1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh Hưởng Của Tư Tưởng Nho Giáo Trong Đời Sống Xã Hội Việt Nam Hiện Nay Tới Việc Hình Thành Tư Tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa Và Giải Pháp Khắc Phục

25 2,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 248 KB

Nội dung

Nho giáo là một trong những hệ tư tưởng lớn trên thế giới và nó đã đi sâu vào văn hóa của nhiều nước đặc biệt là các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á. “Đạo” theo nho giáo là quy luật chuyển biến, tiến hóa của trời đất, muôn vật. Đối với con người, đạo là con đường đúng đắn để noi theo để xây dựng quan hệ lành mạnh, tốt đẹp. Đạo của con người, theo con đường của nho gia là phải phù hợp với tính của con người lập lên. Chính vì vậy, Nho giáo tác động mạnh mẽ đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của con người và tác động vào các khu vực khác của đời sống xã hội cũng như đối với xã hội đặc biệt là ở Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến ở nước ta nho giáo đã từng rất phát triển và đã trở thành quốc giáo, và nho giáo đã đi sâu vào xã hội Việt Nam cho dù sau này có rất nhiều hệ tư tưởng mới co du nhập vào Việt Nam nhưng vẫn không làm mờ được sự ảnh hưởng sâu săc của nho giáo. Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên Chủ Nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận. Nhưng do có sự ăn sâu của nho giáo trong xã hội vì vậy ở nước ta xã hội chủ nghĩa vẫn có những ảnh hưởng nhất định trên từng lĩnh vực. Vì vậy, việc nghiên cứu những tác động của nho giáo đến xã hội Việt Nam trong sự hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết để vận dụng một cách tốt nhất tư tưởng chủ nghĩa xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước.

Trang 1

TP.HCM – 2016

Trang 2

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 2

I Lý Do Chọn Đề Tài 2

II Mục Đích 3

III Mục Tiêu 3

B NỘI DUNG 3

I Khái Quát Về Nho Giáo 3

I.1 Nho giáo là gì? 3

II Các Quan Điểm Về Nho Giáo 5

II.1 Quan điểm về bản chất con người 5

II.2 Quan điểm về xã hội học 7

II.3 Quan điểm về giáo dục 8

II.4 Quan điểm về quản lý xã hội (trị quốc) 9

III Quá Trình Nho Giáo Du Nhập Vào Việt Nam 11

III.1 Giai đoạn thứ nhất 11

III.2 Giai đoạn thứ hai 12

III.3 Giai đoạn thứ ba 12

IV Ảnh Hưởng Nho Giáo Đến Việt Nam Và Hình Thành Tư Tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa 13

IV.1 Ảnh hưởng tích cực đến xã hội Việt Nam và hình thành tư tưởng xã hội Chủ nghĩa 13

IV.2 Ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đến Việt Nam và hình thành tư tưởng xã hội Chủ nghĩa 17

V Giải Pháp Khắc Phục 21

C KẾT LUẬN 22

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

Trong thời kỳ phong kiến ở nước ta nho giáo đã từng rất phát triển và đã trở thànhquốc giáo, và nho giáo đã đi sâu vào xã hội Việt Nam cho dù sau này có rất nhiều hệ

tư tưởng mới co du nhập vào Việt Nam nhưng vẫn không làm mờ được sự ảnh hưởngsâu săc của nho giáo

Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên Chủ Nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác– Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận Nhưng do có sự ăn sâu của nho giáotrong xã hội vì vậy ở nước ta xã hội chủ nghĩa vẫn có những ảnh hưởng nhất địnhtrên từng lĩnh vực Vì vậy, việc nghiên cứu những tác động của nho giáo đến xã hộiViệt Nam trong sự hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết để vậndụng một cách tốt nhất tư tưởng chủ nghĩa xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước

II Mục Đích

Nắm được sự ảnh hưởng của nho giáo đến xã hội Việt Nam và trong sự hình thành

tư tưởng xã hội chủ nghĩa

III Mục Tiêu

Tìm hiểu các quan điểm của nho giáo và sự ảnh hưởng của nho giáo đến xã hộiViệt Nam, việc hình thành tư tưởng chủ nghĩa xã hội

Trang 4

B NỘI DUNG

I Khái Quát Về Nho Giáo

I.1 Nho giáo là gì?

Khoảng xấp xỉ 3000 nghìn năm trước đây, trung hoa đã có sự phân hóa xã hội khámạnh mẽ Lúc đầu từ vài nghìn lãnh địa, quân sự thôn tính lẫn nhau mà dần còn bảynước trong xu hướng ấy, người ta mong có hình thức tổ chức để bình định thiên hạ.Nền tảng lý luận cho sự kiện này được rút ra từ thực tế lịch sử, những gì phù hợp và

là điểm nổi trội của quá khứ được các trí thức đương thời đúc kết lại thành chuẩnmực cho mọi xử thế của xã hội Nho giá dần hình thành

Nhưng phải tới tận thời khổng tử, dưới sự tổng kết, san định lại của các ông học tròthì cơ sở lý luận của nho giáo bước đầu mới thực sự hoàn chỉnh Nhìn chung hệ triếthọc này khởi đầu nặng về yếu tố nhân sinh quan, nhằm mục đích tổ chức xã hội, bìnhthiên hạ Yếu tố vũ trụ quan ít được quan tâm

Chỉ trừ khổng tử, Kinh Dịch được hội nhập vào hệ thống giáo lý này, nho giáo mớiđây trở lên đầy đủ hơn Đương nhiên, cũng như các hệ triết học khác, Nho giáokhông phải lúc nào cũng là chuẩn mực ổn định, mà luôn luôn được chỉnh lý và bổsung để thích hợp với điều kiện xã hội mới vì thế mà có Hán nho, Tống nho Nhưngsuy cho cùng nho giáo vẫn phải dựa vào nền tảng của Tứ Thư, Ngũ Kinh

- Tứ thư: Bốn bộ sách kinh điển là Đại Học, Trung Dung, Luật Ngữ và Mạnh Tử

+ Đại Học: Sách dạy đạo người quân tử, gồm hai phần Một phần chép lời khổng tử,

một phần chép lời tăng tử Nội dung có thể toám gọn là tu thân, tề gia, trị quốc, bìnhthiên hạ Đồng thời người quân tử phải cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm

+Trung Dung: phải ăn ở đúng mực, không thái quá, không bất cập phải giữ được trí

để biết rõ sự lý, nhân để theo điều thiện, dũng, để kiên trì vượt khó mà hành thiện

+Luận ngữ: Ghi lời răn dạy học trò của Khổng Tử bằng những lời đối thoại giữ

Khổng Tử với các triết gia chính trị gia đương thời Sách này dạy đạo làm quân tửmột cách thực tiễn

+Mạnh tử: sách do Mạnh Tử soạn, kế thừa giáo huấn của Khổng Tử coi vua chúa là

thánh nhân thể theo ý trời mà hành đạo, nên mọi người phải nghe theo Ý thức Mạnh

Trang 5

tử ít nhiều có tính điều hoà: coi bản chất con người là tết, kẻ cầm quyền quý tộc phảibiết tự chế để xã hội ổn định Mạnh Tử đưa ra một số quan điểm tiến bộ: với thuyết

nhân chính, thuyết dân vi quý, quân vi khinh Ông nói: “Không có quân tử ai trị dân,

không có tiểu nhân, ai nuôi quân tử”.

- Ngũ kinh:

+ Kinh thế: gồm những bài ca dao dân ca và nhạc chương nơi triều miếu, do Khổng

Tử sưu tầm tuyển chọn

+Kinh thật: Do Khổng Tử sưu tấm nội dung ghi về phép tắc, mưu kế, lời dạy dỗ, lời

truyên bảo, lời răn tướng sĩ, mệnh lệnh của các vua Từ Nghiêu, Thuẫn tới Đông Chu

+ Kinh dịch: Sách ghi chép về sự hình thành ra vũ trụ và thế giới nhân sinh thông qua

quy luật vấn động thường hằng của vũ trụ, cũng bàn tới thuật tưởng số dùng trong bóitoán

+ Kinh lễ: ghi chép các lễ nghi từ trong gia đình tới xã hội, triều đình

+ Kinh Xuân thu: Thực chất là sử nước Lỗ do Khổng Tử ghi chép công việc từ đời

Lỗ An Công tới Lỗ Ai Công (từ năm 722 tới 481 trước công nguyên)

Từ nền tảng tứ thư ngũ kinh các nhà nho đem trí lực của mình ra giúp đời trị nước.Đạo trị quốc này cũng định hình trên nền tảng tam Cương, Ngũ Thường, Ngũ Luân,

Tứ Đức

Đạo nho đã một thời dài là hệ tư tưởng chính thống của Trung Quốc, nó ảnh hưởngmạnh mẽ tới các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam Ngày nay vai trò của nóđang được nhiều nhà nghiên cứu của nhiều nước quan tâm, vì tác dụng của nó vẫncòn rõ nét trong thực tại

II Các Quan Điểm Về Nho Gia

II.1 Quan điểm về bản chất con người

- Nho giáo đặt vấn đề đi tìm một bản tính có sẵn và bất biến của con người Đức

Khổng Tử và Mạnh Tử đều quan niệm bản tính con người ta sinh ra vốn thiện

Bản tính "Thiện" ở đây là tập hợp các giá trị chính trị, đạo đức của con người.

Vậy "Thiện" là gì? Thiện là rộng lượng, những đức tính có sẵn mang tính chân thiện

mỹ như: Người ta ai cũng có lòng nhân ái, yêu thương con người (đức Nhân), ai

Trang 6

cũng có lòng biết ơn trong quan hệ (đức Nghĩa), ai cũng biết liêm sỉ, ai cũng có lòngcung kính, tôn trọng bề trên, nhường kẻ dưới (đức Lễ), ai cũng hiểu và biết làm điềuthiện, biết xử lý công việc bằng kiến thức, lý trí của mình (đức Trí), ai cũng có sự tintưởng vào nhau (đức Tín)

* Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là năm giá trị đạo đức lớn của con người.

Ngũ thường là có sẵn và bất biến trong mỗi con người

- Nhân: Xuất phát từ quan niệm cho rằng bản tính của con người là thiện, Khổng Tử

đã xây dựng phạm trù "Nhân" với tư cách là phạm trù trung tâm trong triết học củaông Theo ông, một triều đại muốn thái bình thịnh trị thì người cầm quyền phải cóđức Nhân, một xã hội muốn hoà mục thì phải có nhiều người theo về điều Nhân Chữ Nhân được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người vànhững quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội Người có đứcnhân là người làm được năm điều trong thiên hạ: "cung, khoan, tín, mẫn, tuệ" Cungthì không khinh nhờn, khoan thì được lòng người, tín thì người tin cậy, mẫn thì cócông, huệ thì đủ khiến được người Người có đức nhân phải là người "trước làm điềukhó, sau đó mới nghĩ tới thu hoạch kết quả"

Theo Khổng Tử, người muốn đạt được đức nhân phải là người có "Trí" và "Dũng".Nhờ có Trí, con người mới có sự sáng suốt minh mẫn để hiểu biết được đạo lý, xétđoán được sự việc, phân biệt được phải - trái, thiện - ác, để trau dồi đạo đức và hànhđộng hợp "thiên lý " Người có Dũng ở đây theo Khổng Tử không phải là kẻ ỷ vàosức mạnh, vì lợi mà suy nghĩ và hành động bất chấp đạo lý Người nhân có Dũngphải là người có thể tỏ rõ ý kiến của mình một cách cao minh, có thể hành động mộtcách thanh cao khi vận nước loạn lạc, khi người đời gặp phải hoạn nạn Người nhân

có Dũng mới tự chủ được mình, mới quả cảm xả thân vì nhân nghĩa

Với Khổng Tử, đạo sống của con người là phải "Trung dung, trung thứ", nghĩa làsống đúng với mình và sống phải với người, thương mình như thương người, việc gìmình không muốn chớ đem cho người, mình muốn lập thân thì cũng giúp người lậpthân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người thành đạt

Nếu Khổng Tử cho rằng chữ Nhân là cái gốc đạo đức của con người, thì theo ông,

để trở thành một con người hoàn thiện, một điều kiện tất yếu khác là phải "hiểu biết

Trang 7

mệnh trời" để sống "thuận mệnh" Ông viết: "Không biết mệnh trời thì không lấy gì

làm quân tử", nhưng ông kêu gọi mọi người trước hết phải tìm sức mạnh vươn lên ở

trong chính bản thân mỗi người, đừng trông chờ vào trời đất quỷ thần: "Đạo người

chưa biết thì làm sao biết được đạo quỷ thần" Con người phải chú trọng vào sự nỗ

lực học tập, làm việc tận tâm, tận lực, còn việc thành bại như thế nào, lúc đó mới tại ýtrời

Tuy nhiên trong triết học Nho giáo, nếu Khổng Tử và Mạnh Tử cho rằng conngười vốn có bản tính thiện thì Tuân Tử đưa ra lý luận bản tính con người là ác:

"Tính người là ác, thiện là do người làm ra"; nhưng trong quan điểm sai lầm đó cũng

có nhân tố hợp lý như: hành vi đạo đức của con người là do thói quen mà thành,phẩm chất con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội và kết quả của sự học tập,giáo dục lâu ngày mà nên, từ đó ông cho rằng có thể giáo dục, cải hoá con người từ

ác thành thiện được Nếu ra sức tu dưỡng đạo đức thì bất cứ người nào cũng đều cóthể đạt được địa vị "người quân tử"

Tuân Tử đề cao khả năng và vai trò của con người Ông khẳng định trời không thểquyết định được vận mệnh của con người Việc trị hay loạn, lành hay dữ là do conngười làm ra chứ không phải tại trời Nếu ý chí của con người hành động thuận theotrật tự của giới tự nhiên thì sẽ được hạnh phúc, trái lại thì sẽ gặp hoạ Tiến lên mộtbước nữa, ông đề ra học thuyết con người có thể cải tạo được tự nhiên Ông cho rằngcon người không thể chờ đợi tự nhiên ban phát một cách bị động mà phải vận dụngtài trí, khả năng của mình, dựa vào quy luật của tự nhiên mà sáng tạo ra những củacải, sản vật để phục vụ cho đời sống con người

=> Như vậy: Nho giáo thể hiện là một học thuyết có tính nhân văn rất cao, nhìn thấy

nét đẹp của con người và rất tin tưởng vào con người, tin tưởng vào khả năng giáodục con người

II.2 Quan điểm về xã hội học

Nho giáo đứng trên quan điểm duy tâm để giải quyết những vấn đề xã hội bởi vìkhi giải quyết những vấn đề xã hội, Nho giáo không xuất phát từ việc phân tích cơ sởkinh tế của xã hội như triết học Mác, mà xuất phát từ những quan hệ chính trị - đạo

Trang 8

đức, coi đó là quan hệ nền tảng của đời sống xã hội Nho giáo quy tất cả những quan

hệ xã hội về quan hệ chính trị - đạo đức

Nho giáo khái quát những quan hệ chính trị - đạo đức ấy vào ba mối quan hệ rườngcột, gọi là tam cương, bao gồm:

- Quan hệ vua – tôi (1)

- Quan hệ cha – con (2)

- Quan hệ chồng - vợ (3)

Quan hệ thứ nhất thuộc quan hệ quốc gia, còn hai quan hệ sau thuộc quan hệ gia

đình Điều này nói lên rằng trong quan niệm về xã hội, Nho giáo đặc biệt quan tâmtới những quan hệ nền tảng của xã hội là quan hệ gia đình

Quan hệ gia đình ở đây mang tính chất tông tộc, dòng họ Xã hội trị hay loạn trướchết thể hiện ở chỗ có giữ vững được ba quan hệ ấy hay không

Xã hội là tam cương - tam cương là quốc gia Nêu chỉ có một cương thay đổi thìphá vỡ cấu trúc “tam cương” tất yếu xã hội tất sẽ bị loạn

II.3 Quan điểm về giáo dục.

Trước hết, Nho giáo có nêu quan điểm về một xã hội lý tưởng Lý tưởng cao nhấtcủa đức Khổng Tử cũng như các tác giả sau này của Nho giáo là xây dựng một xã hội

"Đại đồng"

Khái niệm xã hội đại đồng của Nho giáo không phải là một xã hội đặt trên nền tảngcủa một nền sản xuất phát triển cao mà là một xã hội "an hoà", trong đó sự an hoàđược đặt trên nền tảng của sự công bằng xã hội

Xã hội an hoà ở đây là xã hội bao gồm nhiều quốc gia lớn nhỏ, mạnh yếu khácnhau, trong đó quốc gia nhỏ yếu thờ phụng quốc gia lớn mạnh và ngược lại, quốc gialớn mạnh che chở cho quốc gia nhỏ yếu Xã hội mà mọi người sống hoà thuận giữatrong ngoài, trên dưới, trưởng thứ, trong đó người bề trên vui vẻ mà trị, không ỷ thếquyền lực; người dưới vui vẻ mà nhận sự trị, không oán hờn Một xã hội lấy hoàthuận, khoan thứ làm đầu; không cần có một nền kinh tế phát triển mà chỉ cần côngbằng xã hội

Khái niệm công bằng của Nho giáo không phải là thứ quan niệm "cào bằng" tiểunông mà là công bằng trên cơ sở địa vị xã hội của mỗi cá nhân, mỗi dòng họ

Trang 9

Để thực hiện xã hội lý tưởng, xã hội đại đồng, xã hội an hoà trên, Nho giáo khôngđặt vấn đề về một cuộc cách mạng, không cầu cứu ở bạo lực, mà tìm cứu cánh ở mộtnền giáo dục Đức Khổng Tử là người đầu tiên lập ra trường tư, mở giáo dục ra toàndân Có giáo dục và tự giáo dục thì mỗi người mới biết phận vị của mình mà nhìnnhận hành động trong cuộc sống cho đúng.

Theo Khổng Tử: Tại học tri đại là học cho đến mức biến hoá được con người, làmcho người gần khâm phục, người xa yêu mến; Tại thân dân là sự học phải xuất phát

từ tình yêu thương con người Bởi vì đạo học là đạo người, chỉ có ai có tình thươngyêu con người thì mới hiểu được lý lẽ của sự học Tại chi vi chi thiện là học cho đếnhoàn thiện Muốn vậy phải đến nơi có sự kiện, sự vật mà tìm hiểu ngọn nguồn củatạo hoá Mục đích của sự học là tạo lập ý chí, lý tưởng nhân cách và hoàn thànhnhiệm vụ Học phải đạt đến: Thành ý - Chánh tâm - Tu thân - Tề gia - Trị quốc - Bìnhthiên hạ

Nội dung của giáo dục Nho giáo, giáo dục và tự giáo dục, hướng vào việc giáodục những chuẩn mực chính trị - đạo đức đã hình thành từ ngàn xưa, được nêu gươngsáng trong cổ sử mà thôi nên cách dạy của Nho giáo là chỉ dạy làm người nói chung,không hề đề cập đến khoa học, kinh tế, nghề nghiệp, tức không hướng vào

phương diện kỹ nghệ và kinh tế Thừa thời gian mới học đến lục nghề Đây là mộtnền giáo dục thiên lệch Đồng thời , nguyên tắc giáo dục trong Nho giáo là nguyêntắc tự giác:nguyên tắc tự nguyện làm sáng tỏ, thường dùng phương pháp nêu gương

II.4 Quan điểm về quản lý xã hội (trị quốc).

Để theo đuổi mục tiêu lý tưởng xây dựng xã hội đại đồng, Nho giáo nêu nguyêntắc quản lý xã hội như sau:

- Nguyên tắc 1: Thực hiện nguyên tắc tập quyền cao độ (Chế độ quân chủ trung ương

tập quyền cao độ) Trong phạm vi quốc gia, toàn bộ quyền lực tập trung vào mộtngười là Hoàng đế Thời Khổng Tử, để thực hiện chế độ tập quyền, xây dựng chế độcông hữu về đất đai (đất đai thuộc nhà vua) Đức Khổng Tử rất ca ngợi chế độ kinh

tế "tỉnh điền"

- Nguyên tắc 2: Thực hiện "chính danh" trong quản lý xã hội."Chính danh" nghĩa là

mỗi người cần phải nhận thức và hành động theo đúng cương vị, địa vị của mình: vua

Trang 10

phải ra đạo vua, tôi phải ra đạo tôi, cha phải ra đạo cha, con phải ra đạo con, chồngphải ra đạo chồng, vợ phải ra đạo vợ Nếu như mọi người không chính danh thì xãhội ắt trở nên loạn lạc Không thể có một xã hội trị bình mà nguyên tắc chính danh bị

vi phạm

Trong Nho giáo, Khổng Tử đặc biệt đề cao giữa danh và thực Thực do học, tài vàphận quy định

- Nguyên tắc 3: Thực hiện Văn trị - Lễ trị - Nhân trị Đây là nguyên tắc có tính chất

đường lối căn bản của Nho giáo

+ Văn trị: Đề cao trị bằng hiểu biết Tạo ra vẻ đẹp của một nền chính trị để mọi người

tự giác tuân theo

+ Lễ trị: Dùng tổ chức, thiết chế xã hội để trị quốc Đề cao nghi lễ giao tiếp trong trịquốc

+ Nhân trị: Trị quốc bằng lòng nhân ái, mở rộng ân trạch của hoàng cung tới bốnphương

Khổng Tử cho rằng trị quốc là việc rất khó, nhưng cũng rất dễ làm nếu đức Minhquân biết sử dụng ba loại người: Cả quyết can đảm, Minh đản (trí thức) và

* Nghệ tinh: Nhà vua muốn trị vì đất nước và muốn có đức nhân phải biết dùng

người và thực hiện ba điều:

+ Kính sự: Chăm lo đến việc công.

+ Như tín: Giữ lòng tin với dân.

+ Tiết dụng: Tiết kiệm tiêu dùng.

Về đạo Vua - Tôi, Khổng Tử viết: "Vua phải tự mình làm thiện và phải làm trước

thiên hạ để nêu gương và phải chịu khó lo liệu giúp đỡ dân"

Theo ông, nhà cầm quyền phải thực hiện ba điều: "Bảo đảm đủ lương thực cho dân

được no ấm, phải xây dựng được lực lượng binh lực mạnh để đủ bảo vệ dân, phải tạo lòng tin cậy của dân đối với mình"

Nếu bất đắc dĩ phải bỏ bớt những điều kiện trên thì trước hết hãy bỏ binh lực, sau

đó đến bỏ lương thực, nhưng không thể bỏ lòng tin của dân đối với vua, nếu khôngthì chính quyền xã tắc sẽ sụp đổ Ngược lại, dân và bề tôi đối với vua phải như đốivới cha mẹ mình, phải tỏ lòng trung của mình đối với vua

Trang 11

Tiếp tục thuyết " Nhân trị" của Khổng Tử, Mạnh Tử đề ra tư tưởng " Nhân chính" Theo Mạnh Tử, việc chăm dân, trị nước là vì nhân nghĩa, chứ không phải vì lợi vàMạnh Tử chủ trương một chế độ "bảo dân", trong đó người trị vì phải lo cái lo chodân, vui cái vui của dân, tạo cho dân có sản nghiệp riêng và cuộc sống bình yên, no

đủ, như thế dân không bao giờ bỏ vua

Đồng thời ông cũng khuyên các bậc vua chúa phải giữ mình khiêm cung, tiết kiệm,gia huệ cho dân, thu thuế của dân có chừng mực Đặc biệt Mạnh Tử có quan điểm hết

sức mới mẻ và sâu sắc về nhân quyền Ông nói: "Dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc

thứ vi", vì theo ông, có dân mới có nước, có nước mới có vua Thậm chí ông cho rằng

dân có khi còn quan trọng hơn vua Kẻ thống trị nếu không được dân ủng hộ thì chínhquyền sớm muộn cũng sẽ phải sụp đổ, nếu vua tàn ác, không hợp với lòng dân và ýtrời thì sẽ có thể bị truất phế

- Nguyên tắc 4: Đề cao nguyên lý công bằng xã hội.

Đức Khổng Tử đã nói: "Không lo thiếu mà lo không đều Không lo nghèo mà lo

dân không yên" Sự không công bằng là đầu mối của loạn xã hội.

Cơ sở công bằng trong tôn giáo:

+ Theo phái Mặc gia: Công bằng theo kiểu cào bằng

+ Theo phái Nho giáo: Công bằng trên cơ sở danh của mình

=> Tức là công bằng theo danh (địa vị xã hội) trong hưởng quyền lợi phân phối theochức vụ, địa vị

III Quá Trình Nho Giáo Du Nhập Vào Việt Nam

Các nhà nghiên cứu về quá trình du nhập Nho giáo vào VN đều thống nhất mộtđiểm là Nho giáo được du nhập vào nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc Có thể chia quá

trình du nhập đó thành 3 giai đoạn.

III.1 Giai đoạn thứ nhất

Vào cuối thời Tây Hán, từ khoảng thế kỷ II TCN đến thế kỷ I SCN Giai đoạn nàyNho giáo đã được các quan lại và trí thức Hán du nhập vào nước ta, nhưng chưa cónhiều tài liệu nói về việc du nhập Nho giáo vào VN trong thời kỳ này

Sử cũ cho biết, ở thế kỷ I có Trương Trọng (người Giao Chỉ) chăm học, ứng đápgiỏi được cử làm Kế Lại ở Nhật Nam và sau được cử làm Thái thú quận Kim Thành

Trang 12

(TQ) Ở thế kỷ II có Lý Tiến (người Giao Chỉ), thông hiểu kinh truyện, được bổ giữchức Công Tào ở quận, rồi Hăng Kỵ Đô uý, Thái thú quận Linh Lăng (Trung Quốc)

và đến khoảng năm 184-189 được cử giữ chức Thứ sử Giao Châu Những thông tinnày chứng tỏ Nho giáo phải được du nhập vào nước ta từ thời Tây Hán, chí ít là từkhi Âu Lạc cùng với Nam Việt được sát nhập vào nhà Hán năm 111 TCN Sử TrungQuốc cũng ghi lại rằng, vào đầu công nguyên, hai Thái thú Giao Chỉ và Cửu Chân

là Tích Quang và Nhâm Diên đã “dựng học hiệu dạy lễ nghĩa” ở Giao Châu Tuy

nhiên, giai đoạn này việc du nhập Nho giáo vào nước ta vẫn chưa được tiến hành mộtcách bài bản, kết quả chưa cao

III.2 Giai đoạn thứ hai

Khoảng từ thế kỷ II đến thế kỷ V Thời kỳ này Nho giáo được truyền vào VNthông qua tầng lớp quan lại Hán và các Nho sĩ chạy xuống Giao Châu để lánh nạn.Qúa trình truyền bá Nho giáo được đẩy mạnh từ khi Sĩ Nhiếp được cử làm Thái thúGiao Chỉ

Sĩ Nhiếp đã cho mở trường dạy chữ Hán và Nho giáo Nhiều sĩ phu TQ đến nươngnhờ Sĩ Nhiếp cũng tích cực mở trường dạy học Do đó, kể từ giai đoạn này, việc họcNho ở nước ta mới tương đối phổ biến Sĩ Nhiếp vì thế được người Giao Châu tôn là

“Nam Giao học tổ” Sự truyền bá Nho giáo thời kỳ này chủ yếu ở mặt lễ nghĩa và

giáo dục

Đặc biệt, từ thế kỷ III đến thế kỷ V, chế độ sĩ tộc thịnh hành ở Trung Quốc, tôn titrật tự đựơc đề cao, do đó, ở Việt Nam lễ giáo cũng được coi trọng Thế kỷ III có LýCầm và Bốc Long, đỗ hiếu liêm và mậu tài đã được cử làm quan ở Trung Quốc Tuynhiên, Giai đoạn này Nho giáo đã gặp phải sự chống đối khá quyết liệt của người

Việt, tiêu biểu là 5 cuộc tranh luận lớn giữa Nho và Phật ở giai đoạn này.

III.3 Giai đoạn thứ ba

Bắt đầu từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX Nhà Đường mở khoa thi Nho học và cho phép

sĩ tử người Việt tham gia dự thi, chủ trương này càng khuyến khích việc học Nho ởnước ta

Thế kỷ VII có hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục, người quậnCửu Chân đều đỗ Tiến sĩ, và được bổ làm quan to ở Trung Quốc Sĩ tử người Việt dư

Ngày đăng: 05/08/2016, 14:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Luận văn nghiên cứu Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội con người Việt Nam Khác
5. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia Khác
6. Đặng Xuân Kỳ: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hoá và con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Khác
7. Các Bài Giảng Về Tư Tưởng Phương Đông (NXB Đại Học Quốc Gia 2001) - Trần Đình Hượu Khác
9. Giáo trình: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, GCV.Ths. Hoàng Ngọc Vĩnh Khác
10. Nho giáo và Văn học Việt Nam trung cận đại Khác
11. Lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt Nam – Nguyễn Minh Tường Khác
12. Khảo sát các bài báo, từ điển trên tạp chí, sách, báo và mạng Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w