Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại Ireland

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 32 - 34)

Khủng hoảng kinh tế Iraland năm 2008 bắt nguồn từ việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tập trung vào bất động sản, tạo bong bóng tài sản trong giai đoạn từ 2000-2007. Đỉnh điểm là cuối năm 2006, giá nhà cao gấp 10-17 lần thu nhập trung bình của người dân (mức bình quân tại châu Âu là 7 lần). Thể chế về giám sát ngân hàng không chặt chẽ, cạnh tranh giành thị phần giữa các ngân hàng đã khiến các tiêu chuẩn cho vay ngày càng thấp; hộ gia đình có thể vay tiền với mức 3-4 lần thu nhập của họ trong vòng 30-40 năm. Ngoài ra, mức lãi suất danh nghĩa là lãi suất thực giảm nhanh chóng sau khi đồng euro được đưa vào lưu thông tại Ireland đầu năm 2002 cũng góp phần làm giảm chi phí vay vốn và kích thích đầu tư, đặc biệt vào bất động sản.

Khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, bong bóng bất động sản vỡ khiến giá trị bất động sản Ireland sụt giảm 47% trong giai đoạn từ tháng 9/2007 đến tháng 12/2011. Giá trị tài sản thế chấp giảm, ngân hàng không thu hồi được nợ, dẫn đến hệ quả các ngân hàng lớn chịu thua lỗ, kéo toàn bộ nền kinh tế rơi vào khủng hoảng

từ năm 2008. Nợ xấu từ khu vực ngân hàng tạo thành gánh nặng nợ nần của chính phủ, nợ tư chuyển hóa thành nợ công: năm 2009 tỷ lệ nợ xấu ngân hàng là 9% GDP; năm 2010 là 8,6% và năm 2011 là 9,2%.

Chính phủ Ireland đã phải cần đến sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Sau nhiều vòng đàm phán, ngày 28/11/2010, Ireland đã nhận được gói hỗ trợ tài chính của “bộ ba” (gồm Liên hiệp châu Âu –EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu-ECB, Quỹ tiền tệ quốc tế -IMF) lên tới 85 tỉ euro, trong đó 35 tỉ euro được dành cho khu vực ngân hàng.

Các tổ chức này đã đưa ra một kế hoạch tổng thể nhiều giai đoạn buộc Chính phủ Ireland phải thực hiện như một điều kiện để được cứu trợ; trong đó việc khơi thông dòng vốn tín dụng từ ngân hàng, đưa đồng vốn đang mắc kẹp trong thị trường bất động sản sang thị trường sản xuất, đầu tư và tiêu dùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Bản thân Chính phủ Ireland cũng đã kịp thời đưa ra một số giải pháp then chốt, thực hiện một cách nhất quán và quyết liệt, và nhờ đó đã đưa được đất nước ra khỏi khủng hoảng.

Thứ nhất là cải cách hệ thống chính trị để lấy lại và củng cố niềm tin của người dân theo hướng cho phép người dân tiếp cận với thông tin nhiều hơn, đặc biệt là thông tin về hoạt động và chi tiêu của Chính phủ; chú trọng nâng cao tính minh bạch và tăng cường lòng tin của công chúng.

Thứ hai là đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quốc hội để các cơ quan này có thêm nhiều quyền lực và hoạt động tốt hơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng là vai trò giám sát của quốc hội trong lĩnh vực tài chính tất yếu. Quốc hội Ireland đã thành lập một ủy ban giám sát quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tại Ireland.

Thứ ba là thành lập Cơ quan Quản lý tài sản quốc gia (National Asset Managemant Agency – NAMA) với nhiệm vụ mua lại nợ xấu của các ngân hàng, tiếp quản và quản lý tài sản thế chấp (chủ yếu là bất động sản), xử lý, bán lại trong

khung thời gian tối đa 10 năm. Các ngân hàng yếu kém bị buộc phải sáp nhập, ban lãnh đạo của những ngân hàng này bị thay thế. Trong giai đoạn đầu, NAMA đã mua hoặc chuyển nhượng tài sản nợ trị giá 71 tỷ bảng Anh từ 850 con nợ và hơn 11.000 khoản nợđược thế chấp bằng 16.000 công trình bất động sản. Để làm điều này, NAMA đã phát hành chứng khoán do chính phủ bảo lãnh cho 5 đơn vị thành viên của mình.

Thứ năm là tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống giáo dục là cách tốt nhất để phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế về lâu dài. Nhà nước bao cấp và hỗ trợ hoàn toàn về chi phí cho đến cấp đại học và đào tạo nhằm đáp ứng theo yêu cầu của thị trường, hướng đến thị trường.

Đến nay, Chính phủ Ireland tuyên bố nước này đã đáp ứng tất cả cam kết theo yêu cầu cứu trợ của EU, ECB và IMF. Mục tiêu thâm hụt ngân sách được Chính phủ Ireland tiếp tục thực hiện và cam kết sẽ giảm nợ xuống mức 7,5% GDP trong năm 2013 và tiến tới mục tiêu 3% vào năm 2015. Với kết quả này, Ireland trở thành quốc gia đầu tiên thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ từng làm điêu đứng nền kinh tế thịnh vượng này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)