Bảng 2.4: Nợ xấu phân theo thời hạn vay vốn năm 2010-2012
ĐVT: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Nợ ngắn hạn 589,766 66.6% 815,618 67.8% 671,584 68.0% Nợ trung hạn 101,836 11.5% 110,674 9.2% 102,713 10.4% Nợ dài hạn 193,932 21.9% 276,685 23.0% 213,327 21.6% Tổng nợ xấu 885,534 100.0% 1,202,977 100.0% 987,624 100.0%
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Eximbank năm 2010, 2011, 2012
Nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu.
2.2.2. Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩuViệt Nam
2.2.2.1. Quy trình quản lý nợ xấu
Nguyên tắc quản lý nợ xấu
- Phòng Tín dụng tại Chi nhánh phải chủ động quản lý chất lượng khoản vay và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu không vượt tỷ lệ tối đa theo định hướng của Eximbank trong từng thời kỳ.
- Hội sở sẽ áp dụng các biện pháp xử lý nợ đặc biệt khi Chi nhánh có một trong các dấu hiệu: (i) nợ xấu tăng đột biến, (ii) tỷ lệ nợ xấu vượt tỷ lệ tối đa theo định hướng của Eximbank trong từng thời kỳ, (iii) kết quả kinh doanh lỗ trong 2 quý liên tiếp mà nguyên nhân phát sinh là do chi phí sử dụng dự phòng rủi ro lớn.
- Khi áp dụng các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu phải đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật và của Eximbank.
- Danh sách các khoản nợ xấu và các thông tin liên quan phải được bảo mật. Việc công bố, cung cấp thông tin nợ xấu ra bên ngoài thực hiện theo quy định của NHNN và Eximbank.
Quy trình quản lý nợ xấu
Để hạn chế nợ xấu phát sinh, Eximbank đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn quy trình tín dụng chặt chẽ từ khâu thẩm định khách hàng, phương án kinh doanh đến khâu quản lý trong và sau khi cho vay. Phân cấp thẩm quyền quyết định tín dụng phù hợp với điều kiện kinh doanh của từng Chi nhánh. Và có những chỉ đạo sâu sát trong việc hạn chế nợ xấu phát sinh.
Khi khoản vay được xác định là nợ xấu thì Eximbank áp dụng quy trình xử lý như sau:
- Chậm nhất vào ngày 10 hàng tháng, Chi nhánh cập nhật danh sách khách hàng có nợ xấu để theo dõi riêng và tổ chức các biện pháp thu hồi nợ.
- Cán bộ phụ trách hồ sơ tại Chi nhánh lập tờ trình báo cáo tóm tắt khoản nợ, quá trình xử lý nợ xấu, những vướng mắc trong quá trình xử lý và đề xuất phương án xử lý. Tờ trình sẽ được thông qua Ban tín dụng tại Chi nhánh và gửi lên Trung tâm xử lý nợ.
- Trung tâm xử lý nợ có trách nhiệm đánh giá lại và đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo như tiếp tục cơ cấu nợ, phát mại tài sản, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khởi kiện, cấn trừ nợ… và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp áp dụng kết hợp phát mãi tài sản hoặc cấn trừ nợ với miễn giảm lãi cho khách hàng thì thẩm quyền quyết định là Hội đồng tín dụng trung ương.
- Sau khi tờ trình được phê duyệt, cán bộ phụ trách hồ sơ triển khai phương án xử lý nợ xấu theo đúng nội dung đã được phê duyệt. Trong quá trình xử lý nếu có tình tiết mới phát sinh, cán bộ phụ trách lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời.
2.2.2.2. Các biện pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh
- Thông qua hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng
Đặc điểm chung của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là danh mục tín dụng vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản (từ 60% đến 70% tổng tài sản của ngân hàng). Do vậy, xếp hạng tín dụng nội bộ đang ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng
Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế như Moody’s, Standard & Poor đều nhằm đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng tại thời điểm đánh giá và dự báo khả năng khách hàng không trả được nợ trong thời gian 12 tháng tới (tính từ thời điểm đánh giá khách hàng);
Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của Eximbank gồm 2 phần: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh. Trong đó, cấu phần hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi bởi đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp tại Eximbank được xây dựng cho 16 nhóm ngành trên cơ sở Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ngày 23/01/2007 và các nhóm khách hàng chính của Eximbank. Các doanh nghiệp được chấm điểm bao gồm doanh nghiệp cũ, doanh nghiệp mới quan hệ lần đầu, doanh nghiệp mới đi vào hoạt động hoặc đang trong giai đoạn đầu tư.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho Doanh nghiệp phân loại nợ theo phương pháp định tính và định lượng qua 2 phần tài chính và phi tài chính.
Các yếu tố tài chính được đánh giá dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính lũy kế tới kì gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm: nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ, nhóm chỉ tiêu thu nhập.
Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng, bao gồm các nhóm: khả năng trả nợ của Doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với Ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp.
Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề, loại hình và quy mô của doanh nghiệp. Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ xác định mức phân loại của khoản cho vay. Tuỳ theo tổng số điểm đạt được mà mỗi khách hàng sẽ được phân vào một trong 10 nhóm hạng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau (phụ lục 1)
Khi hệ thống chấm khách hàng Tốt (có thể nhóm AAA hoặc AA hoặc A) điều này không có nghĩa khách hàng sẽ không quá hạn sau khi cho vay. Đối với khách hàng nhóm A tỷ lệ khách hàng quá hạn trong thời gian tới sẽ rất thấp, khi quyết định cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng này thì khả năng phát sinh nợ xấu sẽ thấp.
Khi hệ thống chấm khách hàng Xấu (có thể nhóm B hoặc C) điều này không có nghĩa khách hàng sẽ quá hạn sau khi cho vay. Tuy nhiên, đối với khách hàng nhóm này tỷ lệ khách hàng quá hạn trong thời gian tới sẽ cao hơn nhóm Tốt.
Do đó việc chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng là một trong các biện pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh hiệu quả.
- Thông qua quá trình thẩm định, sàn lọc khách hàng
Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường công tác thẩm định tín dụng, phát triển và sàn lọc khách hàng, từ cuối năm 2011 Eximbank đã triển khai công tác tín dụng theo mô hình ba bộ phận (phụ lục 2), cụ thể:
Bộ phận Quan hệ khách hàng với nhiệm vụ là phát triển khách hàng mới và tư vấn các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng; tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và các yêu cầu khác của khách hàng.
Bộ phận thẩm định tín dụng có nhiệm vụ thực hiện thẩm định khách hàng; đánh giá phân tích tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc
dự án của khách hàng; hồ sơ tín dụng của khách hàng; nhận định các rủi ro có thể xảy ra và đề xuất biện pháp hạn chế rủi ro; đề xuất việc cấp tín dụng và các điều kiện tín dụng kèm theo, sau đó trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Bộ phận hỗ trợ tín dụng có nhiệm vụ dự thảo hợp đồng, văn bản tín dụng và trình các cấp có thẩm quyền ký kết. Ngoài ra bộ phận này còn kiểm soát việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng.
Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa công tác kiểm soát chất lượng tín dụng, vào giữa năm 2012 Eximbank đã thành lập Trung tâm tín dụng tại Hội sở. Nhiệm vụ chính của Trung tâm tín dụng là thẩm định, tái thẩm định hồ sơ tín dụng được Chi nhánh trình về Hội sở, thẩm định các khách hàng tiềm năng; phối hợp với Chi nhánh kiểm tra sau cho vay, phân tích tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng đang có hạn mức tín dụng tại Eximbank. Ngoài ra Trung tâm tín dụng còn cung cấp thông tin kinh tế ngành, chỉ rõ rủi ro có thể phát sinh theo từng ngành kinh tế, xác định các ngành kinh tế có tiềm năng phát triển để các Chi nhánh có định hướng phát triển tín dụng.
Nhờ đó quá trình thẩm định tín dụng, sàn lọc khách hàng được diễn ra thông suốt từ Chi nhánh đến Hội sở và phòng ngừa được nợ xấu phát sinh.
- Thông qua việc kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Eximbank tăng cường việc kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định (trước khi cho vay). Việc kiểm soát giai đoạn trong và sau khi cho vay sẽ có tác dụng:
Đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận.
Cập nhập thông tin thường xuyên về khách hàng, kể cả các khách hàng tốt.
Phát hiện kịp thời các dấu hiện rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.
Việc kiểm tra trong khi cho vay được thực hiện khi giải ngân cho khách hàng; bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thu thập hồ sơ, chứng từ giải
ngân; Bộ phận Quản lý nợ thực hiện việc kiểm tra chứng từ và tuân thủ các điều kiện theo quy trình tác nghiệp. Sau đó hồ sơ giải ngân sẽ được Bộ phận Kiểm tra kiểm soát nội bộ kiểm tra lần cuối trước khi trình cấp thẩm quyền và giải ngân. ( Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ là bộ phận kiểm soát độc lập với Chi nhánh, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ của chi nhánh trên cơ sở đối chiếu, kiểm tra chứng từ giao dịch, hồ sơ pháp lý, hồ sơ khách hàng với các quy chế, quy trình, quy định nghiệp vụ của Eximbank, quy định của pháp luật và NHNN. Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ không chịu trách nhiệm về các thông tin trên hồ sơ do Chi nhánh cung cấp, về việc thẩm định thực tế năng lực cũng như uy tín của khách hàng).
Việc kiểm tra sau khi cho vay nhằm mục đích kiểm tra khách hàng có thực hiện đúng các cam kết trong Hợp đồng tín dụng không; có sử dụng vốn vay đúng mục đích không; kiểm tra hiện trạng của tài sản đảm bảo; kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, triển khai dự án của khách hàng. Việc kiểm tra thường xuyên sau cho vay giúp Ngân hàng nắm bắt được tình hình “sức khỏe” của khách hàng, từ đó có những biện pháp tư vấn, hỗ trợ kịp thời giúp khách hàng vượt qua khó khăn tạm thời và ngân hàng phòng ngừa được nợ xấu phát sinh.
2.2.2.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu
Để tăng cường việc xử lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai, từ cuối năm 2012 đến nay Eximbank đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, chính sách phù hợp. Đồng thời Trung tâm xử lý nợ trực thuộc Tổng giám đốc đã được thành lập để tập trung và tăng cường vai trò của Hội sở trong công tác xử lý nợ nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ.
- Tiếp tục cơ cấu lại nợ, hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi
Sau khi phân tích thực trạng tài chính ( tình hình tài chính của khách hàng có bị mất cân đối không, các khỏan phải thu khó đòi, các khoản nợ đến hạn trả, tình hình hàng tồn kho …), thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ( tình hình kinh
doanh hiện tại, nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào như thế nào, sản phẩm đầu ra có đáp ứng nhu cầu thị trường, có khó khăn gì trong việc đàm phán hợp đồng …), đánh giá tính xác thực của các nguồn thu nhập trả nợ ( nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; nguồn thu từ bán hàng tồn kho; nguồn thu từ các khỏan phải thu chưa thu được; nguồn thu từ bán tài sản của khách hàng, bán tài sản thế chấp, cầm cố của bên bảo đảm; nguồn thu từ cấn trừ nợ với Eximbank, nguồn thu khác …), và đánh giá mức độ thiện chí trả nợ của khách hàng, Eximbank sẽ có quyết định tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với đối tượng khách hàng này hay không.
Khi đã đưa ra quyết định tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng đối với đối tượng này, Eximbank sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng phù hợp với nguồn thu như tiếp tục gia hạn thời gian trả nợ, lập lại kỳ trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và theo dõi việc thực hiện các cam kết của khách hàng sau khi được cơ cấu. Đối với một số khách hàng có phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả, tạo ra được nguồn thu nhập ổn định để trả nợ, Eximbank có thể xem xét và cấp tín dụng thêm cho khách hàng; trong trường hợp này Eximbank phải giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn, nguồn thu từ phương án này và việc tuân thủ các cam kết của khách hàng đảm bảo việc cho vay thêm giúp khách hàng vượt qua khó khăn đồng thời tạo khả năng thu hồi các khoản nợ trước.
Đối với một số trường hợp khách rất có thiện chí trong việc trả nợ và thực hiện các cam kết, Eximbank có thể xem xét giảm, miễn một phần lãi cho khách hàng. Đây cũng là một động thái khuyến khích khách hàng để khách hàng tận thu các nguồn để trả nợ ngân hàng.
- Xử lý tài sản bảo đảm, đòi nợ bên bảo lãnh
Eximbank sẽ đàm phán với khách hàng về việc bán tài sản để thu hồi nợ; tài sản bảo đảm có thể là của chính khách hàng hoặc của bên bảo lãnh; khách hàng, bên bảo lãnh có thể tự bán tài sản hoặc ủy quyền cho Eximbank bán tài sản;
Trong trường hợp khách hàng tự bán tài sản, Eximbank và khách hàng sẽ ký một Biên bản thỏa thuận trong đó quy định thời gian khách hàng tìm đối tác và thực
hiện thủ tục chuyển nhượng không quá 03 tháng kể từ ngày ký Biên bản. Số tiền thu được từ bán tài sản sẽ được sử dụng theo nguyên tắc dùng toàn bộ để trả nợ cho Eximbank. Nếu số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ thu hồi nợ, khách hàng và (hoặc) bên bảo đảm tiếp tục nhận nợ và bổ sung tài sản bảo đảm. Nếu số tiền thu được sau khi thu hết nợ còn thừa thì trả lại theo chỉ định bằng văn bản cho khách hàng và (hoặc) bên bảo đảm. Nếu quá thời hạn ấn định khách hàng vẫn chưa bán được tài sản thì yêu cầu khách hàng ủy quyền cho Eximbank bán tài sản hoặc khởi kiện ra Tòa án.
Trong trường hợp khách hàng ủy quyền cho Eximbank bán tài sản, Eximbank và khách hàng lập Hợp đồng ủy quyền có công chứng, chứng thực và có các nội dung cơ bản sau: thỏa thuận cách xác định giá khởi điểm; ủy quyền cho Eximbank ký hợp đồng với tổ chức có chức năng thẩm định giá, tổ chức có chức năng bán đấu