Quá trình ra đời và phát triển tư tưởng trị nước của Khổng Tử và trường phái Nho gia trong triết học Trung Quốc cổ đại...16 Chương II: Nội dung tư tưởng trị nước trong triết học Trung Qu
Trang 1GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
TRÌNH BÀY NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH DANH
CỦA KHỔNG TỬ VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC
TUYỂN CHỌN CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIỆT NAM HIỆN NAY
GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
Họ tên: Nguyễn Thị Ngà
MSSV: 156021056 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
Trang 2GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Sơ lược tính yêu cầu của đề tài tiểu luận 3
2 Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận 5
3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6
4 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Chương I: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của tư tưởng trị nước trong triết học Trung Quốc cổ đại 7
I Cơ sở kinh tế - Xã hội và những thành tựu khoa học – văn hóa hình thành thư tưởng trị nước trong triết học trung quốc thời kỳ cổ đại 7
1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội hình thành tư tưởng trị nước trong triết học Trung Quốc cổ đại 7
1.2 Những thành tựu văn hóa – khoa học là cơ sở hình thành tư tưởng trị nước trong triết học Trung Quốc cổ đại 13
II Quá trình ra đời và phát triển tư tưởng trị nước của Khổng Tử và trường phái Nho gia trong triết học Trung Quốc cổ đại 16
Chương II: Nội dung tư tưởng trị nước trong triết học Trung Quốc cổ đại và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước Việt Nam 21
I Nội dung tư tưởng trị nước trong triết học trung quốc cổ đại 21
II Giá trị tư tưởng chính danh của khổng tử đối với việc tuyển chọn công chức việt nam hiện nay 32
Kết luận 36
Danh mục tài liệu tham khảo 38
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 3GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
1 Sơ lược tính yêu cầu của đề tài tiểu luận
Việt Nam đã trải qua ngàn năm phong kiến đô hộ, nên đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của các nước phương đông, đặc biệt chúng ta ảnh hưởng rất nhiều về nền văn minh của Trung Quốc, có thể nói nền văn minh Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại Bên cạnh những phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Quốc còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới nói cách khác Nho giáo của Khổng Tử được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và ảnh hưởng của nó vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay về phong tục tập quán, đời sống kinh tế xã hội,…
Mặt khác trong công cuộc đổi mới ở đất nước ta hiện nay mà Đảng và nhà nước xây dựng đòi hỏi chúng ta một mặt phải nâng cao về mặt đạo đức, mặt khác phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước Bởi vì sự nghiệp đổi mới ở nước ta trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, tức là chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường, mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước đã không ngừng phát triển đạt những thành tựu to lớn về khoa học kỹ thuật, đời sống,
Bên cạnh đó do sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo chiều hướng nhận thức sai lầm của các lãnh đạo “dởm” đã làm cho không ít cán bộ Đảng viên suy thoái về đạo đức lối sống, tệ nạn xã hội ngày càng tăng do thị hiếu chạy theo đồng tiền nên các cơ sở sản xuất gian lận thương mại, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng điều đó đã in sâu trong nhận thức của thế hệ hiện nay và dần dần hình thành ngay cả những thế hệ trẻ, đây cũng là một bài toán vô cùng nan giải đối với nhiều nhà khoa học – nhà tri thức cần có một biện pháp để thay đổi tổng quan về nhận thức của con người Để tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị - xã hội thì việc trị nước bằng
đức trị, nhân trị và pháp trị đối với nước ta là việc tất yếu để theo kịp nền kinh tế nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nếu không Việt Nam sẽ lu mờ đối với thế giới Tư tưởng trị nước của triết học Trung Quốc cổ đại có ảnh hưởng nhất định đối với các triều đại phong kiến Việt Nam Những tư tưởng ấy rất phong phú và sâu sắc về nội dung do đó đã để lại dấu ấn cho một thời đại, phản ánh một giai đoạn
Trang 4GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
phát triển sôi nổi của lịch sử triết học Trung Quốc đó là thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc, tư tưởng tiêu biểu của triết học Trung Quốc cổ đại như tư tưởng đức trị của Nho gia, pháp trị của pháp gia, vô trị của Đạo gia,…… với các nhà tư tưởng lớn có ảnh hưởng rất nhiều trong những giai đoạn đầy biến động của lịch sử Trung Quốc như Khổng Tử, Lão Tử, Tuân
Nói đến Khổng tử, nói đến Nho giáo người ta nghĩ ngay đến học thuyết “Chính danh” Giá trị học thuyết này là rất lớn, không những có ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân Trung Quốc qua hàng nghìn năm lịch sử mà còn bám rễ vào các nền văn hoá của các quốc gia trong đó có Việt Nam Cho đến nay nhiều tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người, đạo đức, giáo dục thể hiện trong học thuyết “Chính danh” của Khổng giáo vẫn còn giá trị và mang tính thời sự Vì vậy, việc nghiên cứu và trao đổi về những ảnh hưởng của học thuyết này trong xã hội ta hiện nay là việc làm cần thiết, hữu ích
Tuy nhiên trong thời đại hiện nay điều kiện về kinh tế văn hoá, xã hội đã khác đi rất nhiều, những quan điểm xã hội, những sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những học thuyết
về xã hội mới ra đời mà mức độ tương thích với xã hội hiện đại rất lớn và hiệu quả trong việc định hướng phát triển xã hội ngày nay Vậy vấn đề đặt ra là học thuyết có giá trị như
Trang 5tế và cần phải nghiên cứu sâu về nhiều lĩnh vực khác nhau Nhận thức được vai trò quan trọng của những tư tưởng trị nước đối với việc ổn định nền kinh tế chính trị - xã hội và đặc biệt trong công tác tuyển chọn cán bộ công chức hiện nay của đất nước nên tôi chọn đề tài
“Nội dung tư tưởng chính danh của Khổng Tử và giá trị của nó đối với việc tuyển chọn công chức Việt Nam hiện nay”
2 Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận.
Giúp cho chúng ta hiểu rõ nguồn gốc hình thành và phát triển của Nho giáo, những
tư tưởng cơ bản của Nho giáo, đặc biệt là những tư tưởng trong học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử Ảnh hưởng và ý nghĩa giá trị của học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử trong việc ứng dụng, phát triển trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận cần thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Chỉ ra tư tưởng cơ bản của Nho giáo là gì, điều kiện ra đời của tư tưởng đó
- Chỉ ra được chính danh là gì và những nội dung cơ bản của nó
- Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng đức trị, nhân trị của Khổng Tử trong triết học Trung Quốc cổ đại đối với việc tuyển chọn công chức Việt Nam hiện nay
3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Trang 6GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
Nghiên cứu tiểu luận trên dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, phương pháp lôgic về lịch sử, phương pháp diễn dịch và quy nạp và phương pháp so sánh đối chiếu Đồng thời trao đổi ý kiến để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu
4 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
Về mặt lý luận và thực tiễn giúp cho chúng ta hiểu sâu về học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử, ý nghĩa trong cuộc sống xã hội ở nước ta hiện nay, từ đó có cơ sở để làm luận cứ trong việc tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
PHẦN NỘI DUNG
Trang 7đã được hình thành dựa trên những nhân tố ảnh hưởng như thế nào và dựa vào tình hình kinh tế xã hội hiện nay
I CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG THÀNH TỰU KHOA HỌC – VĂN HÓA HÌNH THÀNH VÀ RA ĐỜI CỦA NHỮNG TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI QUA CÁC THỜI KỲ
1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội hình thành phát triển tư tưởng trị nước trong triết học Trung Quốc cổ đại
Đất nước Trung Quốc có sự phát triển mạnh mẽ được đánh dấu vào thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc, đồng thời đây cũng chính là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ bước vào giai đoạn suy tàn Có thể xem đây chính là gia đoạn giao thời từ chế độ tông tộc sang chế
độ gia trưởng, vì vậy, những giá trị đạo đức mới đang hình thành, phát triển Do đó đã tạo
ra sự biến đổi toàn diện và sâu sắc trong rất nhiều các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Đó là tiền đề cho sự giải phóng con người thoát khỏi sự phụ thuộc của thế giới quan thần thoại tôn giáo đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của triết học Lịch sử Trung Quốc cổ đại qua nhiều thiên niên kỷ với những giai đoạn phát triển mạnh mẽ, có những thành tựu hết sức rực rỡ về mọi mặt
ạ
Trang 8GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XI trước công nguyên, phía Bắc Trung Quốc xuất hiện một liên minh thị tộc rộng lớn với một nền sản xuất nông nghiệp, đó là triều đại Ân – Thương Dưới thời nhà Thương nghề trồng trọt chăn nuôi rất phát triển, gia đoạn này tiền
tệ đóng vai trò làm vật trung gian trong việc trao đổi sản phẩm Xã hội thời Ân – Thương chủ yếu gồm quý tộc chủ nô, nông dân và nô lệ Quý tộc chủ nô sống rất xa hoa, hưởng lạc trên nỗi khổ của nhân dân Nô lệ bị coi như trâu ngựa, là lực lượng lao động chủ yếu và bị huy động triệt để, thỏa mãn nhu cầu của giai cấp quý tộc Nô lệ thường bị chôn sống theo chủ và làm vật hiến tế cho thần linh Điều đó đã nói lên sự tàn khốc của chế độ chính trị thần quyền của triều đại Ân – Thương Do đó vào thời kỳ Chiến quốc, triều đại Ân – Thương đã bị suy tàn, nhiều nhà tư tưởng thường ca ngợi vua Nghiêu, Vua Thuấn và phê phán vua Trụ Sự diệt vong của vua Trụ và triều đại nhà Thương chính là nguyên nhân của việc coi thường những giá trị đạo đức, đối lập hoàn toàn với tư tưởng trị nước của vua Nghiêu, vua Thuấn
Bước vào giai đoạn Tây Chu từ thế kỷ XI đến thế kỷ VIII trước công nguyên, nhà Chu được coi là tồn tại lâu hơn so với nhà Ân Công cụ lao động chuyển từ thời đại đồ đồng sang công cụ bằng sắt đã xuất hiện, đưa lực lượng sản xuất lên trình độ cao hơn Vào thời kỳ này có rất nhiều những phát minh về khai thác, sử dụng đồ sắt đem lại những tiến
bộ mới trong việc cải tiến về công cụ và kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp
Có thể nói, những phát minh này đã đánh dấu sự thay đổi vượt bậc của nền kinh tế Trung Quốc, nếu như trước đây tư liệu sản xuất đều nằm trong sự quản lý của nhà Chu thì giai đoạn này đã có sự thay đổi, đó là việc biến ruộng đất của công thành ruộng đất của tư ngày càng nhiều dẫn đến sự tan rã của chế độ “tỉnh điền” Về sau pháp luật đã có sự thay đổi, đó là việc công nhận sự tồn tại của chế độ tư hữu ruộng đất Việc thay thế công cụ bằng đồng sang sử dụng công cụ bằng sắt lúc này càng trở nên phổ biến và sự mở rộng quan hệ trao đổi sản phẩm lao động trong nền sản xuất thủ công nghiệp ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, rất nhiều ngành nghề đã được mở ra như nghề rèn, nghề mộc, nghề đúc,…
Điều này đã tạo nên sự cách biệt giữa những người làm nông nghiệp ở vùng nông thôn với những người làm nghề buôn bán ở khu vực thành thị, bắt đầu có sự phân hóa giữa
Trang 9GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
tầng lớp quý tộc với những người được coi là hèn mọn, tiểu nhân trong xã hội Càng về sau này thì các ngành sản xuất như thủ công nghiệp, thương nghiệp càng phát triển Song song với sự phát triển của các nghành nghề là sự xuất hiện của tầng lướp thương nhân có tài sản khổng lồ và các thế lực trong xã hội Sự phát triển của nền kinh tế đã tại ra điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ của tầng lớp thương nhân đã tác động không nhỏ vào nền chính trị - xã hội đương thời
Tuy nhiên, vào thời kỳ đó việc kinh doanh buôn bán của họ được xã hội coi trọng, với quan điểm coi thường nghề nông, đề cao nghề buôn bán đã gây khó khăn rất lớn trong việc phát triển kinh tế thời kỳ này Tuy nhiên, sự phát triển của nghề buôn bán với tầng lớp thương nhân giàu có đã tạo nên sự biến đổi về chính trị trong xã hội, đó là sự cạnh tranh giành quyền lực của tầng lớp quý tộc mới với tầng lớp quý tộc cũ Vì thế, sự biến đổi về quan hệ trong xã hội đã làm nên sự thay đổi về chính trị - xã hội của đất nước Trung Quốc thời kỳ bấy giờ Mối quan hệ giữa nhà vua và các nước chư hầu đã có sự biến đổi và dần trở nên xa lạ, trật tự lễ nghĩa bị đảo lộn Bởi vậy, quyền lực của nhà vua không được xem
là tối cao, ý của vua không còn được coi là ý của trời như thời kỳ trước đây Cho nên những quyền lực trước đây của nhà Chu đối với các nước chư hầu cũng không còn, vì thế
uy tín của nhà vua cũng dần bị giảm sút, các nước chư hầu nhân cơ hội này đã tìm cách khôi phục nhằm tôn tính những cuộc nội chiến triền miên và hạn hán xảy ra liên tiếp, nạn đói tràn lan đã dẫn đến nhà Chu ngày càng trở nên suy tàn Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho địa vị và quyền lợi của các tầng lớp, các giai cấp đã bị thay đổi
Bước vào thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc (770 – 221 TCN), triều đại nhà Chu suy
tàn Thời Xuân thu (770 – 476 TCN) việc sử dụng đất công không còn nữa, cho nên đã dẫn đến tình trạng tầng lớp quý tộc ngày càng ra sức bóc lột nhân dân lao động, đẩy họ rơi vào tình trang vô cùng khốn khó Thêm vào đó là những cuộc chiến tranh xâm lược, dẫn đến những cảnh chết chóc đau thương, các gia đình phải sống trong cảnh chia ly do chiến tranh thường xuyên xảy ra Nhân dân lao động nghèo đã khó khăn thì càng ngày trở nên khó khăn bởi vì phải chịu cảnh thiên tai, dịch bệnh, hạn hán mất mùa thường xuyên Trong khi
đó, tầng lớp quý tộc tham lam lại càng ra sức bóc lột bằng cách thu thuế nặng để đổ lên đầu những người nông dân nghèo Vào thời kỳ Xuân thu đã xảy ra rất nhiều cuộc chiến tranh dành địa vị và thôn tính lẫn nhau giữa các nước Đến cuối thời kỳ Xuân thu thì các quốc
Trang 10GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
gia dần dần bị thu hẹp do các cuộc chiến tranh tạo nên thanh thế đã xuất hiện ngày càng nhiều, một số quốc gia đã bắt đầu nổi lên bằng sự hùng mạnh của mình nhờ chính sách cai trị “bá đạo”, sử dụng sức mạnh bạo lực để thực hiện chính sách cai trị Trong đó, phải kể đến một số nước như Tề, Tấn, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tần còn gọi là “lục quốc”
Chính vì những nguyên nhân trên, tầng lớp quý tộc nhà Chu đã vẻ lên một bức tranh
ảm đạm về cảnh chết chóc, đau khổ chia ly, ruộng đồng bị bỏ hoang Không những thế, các cuộc chiến tranh còn tạo ra sự đau khổ của hàng triệu người và nỗi ám ảnh của nhiều thế
hệ, đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của một số nước chư hầu, làm đảo lộn trật tự lễ nghĩa vô cùng tôn nghiêm của nhà Chu, biến tất cả những lễ nghĩa tôn nghiêm trước đây trở thành hình thức và không còn giá trị như trước nữa Vì thế, đây là thời kỳ xã hội đang rơi vào tình trạng loạn lạc thì không chỉ là lễ nghĩa, trật tự, cương thường bị đảo lộn, đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng mà còn đẩy nhà Chu vào tình trạng dành ngôi vị và điều này dẫn đến việc vị thế nhà Chu không còn nữa Việc cống nạp của các nước chư hầu đã bị phá bỏ, đây cũng được xem là một tổn thất lớn đối với nhà Chu vào thời bấy giờ vì việc phải huy động một số lượng rất lớn người cống nạp đã chứng tỏ vị thế nhà Chu Cho đến thời điểm này thì cảnh chia ly không chỉ dừng lại trong gia đình mà đến
cả đất nước vì “ngũ luân” không còn được coi trọng như trước nữa Khi nhận định về vấn
đề này Khổng Tử cho rằng biến đổi của trật tự lễ nghĩa nhà Chu đã diễn ra từ rất lâu chứ không phải là mới bắt đầu
Đối lập với bức tranh ảm đạm của những người mông dân nghèo trong xã hội là sự
xa hoa của tầng lớp quý tộc Cùng với thiên tai thì những tệ nạn xã hội cũng bắt đầu phát sinh, đẩy nông dân vào nỗi khổ cùng cực Có thể xem đây chính là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đi của chế độ chiếm hữu nô lệ trong lịch sử đất nước Trung Quốc, đồng thời những cuộc chiến tranh triền miên xảy ra đẩy đất nước Trung Quốc vào thời kỳ Chiến quốc, diễn ra từ năm 475 trước công nguyên Vào thời kỳ này trong xã hội từ nghề đồng chuyển sang nghề sắt đã có sự phát triển rất cao, đưa nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh Nhiều trung tâm lớn đã làm cho kỹ thuật thủy lợi, canh tác và khai khẩn đất đai phát triển mạnh mẽ Cùng với sự phát triển về nền kinh tế thì các cuộc chiến tranh cũng phát triển không ngừng, khi nhận định về vấn đề này Mạnh Tử viết: “Đánh nhau dành đất, giết người thây chết đầy đồng, đánh nhau tranh thành, giết người thây chết đầy thành” (Tranh
Trang 11GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
địa dĩ chiến, sát nhân doanh dã Tranh thành dĩ chiến, sát nhân doanh thành) Vì thế, đã dẫn đến sự tan rã của chế độ công xã nông thôn ngày càng trở nên nhanh chóng hơn, chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất trở thành quan hệ sở hữu thống trị đã tạo nên sự biến đổi lớn Trong đó chính sách thu thuế cũng có sự thay đổi, trước đây dựa vào sản lượng thì nay lại thay bằng việc tính theo số lượng, đồng thời việc mua bán ruộng đất cũng trở nên dễ dàng hơn, điều đó đã tạo cơ hội cho tầng lớp địa chủ giàu có thay nhau thâu tóm đất đai vào tay mình, đẩy những người nông dân nghèo phải làm thuê kiếm sống Do đó đã dẫn đến thực tế là những người nông dân ngày càng rơi vào tình cảnh vô cùng nghèo khó, không thể vươn lên được trong xã hội Những mâu thuận xã hội trong lòng xã hội phong kiến Trung Quốc vào thời kỳ này, chính là nguyên nhân làm cho đất nước không thể phát triển được, đưa nền kinh tế ngày càng đi vào suy thoái và càng đẩy tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội vào tình trạng nghèo khổ, lạc hậu Muốn đẩy lùi được thực trạng trên thì điều quan trọng lúc này chính là đất nước cần có những chính sách cai trị đúng đắn, phù hợp với tình hình của đất nước, nhằm khắc phục sự rối loạn xã hội vào thời điểm này Nhận thức được nguy cơ trật tự xã hội bị đảo lộn, cho nên gia cấp thống trị đã sử dụng một
số biện pháp như áp dụng “biến pháp” vào một số nước Đồng thời, vào thời gian này trong các quốc gia “lục quốc” thì nhà Tần được xem là hùng mạnh nhất vào năm 362 trước công nguyên, do Tần Hiếu Công làm vua
Nước Tần hùng mạnh không thể không nói đến những công lao mà Tần Hiếu Công
đã góp trong việc thực hiện khôi phục và phát triển nền kinh tế của đất nước Chính vì việc phát triển nền kinh tế có vai trò quan trọng trong cải thiện đời sống của một bộ phận không nhỏ của tầng lớp nhân dân trong xã hội và để ổn định nền chính trị - xã hội thì nhà Trần đã
sử dụng pháp trị, cai trị đất nước bằng phát luật, thưởng thật hậu cho những người có công
và phạt thật nặng người vi phạm, nhờ phương pháo cai trị này mà nước Tần đã trỏ thành quốc gia hùng mạnh nhất trong số “lục quốc” Thời kỳ này, các quốc gia muốn tồn tại được thì cần có chính sách cai trị và phương pháp riêng phù hợp Nước Tần, người đứng đầu là
Tô Tần đã đưa ra nhiều chính sách như cách hợp những nước nhỏ tạo thành sức mạnh để đánh được nước mạnh, với kế sách “liên hoành” này mà nước Tần đã được tôn lên làm nước mạnh nhất để đánh bại những nước yếu hơn mình Dưới thời Tần Doanh Chính nước Tần là quốc gia đầu tiên đã thống nhất đất nước Trung Quốc, chấm dứt hoàn toàn
Trang 12GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
những cuộc chiến tranh liên miên trong lịch sử Đây cũng chính là thời điểm một quốc gia mới ra đời, đó là quốc gia phong kiến trung ương tập quyền vào năm 221 trước công nguyên Sự ra đời của quốc gia này được coi là một dấu son lịch sử vô cùng quan trọng về chính trị - xã hội của đất nước Trung Quốc đương thời, một thời kỳ mới mở ra
Khi đất nước thống nhất thì câu hỏi đặt ra cho những người cầm quyền là làm sao để đất nước Trung Quốc ổn định về chính trị - xã hội và phát triển bền vững Để đáp ứng yêu cầu đó, nhà Tần đã thực hiện nhiều chính sánh vô cùng khắc nghiệt, như việc “chôn nho, đốt sách” do đó các học thuyết đương thời bị cấm, chỉ giữ lại và được truyền bá những sách
về y học, chiêm tinh, nông học nhằm thống nhất về mặt tư tưởng và chính trị Chính sách của nhà Tần đã làm tổn thất rất lớn đối với đất nước Trung Quốc, vào thời kỳ này rất nhiều
tư tưởng có giá trị đã bị chôn vùi… Cùng với việc thống nhất về tư tưởng, nhà Tần đã gây
ra các cuộc chiến tranh nhằm mở rộng bờ cõi cửa mình và nhất nhiều nông dân đã ra đi mãi mãi cùng với những chính sách tàn bạo và lối sống xa hoa của nhà Tần Sự ra đời của những chính sách đó làm cho máu và nước mắt của hàng triệu những người nông dân nghèo đã đổ xuống, báo hiệu cho sự suy vong của nhà Tần mà đứng đầu là Tần Thủy Hoàng Chính sách hà khắc của nhà Tần đã tạo cơ hội cho những người nông dân đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do và giải phóng cho mình thoát khỏi kiếp trâu ngựa Vào năm
206 trước Công nguyên, cuộc khởi nghĩa do Lưu Bang đứng đầu đã lật đổ nhà Tần, xây dựng một nhà nước mới và đây chính là thời kỳ nhà Hán đã ra đời
1.2 Những thành tựu văn hóa – khoa học là cơ sở hình thành tư tưởng trị nước trong triết học Trung Quốc cổ đại.
Sự biến động của đất nước Trung Quốc không làm cho các lĩnh vực khác cửa đời sống xã hội giảm sút, mà còn phát triển rất đa dạng và phong phú Trong đó phải kể đến một số lĩnh vực tiêu biểu như văn hóa, khoa học… có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước vào thời kỳ này, tạo tiền đề để hình thành tư tưởng trị nước trong triết học Trung Quốc cổ đại Những thành tựu trong khoa học như việc làm ra lịch của nhà Ân, đánh dấu sự phát triển lớn của lịch sử Trung Quốc thời kỳ này Đồng thời, với việc sáng tạo ra chữ viết cũng được coi là có ý nghĩa lớn trong việc chinh phục thiên nhiên của con người, quan sát sự vận hành của mặt trăng và các vì sao, tính được chu kỳ và tính chất của nước sông dâng lên, quy luật
Trang 13GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
sinh trưởng của cây trồng để tính Âm lịch Ngoài ra họ còn tính được một năm có hai mùa
và mỗi tháng có 30 ngày như cách tính của chúng ta ngày nay Có thể nói, phát minh trong khoa học được coi là sớm nhất của đất nước Trung Quốc chính là làm ra lịch, đồng thời tri thức về khoa học tự nhiên được xem là phát triển tương đối hoàn thiện vào thời kỳ này
Cũng như một số quốc gia ở phương Đông, những phát minh khoa học của thời kỳ
cổ đại cũng chịu ảnh hưởng của tôn giáo Vì thế, nền kinh tế có sự phát triển cao đặc biệt
về nông nghiệp, chăn nuôi và săn bắt Trong thời kỳ này quan hệ sản xuất là chế độ gia trưởng với trình độ thấp, điểm khác biệt của thời kỳ này đó chính là chưa có sụ phân biệt
về khái niệm sở hữu với tư liệu sản xuất và lao động Có thể nói đây là thời kỳ xã hội Trung Quốc đã có sự phân hóa sâu sắc giữa thành thị và nông thôn, sự phân chia này chính
là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhà nước dù là ở trình độ thấp kém Những thành tựu rực
rỡ trong khoa học như việc làm ra lịch, việc phát minh ra chữ viết, tính được các ngày trong một năm đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong việc khẳng định con người có khả năng chinh phục thiên nhiên vào thời kỳ mà trình độ con người còn được xem là thấp khi nhận thức về thế giới Sự ra đời của những phát minh đã đánh dấu bước tiến vô cùng quan trọng trong lịch sử đất nước Trung Quốc, xóa bỏ nhận thức trước đây của con người còn vô cùng lạc hậu khi nhận thức về thiên nhiên
Ngoài sự phát triển của khoa học, những thành tựu về văn hóa cũng có sự tác động không nhỏ đối với những tư tưởng của các nhà triết học của Trung Quốc thời kỳ cổ đại Trong đó, đặc biệt phải kể đến sự xuất hiện của chữ viết, với hơn 3000 ký tự, gồm có chữ tượng hình và tượng thanh xuất hiện trên vỏ sò và mai rùa, đây chính là một sự phát minh
vô cùng quan trọng của thời lỳ này Đồng thời, trên đó còn có sự xuất hiện của những phần ghi chép có liên quan đến việc bói toán tương lai Trên cơ sở đó người ta đưa ra cách tính thời tiết, mùa màng, thiên tai, lụ lụt… Những phát minh của của các nhà khoa học và thành tựu về văn hóa vào thời kỳ cổ đại đã sự tác động không nhỏ đến tư tưởng triết học đương thời
Thời kỳ trước đây cũng đã có những tư tưởng về trị nước nhưng còn rất tản mạn, chưa trở thành những học thuyết nhất định Chỉ có một số tư tưởng thần quyền, đề cao tính siêu nhiên của quyền trị nước; tư tưởng thiên ý, ý của vua chính là ý trời Sự phong phú, đa
Trang 14GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
dạng của các hệ thống triết học thời Xuân thu – chiến quốc, khiến người ta phải gọi là thời
kỳ “Bách gia chư tử”, “trăm hoa đua nở, muôn chim cùng hót” Đây được coi là thời kỳ ra đời các học thuyết triết học nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của thời đại đặt ra
Với mục đích bình ổn xã hội, nhưng các học thuyết triết học lại đề ra những giải quyết trị nước khác nhau Có thể nói vấn đề trị nước là vấn đề cơ bản của mọi nhà nước Trị nước là hoạt động trung tâm của toàn bộ quá trình tổ chức và thực hiện những công việc của đất nước Vì thế, quan niệm trị nước cũng được hiểu theo những ý nghĩa rất khác nhau Ở Trung Quốc có hai đường lối trị nước cơ bản đó là đức trị và pháp trị Xã hội Trung Quốc cổ đại thì trong một chính thể quân chủ tuyệt đối, quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhà vua Quyền lực của nhà vua luôn luôn được xem là quyền lực tối cao nhất Nhà vua trực tiếp ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và xét xử những người vi phạm pháp luật Cho nên về mặt ý thức, trong tư tưởng của những nhà triết học chư thể có quan niệm trị nước theo nghĩa hẹp như chúng ta hiểu ngày nay Chính vì vậy, tư tưởng trị nước trong triết học Trung Quốc cổ đại được hiểu theo nghĩa rộng nghĩa là chỉ hoạt động tổ chức thực hiện quyền lực của nhà nước nói chung Có thể xem quyền lực của nhà nước luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một quốc gia và không thể thiếu trong việc ổn định nền chính trị - xã hội của chính quốc gia ấy
Vì thế, khi coi chính trị là việc lớn lao của đạo làm người quân tử thì triết học Trung Quốc cũng đồng thời coi việc trị nước là công việc cơ bản của đời sống xã hội, bởi vì trị nước là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà triết học Trung Quốc cổ đại Điều đó, khiến cho nhiều người cảm thấy rằng không có dân tộc nào xem chính trị quan trọng như dân tộc Trung Hoa Bởi vì với họ, việc trị dân , trị nước phải là sứ mệnh của kẻ sĩ, mà nếu không gặp thời, bất đắc dĩ phải “độc thiên” thì kẻ sĩ ít nhất cũng phải truyền cái đạo của tiên vương, tiên thánh cho đoàn hậu sinh
Có thể nói, các nhà triết học Trung Quốc cổ đại dù ở những mức độ khác nhau, đều bàn đến vấn đề trị nước Vì thế, nó đã được rất nhiều nhà triết học quan tâm nghiên cứu, ngay cả nhà tư tưởng thuộc trường phái triết học Danh gia như Công Tôn Long mặc dù đã đưa ra những lý thuyết phù phiếm như “bạch mã phi mã”, nhưng cũng không thể bỏ qua vấn đề trị nước Trường phái Danh gia, mặc dù bàn về những lý thuyết khiến người ta
Trang 15II QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRỊ NƯỚC CỦA KHỔNG TỬ VÀ TRƯỜNG PHÁI NHO GIA TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
CỔ ĐẠI
Sự ra đời của nhà Chu bắt đầu từ thế lỷ thứ VIII trước công nguyên khi xã hội đang
có rất nhiều biến động to lớn, đánh dấu sự phát triển quan trọng của đất nước Trung Quốc vào lúc bấy giờ, gọi là thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nền phát triển kinh tế, trong xã hội Trung Quốc lúc này có sự tan rã của chế độ chiếm hữu
nô lệ và chế độ phong kiến sơ kỳ đang lên Xã hội Trung Quốc vào thời kỳ này trở nên hết sức rối ren, chiến tranh, thiên tai, lũ lụt… thường xuyên xảy ra, một bên là sự khốn cùng của tầng lớp lao động nghèo với một bên là sự giàu có của tầng lớp tư sản, phong hầu kiến địa Nhân dân thường xuyên phải sống trong cảnh đói rét, khổ đau Trong khi đó, thế lực cầm quyền luôn tìm mọi cách để gây thanh thế, cho nên thường xuyên diễn ra các cuộc chiến tranh
Dường như trong tiếng kêu than của tầng lớp nhân dân lao động nghèo đó đã tiếp thêm sức mạnh cho rất nhiều nhà tư tưởng cùng với những học thuyết của mình ra đời với mong muốn sẽ đưa họ thoát khỏi kiếp trâu ngựa, xây dựng một đất nước thái bình thịnh trị như mong muốn, khát khao cháy bỏng của rất nhiều người Bên cạnh sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực thiên văn học và y học trở thành tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của các tư tưởng ở thời kỳ này Với những quan điểm trị nước có những nội
Trang 16GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
dung không đồng nhất, mỗi quan điểm, học thuyết đều đưa ra cách giải thích riêng để bảo
vệ quan điểm của mình Chính vì vậy, người ta gọi đây là thời kỳ “bách gia tranh mình”, trăm nhà đưa tiếng, đồng thời sự phong phú và đa dạng của các tư tưởng thời kỳ này khi tìm cách bảo vệ quan điểm của mình đã làm cho hệ thống triết học ngày càng trở nên hoàn chỉnh hơn Có những quan điểm khác nhau như thế nên đã dẫn đến sự phân chia thành các trường phái triết học khi giải thích các quan điểm của mình, trong các trường phái đó tiêu biểu phải kể đến đó chính là Nho gia, Pháp gia, Đạo gia…
Tư tưởng của trường phái Nho gia với một số nhà triết học tiêu biểu như Khổng Tử,
Mạnh Tử, Tuân Tử… Trong đó, Khổng Tử là người sáng lập, ông cho rằng cai trị xã hội
bằng pháp luật thì dân sợ nhưng không phục, Khổng Tử (551 – 479 tr.CN), họ Khổng tên
Khâu, tự Trọng Ni nguyên quán ở làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu Nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông Cha tên là Lương Khúc Ngột, là một người anh dũng nhưng bị mất sớm khi Khổng Tử mới lên ba tuổi Mẹ tên là Nhan Thị, khi cha mất đi chẳng bao lâu thì
mẹ cũng qua đời, ông trở thành đứa con mồ côi cả cha lẫn mẹ và sống trong một gia đình nghèo khó, nhưng Khổng Tử lại là một người có tướng mạo khác thường, rất hiếu học, trở thành người nổi tiếng, có trí tuệ uyên thâm từ khi ông mới bước sang tuổi ba mươi Khổng
Tử là người đầu tiên mở trường học và ông cũng là người có rất nhiều học trò theo học Ông sống vào thời kỳ mà chế độ tông pháp nhà Chu sắp bị băng hoại, suy tàn bởi các nước chư hầu phản tranh từ thời Xuân thu cho đến khi chuyển sang thời kỳ Chiến quốc Thời đại của ông chính là thời đại “vương đạo suy vi”, trật tự lễ nghĩa của nhà Chu bị đảo lộn Là người có trí tuệ uyên bác, Khổng Tử chủ trương lập lại trật tự lễ nghĩa của nhà Chu, theo cách của mình để phù hợp với tình hình chính trị - xã hội lúc bấy giờ Khi ông mở trường dạy học thì ông luôn khát khao được thực hiện lý tưởng chính trị của mình, ông đi nhiều nơi và mong muốn tìm được vị vua nào đó thực hiện lý tưởng của mình, Khổng Tử bằng nhiều cách đã tìm cách tuyên truyền lý tưởng của mình chẳng hạn như tranh luận với các trường phái khác Khổng Tử luôn khát khao mang lại hòa bình thịnh trị, đặc biệt khi sống trong thời kỳ đất nước đang bị rối loạn,trật tự lễ nghĩa bị đảo lộn, ông chủ trương lập lại trật tự lễ nghĩa của nhà Chu và ông đã xây dựng nên học thuyết Chính danh
Ngoài ra, những quan điểm của Khổng Tử đã tác động không nhỏ và trở thành tiền
đề quan trọng cho các thế hệ học trò về sau kế thừa phát triển Trong những nhà triết học
Trang 17GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
đó có Mạnh Tử, hay còn gọi là Mạnh Kha (371 – 289 tr.CN), tên là Tử Dư, là người đất
Trâu, thuộc miền nam tỉnh Sơn Đông ngày nay, là học trò của Tử Tư có tên là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử, Tử Tư là học trò của Tăng Tử hay còn gọi là Tăng Sâm Mạnh tử
là triết gia lớn thời kỳ này, ông là người có công rất lớn trong việc bảo vệ phát triển những quan điểm của Khổng Tử và đưa ra những quan điểm hoàn toàn mới để bổ sung cho trường phái triết học Nho gia, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với thời kỳ này Ông sống vào thời kỳ mà những tư tưởng “mọc lên như nấm sau mưa” Chính vì vậy, để hoàn thiện
và phát triển những tư tưởng bậc thầy của mình là Khổng Tử và hy vọng những học thuyết của mình sẽ được tầng lớp thống trị tin dùng Mạnh Tử đã đi chu du khắp nơi với mong muốn truyền bá được những tư tưởng của mình để giúp ích cho đời Với khát khao cháy bỏng ấy trong suốt cuộc đời, ông đã đến rất nhiều nước như Tề, Lương, Sở, Ngụy, Tần…nhưng học thuyết của ông đều không được trọng dụng Bởi vì nguyên nhân chính là những quốc gia này đã sử dụng những học thuyết của những nhà tư tưởng trước đó rất thành công
và ngày càng lớn mạnh Cho nên, những điều Mạnh Tử mang đi diễn thuyết trở nên xa lạ, không có sức thuyết phục đối với họ Trong đó, nước Tần lớn mạnh chính là nhờ việc dùng Thương Quân, còn các quốc gia khác như Sở, Ngụy thì thường xuyên đánh thắng địch nhờ việc dùng Ngô Khởi… Vì vậy, các nước thường xuyên sử dụng một số kế sách như hợp tung, liên hoành để đối phó với nhau Cho nên những tâm nguyện của ông không trở thành hiện thực, ông trở lại chuyên tâm vào con đường dạy học và nghiên cứu kinh sách như Kinh Thi, Kinh Thư, đồng thời ông đã ghi chép và tổng hợp thành bộ sách có tên gọi là Mạnh Tử Cuốn sách này đời sau đã đánh giá là tác phẩm kinh điển của trườn phái triết học Nho gia
Có thể nói, những đóng góp của Mạnh Tử đối với triết học Nho gia còn phải kể đến
đó là công việc ông đã đấu tranh để chống lại những quan điểm của những trường phái triết học khác nhau vào thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc Để kế thừa và phát triển những tư tưởng của Khổng Tử, ông đã cho ra đời hệ thống triết học duy tâm chủ nghĩa dựa trên nền tảng tư tưởng như “Thiên mệnh”, “sinh nhi tri chi”, ”nội tỉnh”, “chính tâm thành ý” của triết học Khổng Tử và Tử Tư, Tăng Sâm với danh nghĩa bảo vệ Nho giáo, đồng thời Mạnh Tử đã phát triển những tư tưởng này lên đến đỉnh cao Tuy nhiên, những tư tưởng của Mạnh Tử lại dựa trên lập trường, tư tưởng của giai cấp quý tộc chủ nô đang sắp chuyển hóa thành
Trang 18GVHD: PGS TS Vũ Văn Gầu
giai cấp địa chủ phong kiến nên những tư tưởng của ông trở nên bảo thủ và không phù hợp với thời kỳ lịch sử lúc bấy giờ Vào cuối thời kỳ Xuân thu những cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt hơn, những mâu thuận xã hội càng trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết Tầng lớp quý tộc mới ở thời kỳ này ngày càng phô trương thanh thế của mình, trong khi đó tầng lớp quý tộc cũ thì ngày càng mất dần vị thế thống lĩnh Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho những tư tưởng của các nhà triết học có sự chuyển biến rõ nét và có những quan điểm khác nhau, Mạnh Tử khi quan niệm về thế giới, ông lại cho rằng trời là đấng anh minh tối cao, sáng tạo và chi phối vạn vật trong vũ trụ Chính điều này để ổn định nền chính trị - xã hội của đất nước, Mạnh Tử đề cao mệnh trời và cho ra đời học thuyết
“Nhân chính”, nhằm đem lại bình yên cho nhân dân mà không cần sử dụng vũ lực
Cùng quan điểm của các nhà triết học thuộc trương phái Nho gia, thì học thuyết bản tính ác của con người mà Tuân Tử và Hàn phi là tiền đề lý luận của chủ trương Pháp trị của
trường phái Pháp gia Tuân Tử họ Tuân tên thường gọi là Huống, tên tự là Khanh người
đời còn gọi là Tôn Khanh, ông sinh khoảng năm 313 và mất năm 238 trước công nguyên Tuân Tử là người nước Triệu, thuộc phía nam tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây ngày nay Những năm trước 40 tuổi, ông thường chuyên tâm vào việc trau dồi học vấn Đến năm 50 tuổi, Tuân Tử dành phần lớn thời gian của mình để đi chu du tới các nước Trong đó, ông đến nước Tề và được xem là bậc thầy già nhất, ở đây ông đã được tôn kính gọi là “Liệt đại phu” và ông đã ba lần làm tế tửu, một danh hiệu vinh dự trong buổi tiệc “quốc yến” vào khoảng năm 265 – 260 tr.CN, nhưng ông cũng không được trọng dụng Rồi vài năm sau
đó, Tuân Tử đã đến nước Tần diện kiến Tần Chiêu Vương vào khoảng năm 260 – 255 tr.CN và gặp tể tướng Phạm Tuy Đây chính là giai đoạn mà nước Tần được xem là một cường quốc, nhờ vào thế mạnh của mình để đe dọa các nước chư hầu Khi được tể tướng của nước Tần hỏi về những suy nghĩ của mình đối với nước này thì ông đã thẳng thắn ca ngợi là đây là nước có nhiều tập tục tốt như cảnh núi non thì hùng vĩ, quan lại thì hết lòng
vì dân… Tuy nhiên, trước mặt tể tướng của nước Tần ông lại không tiếc lời phê bình nước Tần còn khiếm khuyết về đạo Nho, Tho quan điểm của ông thiếu đạo Nho chính là việc thiếu lễ nghĩa, đó chính là linh hồn của một quốc gia Có thể nói, Tuân Tử đã khen điều hay và che điều khiếm khuyết của nước Tần một cách hết sức thẳng thắn, không sợ mất lòng và rất nghiêm túc mà như người ta nói thì đúng như cách phân biệt phải , trái của