Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 37 - 39)

Đối với mỗi một quốc gia khi xử lý nợ xấu thì sự hỗ trợ của Chính phủ và các Ban ngành chức năng là điều kiện cần thiết hơn bao giờ hết. Chính phủ đóng vai trò chỉ đạo và định hướng thống nhất cho các NHTM trong quá trình thực hiện xử lý nợ xấu. Chính phủ có thể ban hành các văn bản, quy định tạo ra hành lang pháp lý phù hợp cũng như hỗ trợ giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nằm ngoài tầm kiểm soát, điều tiết xử lý của NHTM.

Theo kinh nghiệm của 3 quốc gia được nghiên cứ trên, việc xử lý nợ xấu nên thực hiện cơ chế như sau:

(1) Các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp.

(2) Tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM.

(3) Các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phương thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm). Số tiền thu hồi này sẽ được chuyển cho NHTM để phục vụ việc cho vay các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

(4) Chính phủ nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu trên đồng thời thành lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong trường hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái phiếu. Chỉ với sự bảo lãnh của Chính phủ thì các nhà đầu tư trong nước và quốc tế mới thấy được sự hấp dẫn từ các loại trái phiếu trên.

(5) Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành quy chế về hoạt động AMC và xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc giám sát.

Việc xử lý nợ xấu phải đi đôi với ngăn chặn nợ xấu tái diễn trong tương lai. Do đó các ngân hàng phải tự xem xét lại quy trình thẩm định tín dụng ngay từ đầu. Và không thể bỏ qua quy trình kiểm soát trong khi cho vay, kiểm tra thường xuyên sau khi cho vay. Như vậy mới hạn chế được sự gia tăng nợ xấu trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Chính phủ phải kết hợp tái cấu trúc khu vực ngân hàng và tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc thì khi khu vực ngân hàng khỏe mạnh sau khi đã được cơ cấu lại sẽ giúp cho việc cơ cấu khu vực doanh nghiệp dễ dàng hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Trọng tâm của chương là quan niệm và nội dung của quản lý nợ xấu.

Luận văn cũng đã nêu bài học kinh nghiệm của các NHTM tại một số nước trên thế giới. Những nội dung được đề cập trong Chương 1 sẽ là cơ sở để luận văn tiếp tục phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI

NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 37 - 39)