Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm xử lý nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 72 - 74)

Để Trung tâm xử lý nợ hoạt động hiệu quả hơn, cần hoàn thiện Quy trình xử lý nợ xấu. Việc xây dựng quy trình xử lý nợ xấu thống nhất sẽ là công cụ hữu hiệu trong quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng, giúp cho các bộ phận khi phát sinh nợ xấu chủ động xử lý và áp dụng các biện pháp phù hợp, theo quy định của pháp luật. Đồng thời phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận trong xử lý nợ xấu sẽ tạo ra sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo tính khách quan từ đó nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu.

Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ xử lý nợ có trình độ chuyên môn có kiến thức và khả năng nhanh nhạy trong xử lý, thu hồi nợ xấu ( ví dụ có thể xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn đối với cán bộ xử lý nợ như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế). Kết hợp đào tạo cán bộ xử lý nợ tại Chi nhánh để Chi nhánh sẽ chủ động hơn trong việc lên kế hoạch, trực tiếp triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu kịp thời, phù hợp. Do đó sẽ nâng cao hơn trách nhiệm cũng như hiệu quả thu hồi nợ của Chi nhánh.

Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý nợ xấu đồng nhất trong toàn hệ thống Eximbank, tạo điều kiện cho Trung tâm xử lý nợ hoạt động hiệu quả hơn. Hệ thống thông tin quản lý nợ xấu được xây dựng dựa trên dữ liệu về các khoản nợ xấu đã phát sinh cũng như đang tồn tại trên toàn hệ thống Eximbank. Hệ thống thông tin quản lý nợ xấu ngoài những thông tin chi tiết về khách hàng, khoản vay còn cần được bổ sung các thông tin khác có liên quan về quá trình xử lý nợ xấu đã thực hiện, nhận định đánh giá của cán bộ tín dụng trong quá trình xử lý nợ tại từng thời điểm, những vấn đề lưu ý khác liên quan đến tính đặc thù và mối quan hệ với các bên liên quan…Đối tượng sử dụng, khai thác các thông tin này sẽ được phân cấp theo từng User truy nhập, đảm bảo tính bảo mật, theo đúng phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm. Với việc thiết lập hệ thống dữ liệu về nợ xấu sẽ giúp cho công tác kiểm tra, giám sát quá trình xử lý nợ xấu được thuận tiện, cán bộ quản lý các cấp có thể theo dõi thường xuyên và đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo công tác xử lý nợ xấu thực hiện có hiệu quả và khách quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)