ, Khổng Tử yêu cầu: “Quân quân, thần thần, phu phu, phụ phụ, tử tử”, nghĩa là vua phải sống xứng đáng là vua, bề tôi đáng phận bề tôi, cha đáng phận cha, vợ đáng phận vợ, chồng đáng phận chồng, con đáng

phận con” [41, 246]. Theo đó, Nho giáo đề ra những kỷ cương cụ thể, chi tiết

của mọi người phải sống có tôn ti trật tự, có thứ tự trên dưới rõ ràng. Trong đó quyền lực của ông bà, cha mẹ được đặt ở vị trí cao nhất. Con cái phải nghe theo cha mẹ, vợ nghe theo chồng, em phải nghe theo anh, con trai có quyền hơn con gái, bất kể tuổi tác.

Theo Khổng Tử, ông đề cao, coi Lễ là tiêu chuẩn để đánh giá con người đối xử với nhau có tôn trọng, quý trọng nhau hay không là ở kính, ở lòng thành nghĩa là có đúng lễ hay không. Bắt đầu từ Khổng Tử trở đi, những quy phạm của Lễ đã trở thành bắt buộc, là tiêu chuẩn phổ biến của gia đình và xã hội để điều chỉnh hành vi của con người. Sau này đến Mạnh Tử, ông cũng rất coi trọng Lễ. Ông là người chỉ rõ thực chất của Lễ là hình thức biểu hiện của hiếu đễ, mà hiếu đễ là gốc của đạo làm người. Do đó, những kỷ cương yêu cầu của Lễ mà mọi người phải noi theo chính là hình thức biểu hiện của đạo làm người. Ông viết: “Chỗ đích thực của Nhân là thờ cha, chỗ đích thực của Nghĩa là kính anh. Chỗ đích thực của Lễ là khéo sắp đặt và tô điểm cho hai việc ấy. Chỗ đích thực của Nhạc là hoà vui trong hai việc ấy” [66, 35-37). Cùng với “Tứ đoan”, ông chỉ rõ nguồn gốc của Lễ là ở trong tâm, trong bản tính thiện của con người: Lễ bắt nguồn từ lòng từ nhường: người có Lễ là người biết kính nhường người thương mình. Theo ông, thực chất của Lễ là “tiết chế nhân nghĩa cho đúng mực và văn sức (tô điểm) cho hai đức này”.

Thứ hai, Nhờ có Lễ mà có được chuẩn mực để giáo dục rèn luyện được

tâm tính của con người, đưa con người trở về với tính thiện bẩm sinh, làm cho con người trở nên thiện. Sau này, trong sách chú giải kinh Lễ ký đã giải thích: “Tác dụng giáo hoá của Lễ, trên thực tế nó luôn thấp thoáng ẩn hiện không

28

thấy được, trong khi tội ác chưa kịp hình thành, chính Lễ góp phần khống chế nó, khiến cho chúng ta ngày càng đi vào con đường lương thiện, xa rời tội ác, mà bản thân cũng vẫn chưa nhận ra”. Nguyên văn “Cố lễ chi giáo hoá vi dã

vi, kỳ chi tả dã vu vị hình, sử nhân mục đồ thiện viễn tội nhi bất tội vi dã” [

Trích theo 25, 136 ].

Các nhà Nho đã nêu rõ tác dụng của Lễ đối với việc rèn luyện tâm tính, nhân cách của con người mà Mạnh Tử gọi là “thuật trị khí, dưỡng tâm”, có tác dụng làm cho con người đạt được đức tốt, đưa con người tới nhân, nghĩa lễ, trí, đạt tới chí thiện (thành tâm chú tâm vào việc thiện), con người khoan thai mà không biếng nhác, cung kính cẩn thận mà rộng lượng bao dung. Đánh giá một con người nhất thiết phải lấy lễ nghĩa làm tiêu chuẩn vì “con người ta không lấy gì làm sáng tỏ lễ nghĩa”, “con người ta chẳng thể một lúc mà bỏ lễ nghĩa được. Biết lấy lễ nghĩa mà thờ cha mẹ là hiếu, biết lấy

lễ nghĩa mà thờ anh là đễ, biết lấy lễ nghĩa mà thờ người trên là thuận, biết

lấy lễ nghĩa mà sai khiến người là Vua” [15, 263]. Lễ cao đẹp như vậy, nên

nếu ai “phỉ báng lễ là đời tối tăm, đời tối tăm là loạn lớn”, cho nên Lễ càng không thể bỏ.

Sau này, sách Lễ Ký, thiên Lễ Vận có chỉ rõ phương pháp dùng Lễ để điều chỉnh những trạng thái tâm lý vốn có của con người như: mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn. Lễ dùng để dẫn dắt con người theo con đường nhân nghĩa: chồng nghĩa, vợ nghe, anh nhượng, em đễ, người lớn có huệ, người nhỏ vận theo. Nếu không có Lễ thì không thể thống nhất được nhân tình, không thể giảng giải điều tín, sửa điều hoà mục, đề cao lòng từ nhượng, không thể từ bỏ được mối tranh cướp, không thể trở thành nhân đức được. Điều đó càng khẳng định cho chúng ta thấy tác dụng to lớn của Lễ đối với việc rèn luyện nhân cách của con người, đưa con người vươn tới lý tưởng sống cao đẹp, luôn suy nghĩ và hành động vì nhân, vì nghĩa, làm cho con

29

người đối xử tốt đẹp với nhau trong gia đình ra ngoài xã hội nhân ái, chí thiện mà Khổng - Mạnh đã quan niệm.

Nho giáo cho rằng, kỷ cương gia đình có vai trò quan trọng góp phần xây dựng những tập quán đạo đức, truyền thống gia đình, dòng họ tốt đẹp.

Ngoài việc quy định danh phận cho mọi người sống trong gia đình theo trật tự, thứ bậc trên dưới, để ai sống hết lấy phận sự của mình, có trách nhiệm với bản thân và với nhau, Lễ còn tiết chế tình người, rèn luyện nhân cách đạo đức cho con người, tạo nên một bầu không khí gia đình văn hoá lễ giáo, khiến cho mỗi thành viên dứt bỏ điều xấu, hướng tới những giá trị chân thiện mỹ. Bầu không khí lễ giáo, nhất là khi đứng trước bàn thờ gia tiên tế lễ khiến người ta nhớ về tổ tiên, trở về cuội nguồn bằng tấm lòng biết ơn thành kính. Họ hiểu rằng, vẻ trang nhã, thành kính do mình đặt ra trong tế lễ chính là biểu hiện cho đạo làm người (người đã chết), là để giáo dục người sống, là nghi thức để hoàn thiện đạo làm con một cách trang trọng đẹp đẽ.

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay (nghiên cứu thực tế tại Thị xã Sơn Tây) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)