Nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng
- Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của Ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Việc xác lập quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện đặc biệt quan trọng đối với NHTM. Việc ban hành quy trình tín dụng chi tiết, rõ ràng sẽ giúp cho nhân viên ngân hàng hiểu và triển khai nghiệp vụ có hiệu quả, hạn chế được những lỗi vi phạm. Bên cạnh đó, với quy trình tín dụng chuẩn xác, việc rà soát, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, thiếu sót sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
Một quy trình tín dụng chặt chẽ, đảo bảo tính chính xác và đầy đủ sẽ giúp cho Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng từ đó sẽ giảm đáng kể nợ xấu. Ngược lại, một quy trình tín dụng lỏng lẻo, không khoa học sẽ làm gia tăng nợ xấu.
- Đạo đức và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng.
Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế nợ xấu. Đội ngũ cán bộ tín dụng vừa có đạo đức, phẩm chất vừa có trình độ chuyên môn trong đánh giá, thẩm định, quản lý các khoản vay thì khả năng xảy ra nợ xấu do yếu tố chủ quan là rất thấp. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì rất nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Sau khi giải ngân, ngân hàng cần thực hiện việc theo dõi khoản vay, nắm bắt tình hình của khách hàng nhằm phát hiện càng sớm càng tốt các khoản vay có vấn đề hoặc tiềm ẩn rủi ro, làm cơ sở cho việc xác định nợ xấu được chuẩn xác. Bên
cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng góp phần phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do nhân viên ngân hàng gây ra. Khi thiết lập được hệ thống kiểm tra, kiểm soát độc lập, vận hành có hiệu quả sẽ góp phần hỗ trợ rất tốt cho công tác quản lý hoạt động tín dụng nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng.
- Công nghệ tin học Ngân hàng
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ tin học có ảnh hưởng rất lớn, chi phối mọi hoạt động của Ngân hàng. Nền tảng công nghệ tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian, nhân lực trong quản lý nói chung và theo dõi các khoản vay nói riêng. Ứng dụng công nghệ tin học trong thực hiện các chỉ tiêu về nợ xấu giúp tăng cường công tác quản lý, cảnh báo và phát hiện kịp thời những khoản vay suy giảm chất lượng do vi phạm cam kết hoàn trả.
- Mô hình tổ chức và quản trịđiều hành
Mô hình tổ chức có tác động trực tiếp đến lập kế hoạch và triển khai xử lý nợ xấu. Với mô hình tổ chức được phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, đặc biệt là bộ phận xử lý nợ sẽ giúp công tác triển khai xử lý nợ hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn.
Quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng cũng là một nhân tố quyết định trong quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng. Khi ban lãnh đạo có quan điểm rõ ràng và kiên quyết trong kiểm soát và xử lý nợ xấu thì công tác thực thi chỉ tiêu về nợ xấu sẽ đạt hiệu quả tốt hơn và thuận lợi hơn.
Nhân tố chủ quan từ phía khách hàng vay
- Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của khách hàng
Trình độ sản xuất của khách hàng chưa cao, tính toán chọn phương án kinh doanh thiếu thông tin, thiếu chính xác dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, lợi nhuận thấp có khi còn thua lỗ dẫn tới có thể không trả được nợ và gây nợ xấu cho ngân hàng.
Khả năng tài chính của Doanh nghiệp còn non yếu nên chỉ một rủi ro nhỏ cũng làm mất khả năng thanh toán không trả nợ được Ngân hàng.
- Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích
Một số khách hàng có tư tưởng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tính toán lừa đảo ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích.
- Tư cách đạo đức của người đi vay
Một số khách hàng chây ỳ, không chủ động trong việc trả nợ đến hạn, khiến cho các khoản vay chuyển thành nợ xấu.
- Tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp.
1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá quản lý nợ xấu
Do nội dung của quản lý nợ xấu gồm hạn chế nợ xấu và quản lý nợ xấu, nên có 2 nhóm chỉ tiêu để đánh giá:
Đối với quá trình hạn chế nợ xấu: có thể đánh giá qua chỉ tiêu mức giảm tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ qua thời gian. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu ở ngưỡng an toàn là dưới 3%.
Đối với quá trình xử lý nợ xấu có thể đánh giá qua các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ xoá nợ ròng/tổng nợ xấu: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro. Chỉ tiêu này càng thấp, thể hiện khả năng thu hồi nợ xấu của Ngân hàng tốt. Xoá nợ ròng = Nợ gốc đã xử lý rủi ro – Thu nợ đã xử lý rủi ro.
- Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã thu hồi được: tỷ lệ này phản ánh trong tổng số nợ xấu thu hồi có bao nhiêu nợ xấu đã thu hồi bằng các biện pháp xử lý nợ.
- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ dư nợ xấu: Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh koanh của ngân hàng và ngược lại.
Trong đó chỉ tiêu mức giảm tỷ lệ xoá nợ ròng/tổng nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản nhất vì nó phản ánh khá toàn diện các nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại một số nước trên thế giới 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại một số nước