Giải pháp nâng cao việc kế thừa và phát huy giá trị đạo đức Nho giáo

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay (nghiên cứu thực tế tại Thị xã Sơn Tây) (Trang 76)

giáo vào việc xây dựng hoàn thiện đạo đức gia đình Sơn Tây hiện nay.

Như trên đã phân tích ở hầu hết mọi nền văn hóa, giá trị đạo đức gia đình được coi là giá trị bền vững, nền tảng, là tế bào của xã hội, là môi trường hình thành nhân cách của mỗi con người. Những khuôn mẫu, chuẩn mực, phương thức ứng xử của các thành viên trong gia đình vừa tạo nên cái trường văn hóa trong gia đình, vừa chịu sự chi phối của trường văn hóa xã hội bao quanh nó. Con người không chỉ cần môi trường tự nhiên, môi trường đạo đức xã hội mà còn cần môi trường văn hóa đạo đức gia đình. Môi trường văn hóa đạo đức đó là bao gồm nhiều các hệ giá trị, trong đó có yếu tố giá trị đạo đức truyền thống được tập trung trong các phong tục tập quán của cộng đồng,

73

nhằm phối hợp điều hòa kiểm soát cuộc sống, thế ứng xử và lối ứng xử của các thành viên gia đình, gia tộc, cộng đồng… và như thế từ trong cái nôi, trong tổ ấm, trường học đầu tiên và suốt đời của mình, con người được hình thành nhân cách, phát triển nhân cách. Và sự tốt đẹp, ổn định đạo đức gia đình là tiền đề của sự phát triển một xã hội văn minh giàu mạnh…Sự đổi mới toàn diện của đất nước hiện nay sau gần 30 năm, thực trạng gia đình Việt Nam vừa có những chuyển biến tích cực, song đang bộc lộ nhiều vấn đề xung đột, phải đảm đương chức năng nặng nề và phức tạp hơn trước rất nhiều, đặt ra nhiều vấn đề nóng. Gia đình như một đơn vị phức hợp kinh tế, văn hóa, tâm lý… cơ bản, bị tác động lớn, giống như một đơn vị xã hội cơ sở chịu nhiều áp lực, vừa tái sản xuất ra con người, tái sản xuất ra sức lao động, vừa tái sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, vừa giữ gìn sự tiếp nối, phát huy những giá trị văn hóa đạo đức cao quý của dân tộc... Cùng với những cơ hội, thách thức của quá trình đô thị hóa và công cuộc đổi mới toàn diện. Đạo đức gia đình ở Thị xã Sơn tây đã có nhiều biến đổi to lớn, có một thành tựu tốt đẹp, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn nạn. Qua thực trạng, chúng ta thấy rõ cần có những nghiên cứu đề ra phương hướng, giải pháp thích hợp, nhằm hoàn thiện đạo đức gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay nói chung và đạo đức gia đình ở Thị xã Sơn Tây nói riêng.

* Một số phương hướng và giải pháp:

Thứ nhất, đề cao vai trò của gia đình trong việc xây dựng, giáo dục và

hoàn thiện đạo đức gia đình. Đây là một công việc hết sức quan trọng, nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức từ trong gia đình đến nhà trường, ngoài xã hội. Bởi gia đình là tế bào của xã hội bị quy định chung nhưng là môi trường hết sức quan trọng cho việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi công dân từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Gia đình là nơi trao truyền những mối quan hệ tình cảm đầu tiên của con người. Trong lời

74

hiệu triệu của Liên Hợp Quốc về Năm quốc tế gia đình lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày gia đình đã nhấn mạnh đến một điểm rất đáng ghi nhớ: “hãy xây dựng nền dân chủ nhỏ nhất trong trái tim xã hội”. Gia đình là đơn vị cơ sở, là yếu tố tự nhiên, là nền tảng của xã hội. “Xây dựng nền dân chủ nhỏ nhất trong trái tim xã hội” chính là vun đắp mối quan hệ bình đẳng dân chủ giữa các thành viên trong gia đình, cần được các thành viên trong gia đình và toàn thể xã hội quan tâm.

Muốn phát triển nền đạo đức của xã hội thì phải gắn liền với phát triển, hoàn thiện đạo đức gia đình. Xây dựng đạo đức xã hội và đạo đức gia đình là một trong những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển bền vững. Thực tế đã chỉ ra rằng, gia đình hạnh phúc thì xã hội lành mạnh, gia đình càng giữ được “nề nếp” thì kỉ cương xã hội càng nghiêm chỉnh và ngược lại. Giáo dục gia đình là quá trình hệ thống hóa, xã hội hóa đạo đức cá thể, là kết quả của sự tác động tổng hợp ba phương diện: gia đình, nhà trường và xã hội, có mối quan hệ tương tác nhau, hỗ trợ nhau trong việc hoàn thiện đạo đức gia đình. Để tăng cường vai trò của gia đình về lâu dài, chúng ta phải từng bước giải quyết các điều kiện “tồn tại” của gia đình như: nhà ở, việc làm, vấn đề môi trường… Dưới sự lãnh đạo của hệ thống chính trị các cấp, hiện nay trong toàn Thị xã không còn tình trạng nhà ở dột nát, số hộ nghèo giảm đi nhanh chóng, năm 2013 toàn Thị xã còn 3,86% số hộ nghèo. Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội đồng bộ, Thị xã đã giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động. Đồng thời các cơ quan, công sở, xây dựng được mối quan hệ ứng xử thích hợp có văn hóa với mọi lứa tuổi. Nêu gương người tốt, việc tốt, hiếu thuận, biết ơn bố mẹ, kính trọng ông bà, tổ tiên, thương yêu con cháu, anh em đùm bọc, vợ chồng hòa thuận là những bài học sống động tự nhiên, tốt đẹp xuất hiện nhiều trong xã hội truyền thống cần được giữ gìn, củng cố và phát huy

75

mạnh mẽ trong các tổ chức. Xây dựng gia đình văn hóa mới cần nối tiếp các giá trị văn hóa, đạo đức nếp sống truyền thống tốt đẹp đó, đồng thời tiếp thu giá trị đạo đức tiên tiến của xã hội hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân, bình đẳng, tôn trọng nhau, dân chủ trong quan hệ, bình đẳng nam nữ, bình đẳng trong trách nhiệm, nghĩa vụ, không phân biệt đối xử đẳng cấp, thứ bậc giữa con trai - con cái, giữa anh - em, v.v… cùng nhau bàn bạc và cương quyết khắc phục thái độ độc đoán, gia trưởng, bất bình đẳng và các quan hệ gia đình bất hợp lý trong xã hội phong kiến.

Giáo dục các cấp theo tinh thần UNESO, giáo dục có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức gia đình. Cần phải cải tiến nôi dung, hình thức, cách giảng dạy, truyền thụ nội dung giáo dục đạo đức gia đình cho học sinh ở các cấp học trong nhà trường, nhất là ở cấp học dưới làm nền tảng. Đồng thời, trong gia đình, các bậc cha mẹ cũng cần phải tự giáo dục, cầu thị, cởi mở để hiểu biết sâu sắc nội dung đạo đức gia đình để bản thân họ thực hiện và dạy con cái. Cải tiến phương pháp giáo dục truyền thống theo hướng khoa học, hiện đại hơn. Hệ thống chính trị và pháp luật cần chú trọng bảo vệ, tạo điều kiện, môi trường cho họ. Người phụ nữ với thiên chức làm vợ, làm mẹ có trách nhiệm, vai trò đặc biệt trong việc giáo dục đạo đức gia đình cho con cái. Bởi ngay từ khi trẻ còn nằm nôi, những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc, những kinh nghiệm cuộc sống đã được mẹ truyền lại cho con qua những câu hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích. Cùng với việc hình thành, duy trì những tập quan, nề nếp gia phong, người mẹ phải có trách nhiệm dạy dỗ con cái từ những việc nhỏ nhất như cách ăn, mặc, đối nhân xử thế. Lòng vị tha, đức hi sinh cao cả của người mẹ chính là tấm gương cho con cái noi theo. Bên cạnh đó, vai trò và tính gương mẫu của người cha, người lớn cùng những thành viên khác trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện đạo đức gia đình. Giáo dục con cháu về những bài học đạo đức đầu tiên về công

76

cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, về tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là những tấm gương, gương mẫu của ông bà, cha, mẹ sẽ là hành trang quan trọng trong việc hoàn thiện đạo đức gia đình. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ và hạnh phúc là tạo ra môi trường thuận lợi cả về vật chất, tinh thần để thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển nhân cách của trẻ em. Thực hiện tốt chức năng kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, xây dựng môi trường gia đình văn hóa, khắc phục được những phong tục tập quán lạc hậu, có ý thức phòng chống mê tín, dị đoan, đồng thời khắc phục hiện tượng tảo hôn. Xây dựng gia đình tiến bộ phải gắn liền với kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ có kế hoạch, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Hình thành các quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa vợ - chồng, giữa cha mẹ - con cái. Cha mẹ phải có sự nhất trí cao về mục đích, nội dung, phương pháp nuôi dạy con cái, không can thiệp thô bạo và ép buộc đối với con cái. Con cái cũng phải có ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của phận làm con trong gia đình.

Ở Sơn Tây, các phương tiện thông tin đại chúng cần được phát huy hiệu quả vì ngày càng có vai trò tuyên truyền, giáo dục mạnh mẽ quan trọng. Từ các phương tiện truyền thông này, một lực lượng khán giả, thính giả đông đảo chịu ảnh hưởng nhanh, mạnh, tác động của những gương đạo đức gia đình lành mạnh, tiến bộ. Thông tin đại chúng có vai trò quan trọng góp phần hướng dẫn dư luận, phê phán những quan niệm, sinh hoạt gia đình phi đạo đức. Những hoạt động xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, nhân cách văn hoá. Các hoạt động thiết thực hướng vào xây dựng nếp sống văn hóa được tổ chức có hiệu quả như: “Trường học thân thiện”, Làng văn hóa, tổ dân phố sức khỏe” “Tổ dân phố phụ nữ tự quản xanh sạch đẹp”…đang trở thành phong trào rộng rãi, cần đưa hoạt động này vào phát triển chiều sâu. Xã hội đã khẳng định người phụ nữ, Hội phụ nữ các cấp ở Sơn Tây có vai trò tích cực trong hoạt động này. Song, chúng ta phải thừa nhận rằng, đạo đức gia đình là do cả

77

nam và nữ trong gia đình đóng góp xây dựng. Những người cha, những người chồng và con trai không thể đứng ngoài hoạt động xây dựng đạo đức gia đình của chính mình. Gia đình là tế bào của xã hội, do vậy, việc xây dựng đạo đức gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đạo đức xã hội, làm nền tảng phát triển, ổn định bền vững cho xã hội.

Việc xây dựng hệ thống đạo đức gia đình rất cần đến việc thực thi mở rộng hiệu lực của việc chấp hành pháp luật, tăng cường giáo dục pháp chế, có những đảm bảo về mặt pháp chế, pháp luật để tuyên truyền giác ngộ người dân tuân thủ sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật một cách tự nguyện, trở thành ý thức cá nhân. Đồng thời, chấn chỉnh hiện tượng chấp hành pháp luật không nghiêm chỉnh của bộ máy công quyền, đặc biệt là những hành vi bao che sự vi phạm luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em, luật thừa kế tài sản.

Thứ hai là ở Sơn Tây, việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức gia đình hiện nay, không chỉ cần đến vai trò của hệ thống chính trị, sức mạnh gia đình mà còn cần có sự phối hợp của nhà trường và các tổ chức chính trị xã hội, nhất là tôn giáo để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Truyền thống của dân tộc ta ngàn đời nay là “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu học của người Việt được hun đúc từ nền giáo dục Nho giáo và các tôn giáo khác, văn hóa truyền thống Việt Nam với tư tưởng trọng học thức, trọng người tài. Xã hội tri thức ngày càng phát triển, trọng nhân tài, đã tác động đến tâm lý người Việt hướng đến học thực dụng. Thái độ coi trọng sự học thực dụng của mỗi gia đình, mỗi dòng họ đã tạo nên thái độ coi trọng sự học thực dụng trong mỗi làng xã, mỗi địa phương. Sơn Tây, nổi tiếng với mảnh đất hai vua đó là Ngô Quyền và Phùng Hưng, với truyền thống hiếu học, trọng nhân tài từ ngàn xua. Truyền thống ấy vẫn còn được giữ gìn và phát huy tới ngày nay, biểu hiện là số lương học sinh giỏi, số lượng học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng với tỉ lệ rất cao.

78

Trong mỗi gia đình, dòng họ đều có quỹ dành cho các em học khá, giỏi và đỗ đại học, cho thấy sự khuyến khích tinh thần hiếu học cho con em. Truyền thống hiếu học sẽ kích thích mỗi người học tập suốt đời, học tập thường xuyên với một thái độ tích cực, ham tìm hiểu, ham hiểu biết, sáng tạo, năng động, phù hợp với xu thế của thời đại. Cùng với quá trình hội nhập, đô thị hóa, Thị xã đang thu hút nguồn vốn đầu tư rất lớn cho giáo dục, hàng loạt các trường được nâng cấp, xây dựng mới, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy ngày càng hiện đại và đầy đủ, nhiều trường đạt danh hiệu chuẩn quốc gia. Điều này đã tạo điều kiện cho nhà trường, xã hội, cho mỗi người tiếp thu những tri thức mới, nâng cao chất lượng dạy và học, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, cần phải lưu ý giáo dục đạo đức nhân cách toàn diện trong gia đình phải luôn là công việc đầu tiên và hết sức quan trọng, nhằm tạo tiền để xuất phát cho giáo dục đạo đức nhân cách trong nhà trường và ngoài xã hội. Cần tiếp tục quan tâm chú trọng giáo dục truyền thống hiếu học, đạo hiếu, đạo tâm, tâm đức với ông bà cha mẹ, trọng tình nghĩa cho thế hệ trẻ. Cần tiếp thu có chọn lọc, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức gia đình của nền Nho học trong giáo dục và đào tạo hiện nay. Sao cho hài hòa, bảo đảm phát triển con người ngày càng hoàn thiện hơn.

Vai trò của thiết chế nhà trường đối với việc giáo dục đạo đức gia đình tại Thị xã Sơn Tây cũng rất quan trọng, chú trọng nhiều chức năng xã hội: dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Trên địa bàn Thị xã có 4 trường Trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, hơn 30 trường trung học cơ sở, tiểu học, các trường giáo dục đào tạo dạy nghề, có thể nói đây là môi trường giáo dục đạo đức con người quan trọng. Nhà trường không chỉ có trách nhiệm dạy chữ mà còn dạy lễ nghĩa, cách ứng xử với mọi người, với thầy cô, với bạn bè. Hầu hết các trường đều có những chương trình ngoại khóa dành cho học sinh, như chương trình học luật giao thông, chương trình tìm hiểu sức khỏe

79

sinh sản kiến thức về giới tình, chương trình tìm hiểu pháp luật hôn nhân và gia đình, tham quan các khu di tích lịch sử, các buổi tọa đàm về gia đình… đã tạo cho các em không chỉ có những kiến thức trong sách vở mà còn được tìm hiểu cả những kiến thức thực tế trong cuộc sống trong gia đình. Cần tiếp tục đưa nội dung giáo dục giới tính, giáo dục đạo đức gia đình truyền thống vào mọi cấp học. Tùy theo lứa tuổi và cấp học mà nội dung đưa vào cho phù hợp. Tuy nhiên, phải nhận thấy, hiện nay các nhà trường vẫn còn lạc hậu, bất cập, vẫn còn sự xuống cấp về mặt đạo đức ở nhiều mối quan hệ như: trò hư, hỗn láo với gia đình, không tôn trọng thầy, mối quan hệ bạn bè thiếu tôn trọng nhau …Vì vậy, chúng ta cần có một triết lý giáo dục đúng đắn cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Học đường không xa rời những sinh hoạt gia đình và gia đình cũng không thể tách rời khỏi những hoạt động giáo dục của nhà trường. Hai môi trường này phải bổ sung cho nhau trong quá trình giáo dục hoàn thiện đạo đức gia đình hiện nay. Cha mẹ, thầy cô giáo phải giúp đỡ nhau, chia sẻ

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay (nghiên cứu thực tế tại Thị xã Sơn Tây) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)