khẩuViệt Nam:
2.1.2.1. Tình hình nguồn vốn:
Eximbank xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt. Do đó đã cố gắng tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn, từng bước giữ ổn định và tăng trưởng nguồn vốn.
Trong năm 2010, đối mặt với sự cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngân hàng hết sức căng thẳng, giá vàng, ngoại tệ biến động mạnh… Eximbank một mặt tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, mặt khác theo sát diễn biến thị trường, kịp thời đưa ra những chính sách lãi suất huy động cạnh tranh, phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo quyền lợi khách hàng. Và kết quả là tổng huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 70.705 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2009 và hoàn thành 106% kế hoạch.
Đến năm 2011, tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn do tác động từ các quy định của Ngân hàng nhà nước như quy định ngừng huy động vốn bằng vàng, qui định mức trần lãi suất huy động … Vì vậy để tăng nguồn vốn huy động, Eximbank đã đa dạng hóa sản phẩm huy động, tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, cải tiến chất lượng dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp phục vụ khách hàng…nhờ vậy, huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 72.777 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2010. Ngoài ra Eximbank đã đẩy mạnh việc huy động vốn đối với các đối tác nước ngoài với chi phí thấp, cụ thể là nguồn vốn huy động từ các ngân hàng nước ngoài tăng 176% so với năm 2010.
Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã 5 lần quy định giảm trần lãi suất huy động từ 14%/năm giảm còn 8%/năm. Trong bối cảnh chính sách huy động vốn
có nhiều thay đổi, Eximbank đã linh hoạt đưa ra nhiều sản phẩm mới, nhiều chương trình khuyến mãi có sức hấp dẫn khách hàng. Cùng với sự ủng hộ của các khách hàng thân thiết, hoạt động huy động vốn không những được giữ ổn định trong giai đoạn nhiều trở ngại mà còn đạt được kết quả tích cực. Vốn huy động đã tăng trưởng 18% so với năm 2011và đạt 85.519 tỷ đồng. Biểu đồ 2.1: Huy động vốn của TCKT và dân cư năm 2010-2012 ĐVT: Tỷđồng 25,351 45,354 18,172 54,605 20,732 64,787 2010 2011 2012 TCKT Dân cư
Tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm, huy động vốn từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất, 64% năm 2010 và giữ ổn định 75% trong năm 2011 và năm 2012.
2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn:
Với chính sách quản lý chặt chẽ về tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đặc biệt với quy định về tỷ lệ cho vay các lĩnh vực phi sản xuất đến cuối năm phải đạt là 16% đã ảnh hưởng đến định hướng phát triển tín dụng trong năm của Eximbank. Để phù hợp với tình hình thực tế, Eximbank đã hạn chế cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán, bất động sản, thực hiện đẩy
mạnh cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay xuất nhập khẩu. Đến cuối năm 2011, tổng dư nợ đạt 74.663 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cuối năm 2010 và hòan thành 99,8% kế hoạch.
Năm 2012, kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, sức tiêu thụ hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu… giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn kho tăng dẫn đến nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh giảm, đồng thời suy thoái kinh tế khiến người dân thắt chặt chi tiêu cá nhân. Các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô dẫn đến việc hạn chế cho vay ngoại tệ, không cho vay vàng, thắt chặt đầu tư công. Với tình hình nêu trên, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói chung và Eximbank nói riêng gặp nhiều khó khăn. Tổng dư nợ đến cuối năm 2012 đạt 74.922 tỷ đồng, tăng 0,34% so với năm 2011 và đạt 86% kế hoạch năm.
Biểu đồ 2.2: Dư nợ của cá nhân và doanh nghiệpnăm 2010-2012 ĐVT: tỷđồng
40,183 22,163 55,681 18,982 48,454 26,468 2010 2011 2012 Doanh nghiệp Cá nhân
Kết quả tín dụng cá nhân năm 2012 đạt 26.468 tỷ đồng ( chiếm tỷ trọng 35% tổng dư nợ ), tăng 39% so với đầu năm, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 48.454 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 35% tổng dư nợ), giảm 13% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tiền đồng chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 76% tổng dư nợ), kế đến là ngoại tệ (22%) và vàng (2%).
2.1.2.3. Các hoạt động khác:
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ
Eximbank đã và đang triển khai nhiều dự án, sản phẩm, dịch vụ mới nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng và nâng cao chất lượng thẻ Eximbank, nổi bật như sản phẩm thẻ trả trước quốc tế Visa Prepaid; dịch vụ nạp tiền, thanh toán hoá đơn dịch vụ bằng thẻ nội địa tại POS Eximbank, dịch vụ chấp nhận thanh thẻ Union Pay… Đặc biệt, Eximbank là ngân hàng dẫn đầu xu thế triển khai phát hành và thanh toán thẻ quốc tế không tiếp xúc MasterCard Paypass tại Việt Nam, tạo sự thuận tiện và rút ngắn thời gian giao dịch cho chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ.
Hoạt động thanh toán quốc tế
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Chính phủ, Eximbank đã có những chính sách linh hoạt và các gói sản phẩm phù hợp, kịp thời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động này. Năm 2012 là năm thứ hai liên tiếp sau hơn 20 năm hoạt động Eximbank có cán cân thanh toán xuất khẩu lớn hơn thanh toán nhập khẩu.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Eximbank phát huy thế mạnh truyền thống là các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ trong hoạt động thanh toán quốc tế của khách hàng; áp dụng linh hoạt các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối với các sản phẩm nghiệp vụ ngân hàng theo hình thức trọn gói nhằm gia tăng tính cạnh tranh và gia tăng các tiện ích cho khách hàng; tham gia tích cực hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; tiếp tục cải tiến hệ thống giao dịch nội bộ. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Eximbank có sự tăng trưởng nhanh qua các năm ( năm 2012 tăng 42% so với năm 2011)
Hoạt động kinh doanh vàng
Năm 2012, chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có nhiều thay đổi theo hướng quản lý chặt chẽ hơn. Với định
hướng nhằm hạn chế tình trạng vàng hoá nền kinh tế, khơi thông nguồn vốn vàng trong dân để chuyển hoá thành đồng Việt Nam phục vụ sản xuất-kinh doanh, hạn chế việc xuất nhập khẩu vàng, hoạt động kinh doanh vàng miếng bắt buộc phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước ( Nghị định 24/2012/NĐ-CP), ngưng kinh doanh vàng trên tài khỏan nước ngoài…
Trước tình hình trên, mặc dù Eximbank không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội kinh doanh phù hợp với điều kiện thị trường và chính sách quản lý của Nhà nước, thực hiện cơ chế giá cạnh tranh, linh hoạt, nhưnh doanh số mua bán vàng trong năm 2012 giảm gần 50% so với năm 2011 theo xu hướng chung của thị trường. Eximbank tiếp tục là một trong những ngân hàng dẫn đầu về hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam. Ngoài ra, cuối năm 2012, Eximbank đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.
2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh: Biểu đồ 2.3 : Tổng tài sản năm 2010-2012 ĐVT: tỷđồng 131,111 183,567 170,156
Biểu đồ 2.4 : Lợi nhuận trước thueế năm 2010-2012 ĐVT: tỷđồng
Năm 2010 đánh dấu một năm hoạt động đầy ấn tượng của Eximbank khi đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu chủ yếu như: tổng tài sản đạt 131.111 tỷ đồng, tăng 100,3% so với cuối năm 2009 và hoàn thành 149% kế hoạch (đây là mức tăng trưởng cao nhất trong suốt 21 năm hoạt động của Eximbank); tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ đạt từ 50% trở lên, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành; lợi nhuận trước thuế đạt 2.378 tỷ đồng, tăng 55,1% so với năm 2009 và hoàn thành 108% kế hoạch.
Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã điều hành chính sách thắt chặt tài khoá và tiền tệ trong năm 2011như tăng trưởng tín dụng được giới hạn dưới 20%, tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất giảm dần theo lộ trình của Chỉ thị số 01/CT- NHNN, hoạt động cho vay vốn bằng vàng chấm dứt theo yêu cầu của Thông tư
2,378
4,056
2,851
11/2011/TT-NHNN. Các chính sách điều hành vĩ mô trên đã tác động rất lớn đến hoạt động của các NHTM. Đến cuối năm 2011, tăng trưởng toàn ngành đạt 10,9%, là mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua. Trong bối cảnh như vậy, Eximbank đã bám sát định hướng của Ngân hàng Nhà nước, triển khai các giải pháp kinh doanh linh hoạt phù hợp với điều kiện của thị trường và đã đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan. Tổng tài sản đạt 183.567 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2010 và đạt 102% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.056 tỷ đồng, tăng 71% so với năm 2010 và đạt 135% kế hoạch.
Năm 2012 trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát ở mức thấp, thị trường tài chính tiếp tục biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại một số quốc gia ở Châu Âu. Tình hình kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh trì trệ, hàng tồn kho ở mức cao, cầu tín dụng giảm mạnh. Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp như: miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế cho một số đối tượng doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh; rà soát sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách; tạo điều kiện thuận lợi về nguồn nhân lực, thủ tục hành chính… nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư; chỉ đạo Ngân hàng nhà nước hạ mặt bằng lãi suất cho vay, thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh… Trước tình hình trên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và Eximbank nói riêng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu kinh doanh chững lại so với năm trước nhưng Eximbank vẫn giữ vững và duy trì được hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt độngvà đạt được kết quả lợi nhuận có thể chấp nhận được so với tình hình chung. Tổng tài sản đạt 170.156 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2011, hoàn thành 81% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.851 tỷ đồng, hoàn thành 62% kế hoạch.
2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 2.2.1. Thực trạng nợ xấu 2.2.1.1. Nợ xấu phân theo nhóm nợ Bảng 2.1: Nợ xấu phân theo nhóm nợ n8M 2010-2012 ĐVT: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Nhóm 3 295,304 33.35% 414,128 34.43% 49,932 5.06% Nhóm 4 162,805 18.38% 353,327 29.37% 144,889 14.67% Nhóm 5 427,425 48.27% 435,522 36.20% 792,803 80.27% Tổng nợ xấu 885,534 100.00% 1,202,977 100.00% 987,624 100.00%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2010, 2011, 2012
Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank là 1,42% tương ứng với số dư nợ xấu 885.534 triệu đồng. Đến năm 2011 hàng loạt các doanh nghiệp gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến nguồn trả nợ ngân hàng kéo theo nợ xấu tăng 317.443 triệu đồng và chiếm 1,61% trên tổng dư nợ; trong đó tỷ lệ nợ nhóm 3 vẫn duy trì so với năm trước nhưng về giá trị thì tăng 118.824 triệu đồng; nợ nhóm 4 tăng hơn gấp đôi so với năm 2010 và nợ nhóm 5 là 435.522 triệu đồng, tăng nhẹ so với năm 2010.
Eximbank đã áp dụng nghiều biện pháp thích hợp để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn và tích cực thu hồi nợ, do đó nợ xấu năm 2012 giảm 215.353 triệu đồng và chiếm 1,32% tổng dư nợ. So với năm 2011, nợ nhóm 3 giảm 364.196 triệu đồng, nợ nhóm 4 giảm 208.438 triệu đồng và nợ nhóm 5 tăng đột biến 357.281 triệu đồng, chiếm 80,27% tổng nợ xấu.